00:00 Số lượt truy cập: 2221078

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA HỘI NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NINH VỚI SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 

Được đăng : 05/10/2020
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 05/5/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015. Hội Nông dân và Sở Khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh Quảng Ninh đã ký Chương trình phối hợp số 280/CTPH/SKHCN-HND.


Qua việc
lồng ghép nội dung trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ, sinh hoạt chi, tổ hội...Hội Nông dân và Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh  đã tuyên truyền sâu rộng tới hội viên nông dân về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi nhận thức của hội viên về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, từ đó nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, kinh doanh của hội viên nông dân. Công tác tuyên truyền cũng góp phần thay đổi nhận thức của chính cán bộ hội về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ.
Hội Nông dân đẩy mạnh việc tuyên truyền về ứng dụng khoa học công nghệ sâu rộng tới các hội viên thông qua Cổng thông tin điện tử (thành phần Hội Nông dân), báo Nông thôn ngày nay, ấn phẩm Trang trại Việt, bản tin công tác hội; qua tin, bài, phóng sự chuyên đề trên các thông tin đại chúng: Báo Quảng Ninh, Đài phát thanh, truyền hình Quảng Ninh, Báo điện tử của Hội Nông dân tỉnh...
Hội Nông dân các cấp cùng với Sở Khoa học công nghệ đẩy mạnh tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; các chủ trương chính sách mới về khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp; vận động, tuyên truyền tới hội viên nông dân thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi để có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm qua các cấp Hội đã tổ chức được 72 cuộc tuyên truyền với tổng số 4.720 cán bộ, hội viên tham gia.
Giai đoạn 2016 - 2020, Hội Nông dân và sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các chương trình tập huấn thiết thực nhằm cụ thể hóa chương trình phối hợp:
Hội Nông dân tỉnh phối hợp Sở KHCN tổ chức 37 cuộc tập huấn hội thảo về khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp tại các địa phương cho 4.440 cán bộ, hội viên nông dân:
Tại huyện Hải Hà: Ứng dụng axit hữu cơ trong chăn nuôi; Ứng dụng chế phẩm sinh học thế hệ mới BIOGRO SXI trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp. Giới thiệu quy trình trồng, chăm sóc cải tạo vườn thanh long, ổi, cam, na theo kỹ thuật Đài Loan; Giới thiệu ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi trâu bò.
Tại huyện Bình Liêu: Xây dựng hệ thống sưởi ấm chuồng nuôi và kỹ thuật ủ thức ăn trong mùa đông cho gia súc; Ứng dụng công nghệ sử dụng phân nhả chậm trong trồng trọt. Giới thiệu kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn Đài Loan.
 Tại huyện Ba Chẽ: Xây dựng hệ thống sưởi ấm chuồng nuôi và kỹ thuật ủ thức ăn trong mùa đông cho gia súc; Ứng dụng công nghệ sử dụng phân nhả chậm trong trồng trọt. Giới thiệu quy trình trồng, chăm sóc cải tạo vườn thanh long, ổi, cam, na theo kỹ thuật Đài Loan; Giới thiệu ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi trâu bò. Giới thiệu chế phẩm sinh học dạng bào tử bền nhiệt trong chăn nuôi; Ứng dụng lò úm gà tiết kiệm năng lượng điện cho hộ chăn nuôi nhỏ.
Tại huyện Hoành Bồ: Xây dựng hệ thống sưởi ấm chuồng nuôi và kỹ thuật ủ thức ăn trong mùa đông cho gia súc; Ứng dụng chế phẩm sinh học thế hệ mới BIOGRO SXI trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp.
Tại huyện Vân Đồn: Ứng dụng gel nano bạc phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Ứng dụng chế phẩm sinh học thế hệ mới BIOGRO SXI trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp.
Tại TP Cẩm Phả: Kỹ thuật nuôi cá kết hợp trồng rau sạch không dùng đất tại nhà (Công nghệ Aquaponics); Ứng dụng công nghệ sử dụng phân nhả chậm trong trồng trọt.
Tại huyện Tiên Yên: Giới thiệu ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi trâu bò; Giới thiệu các công nghệ sấy nông sản nâng cao giá trị sản phẩm.
 Tại thị xã Quảng Yên: Giới thiệu ứng dụng cám sinh học, cám thảo dược trong chăn nuôi; Hội thảo giới thiệu các công nghệ sấy nông sản nâng cao giá trị sản phẩm.
Tại thành phố Móng Cái: Hội thảo giới thiệu các công nghệ sấy nông sản nâng cao giá trị sản phẩm; Giới thiệu ứng dụng cám sinh học, cám thảo dược trong chăn nuôi.
Tại Hạ Long: ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong trồng trọt;
Tại Cô Tô: công nghệ bảo quản các sản phẩm thịt, thủy hải sản bằng sóng điện từ;
Hội Nông dân phối hợp cùng Sở KHCN tổ chức 20 cuộc hội thảo đầu bờ theo nội dung các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Qua đó cầm tay chỉ việc, góp phần làm tăng hiệu quả đồng vốn vay cho hội viên nông dân.
Cùng với việc tập huấn, chuyển giao KHKT, trực tiếp xây dựng các mô hình phát triển sản xuất. Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng sở Khoa học công nghệ xác định cụ thể nhiệm vụ của các cấp hội trong việc tham gia thực hiện đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) Quảng Ninh; xây dựng thương hiệu sản phẩm; vận động hội viên dồn điền đổi thửa tập trung vùng sản xuất sản phẩm đã có thương hiệu cũng như đang xây dựng thương hiệu đảm bảo có sản phẩm phục vụ nhu cầu thi trường.

images668938mia8

 Hội Nông dân các cấp tham gia vào dự án “Đăng ký, quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể mía tím Quảng Ninh”.
Hội Nông dân cũng tham gia ý kiến, đóng góp vào dự thảo “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” nhằm xây dựng thương hiệu cho 24 sản phẩm nông sản của tỉnh.
Hội Nông dân phối hợp cùng Sở Khoa học công nghệ tuyên truyền, vận động, hỗ trợ để cán bộ hội viên, nông dân trong toàn tỉnh tham gia các cuộc thi về khoa học kĩ thuật của tỉnh cũng như trung ương như: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc...
Hội Nông dân tỉnh phối hợp sở Khoa học công nghệ lựa chọn, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh theo chương trình bình chọn của Trung ương Hội, một số sản phẩm đã được bình chọn như: Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng...
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh phối hợp cùng Sở KHCN tham gia vào các dự án đăng ký, quản lý, sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm như: Mía tím, vải chín sớm, chè Đường Hoa, Lá tắm người Dao, hoa Hoành Bồ, mật ong rừng, Trứng gà Tân An; Rượu mơ Yên Tử, Cam Vạn Yên, Gà Tiên Yên, Củ cải Đầm Hà, Trứng vịt biển Đồng Rui... nhằm liên kết các hộ nông dân trong sản xuất, mở rộng thị trường, bảo vệ lợi ích của hội viên, khai thác hiệu quả và bền vững sản phẩm nông sản của địa phương.
Trong đó, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh là chủ sở hữu một số nhãn hiệu tập thể nhằm liên kết các hộ nông dân trong sản xuất, mở rộng thị trường, bảo vệ lợi ích của hội viên, khai thác hiệu quả và bền vững sản phẩm nông sản của địa phương như: Mía tím Hải Hà, vải chín sớm Phương Nam, cam bản địa Vân Đồn...
 Trong khuôn khổ chương trình phối hợp, Hội Nông dân tham gia ý kiến, vào bản thảo “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện” do sở KHCN soạn thảo; Hội Nông dân tỉnh cùng sở Khoa học công nghệ cũng phối hợp lựa chọn, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh theo chương trình bình chọn của Trung ương Hội.
Xác định ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất tăng thu nhập cho nông dân, trong thời gian qua Hội Nông dân tỉnh thường xuyên quan tâm thực hiện có hiệu quả, đổi mới, cải tiến nội dung phương pháp hoạt động, chuyển mạnh từ tuyên truyền vận động sang hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông dân về vốn, hướng dẫn khoa học, kỹ thuật phát triển sản xuất, kinh doanh từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

                                                                                                Chu Hương