Cá Tứ vân (Tiger Barb) 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Cá Tứ vân là một trong các loài cá cảnh được ưa chuộng và có giá trị kinh tế. Nhờ đặc tính hiếu động, sống thành đàn, hình dạng bên ngoài và màu sắc, hoa văn khá nổi nên chúng thật sự góp phần làm sinh động thêm các bể cá cảnh, bể thủy sinh. Hai năm nay, cá Tứ Vân được sản xuất và tiêu thụ mạnh ở TP. Hồ Chí Minh.1. Phân loại Cá Tứ vân thuộc Bộ Cypriniformes Họ Cyprinidae Giống Puntius Loài P. tetrazona (tên khác: Barbus tetrazona)2. Kích cở, màu sắc • Ngoài tự nhiên cá có thể phát triển đến 7 cm chiều dài và 3 cm chiều cao thân. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi giữ, kích cở thường nhỏ hơn, 5 cm chiều dài. • Màu sắc, hoa văn: màu nền của thân từ màu bạc đến vàng nâu, xanh, điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng (tứ vân), phổ biến là sọc màu đen, gốc vi và mũi màu đỏ.Tứ vân xanh (Green tiger barb) Tứ vân vàng (Golden tiger barb) Tứ vân bạch tạng(Albino tiger barb)3. Đặc điểm sinh thái • Cá Tứ vân có nguồn gốc ở Indonesia (sumatra), Thailand,… • Ngoài tự nhiên chúng phân bố ở các thủy vực nước chảy nhẹ, nước ấm, có bóng râm, thường phân bố tầng giữa. • Thích nghi rộng với các điều kiện sinh thái, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Đây là lợi thế cho các nhà sản xuất cá Tứ Vân ở TP. HCM nói riêng và các tỉnh Nam bộ nói chung. Các thông..

Cá Tứ vân là một trong các loài cá cảnh được ưa chuộng và có giá trị kinh tế. Nhờ đặc tính hiếu động, sống thành đàn, hình dạng bên ngoài và màu sắc, hoa văn khá nổi nên chúng thật sự góp phần làm sinh động thêm các bể cá cảnh, bể thủy sinh. Hai năm nay, cá Tứ Vân được sản xuất và tiêu thụ mạnh ở TP. Hồ Chí Minh.
1. Phân loại
Cá Tứ vân thuộc Bộ Cypriniformes
Họ Cyprinidae
Giống Puntius
Loài P. tetrazona
(tên khác: Barbus tetrazona)
2. Kích cở, màu sắc
• Ngoài tự nhiên cá có thể phát triển đến 7 cm chiều dài và 3 cm chiều cao thân. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi giữ, kích cở thường nhỏ hơn, 5 cm chiều dài.
• Màu sắc, hoa văn: màu nền của thân từ màu bạc đến vàng nâu, xanh, điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng (tứ vân), phổ biến là sọc màu đen, gốc vi và mũi màu đỏ.
Tứ vân xanh (Green tiger barb) Tứ vân vàng (Golden tiger barb)
Tứ vân bạch tạng
(Albino tiger barb)
3. Đặc điểm sinh thái
• Cá Tứ vân có nguồn gốc ở Indonesia (sumatra), Thailand,…
• Ngoài tự nhiên chúng phân bố ở các thủy vực nước chảy nhẹ, nước ấm, có bóng râm, thường phân bố tầng giữa.
• Thích nghi rộng với các điều kiện sinh thái, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Đây là lợi thế cho các nhà sản xuất cá Tứ Vân ở TP. HCM nói riêng và các tỉnh Nam bộ nói chung. Các thông số môi trường thích hợp: pH = 6 – 8, nước cứng (50 – 250 mg CaCO3 / lit), nhiệt độ: 24 – 28 độ C, khi sinh sản, cá cần nhiệt độ ổn định ở mức khá cao: 27 – 28 độ C.
4. Đặc tính dinh dưỡng
Là loài ăn tạp, Tứ vân ăn được rất nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh. Lợi dụng đặc tính này, khi sản xuất hay chơi cá Tứ vân nên đa dạng loại thức ăn để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, cá sẽ khỏe và có màu sắc, hoa văn đặc trưng, sặc sỡ hơn.
5.Tập tính sống
Cá sống thành đàn, hiếu động, hay cắn phá. Biết được đặc điểm này, khi nuôi giữ trong các bể kiếng cần dành cho chúng không gian cần thiết và nhất là phải thả theo bầy đàn, ít nhất 6 con/đàn, mật độ trung bình 1 con/10 lit nưóc. Nếu sống riêng rẽ chúng sẽ cắn phá cây thủy sinh, rượt đuổi và rỉa vây các loài cá khác. Vì thế, chúng được gọi là cá “rỉa vây”; vì vậy, không thể nuôi chung với các loài cá có vây dài như Xiêm, Bảy màu, Ông tiên, Ba đuôi,….hay các loài cá chậm hơn và ưa hòa bình như Sặc, Đĩa. Chúng có thể sống tốt chung với các loại cá Neon, Hà lan.
6. Đặc điểm và kỹ thuật sinh sản, nuôi cá bột
• Sinh thái sinh sản:
- Có thể dùng bể kiếng hay bể xi măng để cho cá đẻ
- Nước trong, acid nhẹ, pH = 5.5 – 6.5,
- Cần có giá thể là cây thủy sinh
• Tuổi thành thục: 6 – 7 tuần tuổi. Khi đó, chiều dài tổng cộng của cơ thể: 2 – 3 cm.
• Khi thành thục, cá cái thường to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường trong khi cá đực có mũi màu đỏ sáng, sặc sở hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng.
• Đẻ trứng: cá Tứ vân đẻ trứng dính, mỗi lần đẻ được 200 – 700 trứng / cá cái, thường đẻ vào sáng sớm (nhiệt độ nước hạ), cá thích đẻ trứng vào các bụi cây thủy sinh.
• Mật độ cho đẻ: tối thiểu 80 lít nước cho mỗi cặp bố mẹ
• Cho cá đẻ:
- Có thể kích thích sinh sản sau khi đã chọn được cá bố mẹ thành thục bằng cách hạ nhiệt độ nước xuống ở mức 25 độ C.
- Cá bố mẹ nuôi cách ly trong vòng khoảng 2 ngày, khi thấy cá cái bắt đầu đẻ trứng mới cho cá đực vào.
- Cá bố mẹ có tập tính ăn trứng, vì thế cần tách bố mẹ ngay sau khi cá đẻ xong. Cá đẻ xong sẽ không còn rượt đuổi hay vờn nhau.
- Cá bố mẹ có thể tham gia sinh sản lần kế tiếp sau 2 tuần (tái thành thục).
• Ấp trứng:
- Nâng dần nhiệt độ nước lên 26 – 28 độ C
- Trứng sẽ nở trong vòng 48 giờ
- Cần loại bỏ trứng hư là trứng có màu trắng đục
• Nuôi cá bột:
- Cá mới nở có cơ thể trong suốt, chỉ thấy 2 mắt là 2 chấm đen.
- Không cho cá con ăn cho đến khi chúng bơi lội tự do, thường khoảng 3 - 5 ngày sau khi nở
- Khi cá bắt đầu bơi lội tự do, chúng sẽ tìm kiếm thức ăn, cần phải cho ăn ngay. Lúc này cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn vừa với cỡ miệng của chúng: bột đậu nành, artemia (giai đoạn nhỏ). Chúng thích ăn các loại thức ăn động vật bơi lội trong nước hơn. Sau đó có thể cho ăn các loại động vật thủy sinh lớn hơn, cở con mồi lớn dần theo cỡ miệng của cá.
- Khi cá được 1,5 - 2 cm chiều dài (3 – 4 tuần tuổi trở đi) có thể ăn như cá trưởng thành, tức ăn được nhiều loại thức ăn.
- Số lần cho ăn: khi bắt đầu: 1 lần trong ngày, sau đó tăng dần 2 – 4 lần/ngày.