Biện pháp chăm sóc lúa sau đợt rét đậm 

Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Đợt rét đậm rét hại kéo dài 38 ngày đã kết thúc, nhiệt độ đang ấm dần, cần có một số biện pháp chăm sóc lúa như sau:1. Đối với các ruộng lúa cấy trước hoặc trong đợt rét nhưng vượt qua được rét vẫn sinh trưởng bình thường.Cần thực hiện bón thúc ngay đạm và kali để đảm bảo cho cây lúa tăng cường khả năng ra rễ phục hồi, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đảm bảo số bông và số hạt trên đơn vị diện tích.- Bón thúc lần 1:+ Phân đạm: sau khi thời tiết ấm trên 180C, đối với lúa lai bón 45kg N/ha tương đương 98 kg urê/ha hay 3,5 urê/sào Bắc bộ; đối với lúa thuần bón 35 kg N/ha tương đương 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ.+ Phân kali khoảng 2-3 kg kali clorua/sào, kết hợp sử dụng phân phun lá có chứa dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng và những chế phẩm có chứa K-humate để tăng khả năng sinh trưởng tăng sức đề kháng của cây lúa. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên bao, gói.- Bón thúc lần 2 khi cây lúa vào giai đoạn làm đồng. Đối với lúa lai bón 40kg N/ha tương đương với 87 kg urê/ha hay 3 kg urê/sào Bắc bộ; đối với lúa thuần bón 35 kg N/ha tương đương 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ để khi lúa trỗ bộ lá lúa có màu xanh sáng (màu xanh lá gừng) không được để lá lúa có màu xanh đậm do thừa đạm; bón toàn bộ lượng phân kali còn lại khoảng 2-2,5 kg kali..

Đợt rét đậm rét hại kéo dài 38 ngày đã kết thúc, nhiệt độ đang ấm dần, cần có một số biện pháp chăm sóc lúa như sau:
1. Đối với các ruộng lúa cấy trước hoặc trong đợt rét nhưng vượt qua được rét vẫn sinh trưởng bình thường.
Cần thực hiện bón thúc ngay đạm và kali để đảm bảo cho cây lúa tăng cường khả năng ra rễ phục hồi, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đảm bảo số bông và số hạt trên đơn vị diện tích.
- Bón thúc lần 1:
+ Phân đạm: sau khi thời tiết ấm trên 180C, đối với lúa lai bón 45kg N/ha tương đương 98 kg urê/ha hay 3,5 urê/sào Bắc bộ; đối với lúa thuần bón 35 kg N/ha tương đương 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ.
+ Phân kali khoảng 2-3 kg kali clorua/sào, kết hợp sử dụng phân phun lá có chứa dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng và những chế phẩm có chứa K-humate để tăng khả năng sinh trưởng tăng sức đề kháng của cây lúa. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên bao, gói.
- Bón thúc lần 2 khi cây lúa vào giai đoạn làm đồng. Đối với lúa lai bón 40kg N/ha tương đương với 87 kg urê/ha hay 3 kg urê/sào Bắc bộ; đối với lúa thuần bón 35 kg N/ha tương đương 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ để khi lúa trỗ bộ lá lúa có màu xanh sáng (màu xanh lá gừng) không được để lá lúa có màu xanh đậm do thừa đạm; bón toàn bộ lượng phân kali còn lại khoảng 2-2,5 kg kali clorua/sào.
2. Đối với lúa bị ảnh hưởng nặng của rét nhưng vẫn có khả năng phục hồi.
- Kết hợp với việc dồn hoặc cấy dặm cần bón bổ sung một lượng urê: đối với lúa lai bón 98 kg urê/ha hay 3,5 kg urê/sào Bắc bộ, đối với lúa thuần bón 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ.
- Sử dụng phân phun lá có chứa dinh dưỡng đa lượng, trung bình và vi lượng và những chế phẩm có chưa K-humate để tăng khả năng sinh trưởng, tăng sức đề kháng của cây lúa đối với thời tiết và sâu bệnh.
- Các đợt bón thúc sau được thực hiện giống như đã nêu ở phần trên.
3. Đối với lúa mới cấy.
Thực hiện phương thức bón lót "nặng đầu", bón 100% lượng phân lân ngày từ khi làm đất. Nếu không bón lót được lượng phân lân nêu trên, có thế bón thúc cho lúa trong thời gian 14 ngày sau khi cấy. Lượng phân lân cần bón cho 1 ha từ 40-60 kg P2O5 tương đương với 250-360 kg/ha supe lân/sào Bắc bộ.
- Tổng lượng phân kali cần bón từ 90-120 kg K2O5/ha, tương đương 150-200 kg phân kali clorua/ha, từ 5-7 kg cho 1 sào Bắc bộ. Bón thúc lần thứ nhất vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, bón 50% lượng phân kali tức khoảng 2,5-3,5 kg/sào. Thúc lần 2 toàn bộ lượng phân kali còn lại khoảng 2,5-3,5 kg/sào.
- Đối với phân đạm: tuỳ thuộc từng loại đất và lượng phân chuồng bón lót trước khi cấy, cần bón lót phân đạm với lượng từ 10-15 kg N/ha tương đương 22-33 kg urê/ha hay 0,8-1,2 kg urê/sào Bắc bộ. Sau khi bón đạm lót cần sử dụng bảng so mà lá lúa để xác định liều lượng và thời kỳ bón thúc thích hợp:
+ Bón thúc phân đạm lần đầu giai đoạn lúa đẻ nhánh kết hợp làm cỏ sục bùn, đối với lúa lai bón 45 kg N/ha tương đương 98 kg urê/ha hay 3,5 kg urê/sào Bắc bộ, đối với lúa thuần bón 35 kg N/ha tương đương 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ.
+ Bón thúc lần 2 giai đoạn lúa bắt đầu làm đòng: đối với lúa lai bón 40 kg N/ha tương đương với 87 kg urê/ha hay 3 kg urê/sào Bắc bộ, đối với lúa thuần bón 35 kg N/ha tương đương 76 kg urê/ha hay 2,7 kg urê/sào Bắc bộ.
- Nếu sử dụng phân NPK hỗn hợp bón cho lúa có thể áp dụng phương thức bón sau đây:
+ Bón lót: tốt nhất dùng loại phân NPK 5-10-3 bón từ 14-20 kg/sào Bắc bộ, nếu dùng loại NPK 16-16-8 bón từ 10-14 kg/sào Bắc bộ, với lượng bón trên đã có đủ lượng lân và một lượng đạm và kali cho cây lúa ngay từ đầu.
+ Bón thúc: đối với lúa thuần, bón thúc chủ yếu vào 2 giai đoạn lúa đẻ nhánh và lúa làm đồng. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh chủ yếu bón hai loại phâm đạm và kali (phân NK 13-12 với lượng 10 kg/sào Bắc bộ), không bón thêm lân. Ở giai đoạn lúa làm đòng bón chủ yếu kali, tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây lúa có thể bón bổ sung một lượng urê. Đối với lúa lai, tuỳ theo từng chân đất và tình hình sinh trưởng của cây có thể bón tăng hơn so với lúa thuần từ 1,2-1,4 lần lượng phân bón nêu trên.
- Bón bổ sung các loại phân bón có chưa yếu tố Silic làm tăng khả năng cứng cây chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK.
4. Tưới nước.
Sau khi cấy ruộng lúa luôn luôn giữ nước ở mức 3-5 cm. Khi lúa đẻ nhánh đạt 350-400 dảnh/m2, tháo cạn nước phơi ruộng đến nẻ chân chim, sau đó thực hiện tưới nước xen kẽ. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, tưới một lớp nước nông. Đến khi lúa chín sáp, tháo nước khô dần cho đến khu thu hoạch.
5. Phòng trừ sâu bệnh.
Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu, bệnh kịp thời, sâu bệnh hại chính như: đốm sọc vi khuẩn, bạc lá, rầy nâu, dòi đục nõn. Sử dụng thuốc BVTV "4 đúng" để giảm chi phí, ít tác động xấu đối với môi trường.