Bệnh vết góc trên lá dưa leo 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Vào mùa mưa vừa qua trên lá cây dưa leo ở chỗ chúng tôi xuất hiện một chứng bệnh như sau: ban đầu có những vế mầu xanh đậm sau chuyển dần thành mầu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết này nhìn giống như giọt dầu, khi đưa lên ánh sáng nhìn thấy trong suốt. Ở mặt dưới của những vết bệnh này thấy có những giọt dịch mầu vàng. Về sau những vết này bị khô đi, lá chỗ đó trỡ lên giòn và thủng, làm cho lá bị lỗ trỗ xơ xác (xin xem ảnh gửi kèm). Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để điều trị chúng?Nguyễn Văn Giản, và một số bạn ởAáp Cá, Tân Hiệp, Châu Thành, Tiền GiangTrả lời: Qua mô tả của các bạn và những tấm ảnh gửi kèm. Chúng tôi đóan rằng có lẽ cây dưa leo ở chỗ các bạn đã bị bệnh vết góc (có nơi còn gọi là bệnh nổ lá, hay bệnh thủng lá), bệnh này do vi khuẩn gây ra. Có lẽ do các bạn chưa quan sát kỹ hoặc chưa mô tả hết chứ thực ra ngòai lá bệnh còn gây hại cho nhiều bộ phận khác của cây như thân..

Câu hỏi: Vào mùa mưa vừa qua trên lá cây dưa leo ở chỗ chúng tôi xuất hiện một chứng bệnh như sau: ban đầu có những vế mầu xanh đậm sau chuyển dần thành mầu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết này nhìn giống như giọt dầu, khi đưa lên ánh sáng nhìn thấy trong suốt. Ở mặt dưới của những vết bệnh này thấy có những giọt dịch mầu vàng. Về sau những vết này bị khô đi, lá chỗ đó trỡ lên giòn và thủng, làm cho lá bị lỗ trỗ xơ xác (xin xem ảnh gửi kèm). Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để điều trị chúng?
Nguyễn Văn Giản, và một số bạn ở
Aáp Cá, Tân Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang
Trả lời: Qua mô tả của các bạn và những tấm ảnh gửi kèm. Chúng tôi đóan rằng có lẽ cây dưa leo ở chỗ các bạn đã bị bệnh vết góc (có nơi còn gọi là bệnh nổ lá, hay bệnh thủng lá), bệnh này do vi khuẩn gây ra. Có lẽ do các bạn chưa quan sát kỹ hoặc chưa mô tả hết chứ thực ra ngòai lá bệnh còn gây hại cho nhiều bộ phận khác của cây như thân cành, trái...
Trên lá vết bệnh có góc cạnh nằm giữa các đường gân của lá, ban đầu vết bệnh có mầu xanh đậm rồi hơi nâu vàng, khi có ẩm độ không khí cao vết bệnh có đặc điểm nhìn giống như giọt dầu, khi soi lên ánh sáng thấy chúng trong suốt. Ở mặt dưới của vết bệnh có những giọt dịch vi khuẩn mầu vàng. Về sau vết bệnh khô đi, mô bị bệnh trở lên giòn, khô và rụng làm cho lá bị thủng lỗ trỗ, xơ xác (như các bạn đã thấy).
Trên cuống lá và thân cành, bệnh tạo thành các vết kéo dài mầu nâu, nếu nặng làm cho lá bị rụng hoặc ngưng sinh trưỡng.
Trên trái bị bệnh xuất hiện các vết lóet hình tròn mầu xanh đậm, khi ẩm độ không khí cao các vết lóet này cũng xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn đục. Nếu trái bị bệnh từ khi còn nhỏ thì trái bị lồi lõm, méo mó. Nếu gặp ẩm ướt trái bệnh có thể bị thối.
Thực tế đồng ruộng cho thấy những ruộng trồng dầy (nhất là từ khi cây phát triển thân lá mạnh trở đi), những ruộng trồng dưa liên tục trong nhiều vụ, nhiều năm, những ruộng bón nhiều phân đạm, ít chú ý đến phân kali và phân lân… thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác. Trong mùa mưa do ẩm độ không khí thường xuyên cao hơn trong mùa khô nên bệnh thường có điều kiện gây hại nhiều hơn, nhất là vào những thời gian có mưa nắng xen kẽ, hoặc thời gian mưa nhiều kèm theo có nhiệt độ không khí thấp.
Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
-Sau mỗi vụ thu họach cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây dưa đưa ra khỏi ruộng, tiêu hủy. Nếu có điều kiện nên cày lật đất phơi ruộng, bón khỏang 100 kg vôi bột cho một công ruộng (1.000m2).
-Không nên trồng qúa dầy, trồng với khỏang cách hàng cách hàng 1,2-1,5 m; cây cách cây khỏang 30-35 cm là vừa.
-Không nên bón đơn độc phân đạm hoặc bón qúa nhiều lọai phân này. Những người trồng dưa có kinh nghiệm cho biết nếu bón bằng phân NPK (lọai 16-16-8) có kết hợp với phân hữu cơ Humic thì bệnh thường ít hơn. Nếu bón bằng phân chuồng hoai mục thì bệnh rất hạn chế.
-Nếu ruộng đã bị hại nặng nên hái bỏ và tiêu hủy bớt một số lá già đang bị bệnh nặng ở phía dưới gốc vừa để hạn chế bớt nguồn bệnh lây lan lên những lá phía trên vừa tạo thông thóang, giảm ẩm độ trong ruộng.
-Có thể sử dụng một vài lọai thuốc sau đây xịt định kỳ 7-10 ngày một lần: Kasuran, Daconil, Zineb, Copperzine, Staner...
-Sau khi trồng vài vụ dưa nên luân canh một vài vụ với cây trồng khác không thuộc họ bầu bí, tốt nhất là với cây trồng nước (nếu điều kiện cho phép)./.