Cách phòng trị bệnh bạch tạng hại ngô 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Trên ruộng bắp, ở thời kỳ từ 2-3 lá cho đến khỏang 7, 8 lá, thỉnh thỏang lại có một cây tự nhiên có triệu chứng lạ là: trên lá tự nhiên xuất hiện những sọc dài mầu trắng lợt chạy theo phiến lá, lá mất dần mầu xanh, từ đó làm cho cây trở lên yếu ớt, cằn cỗi, thấp không phát triển được. Xin cho biết cây bắp đã bị bệnh gì? Có cách nào để chữa trị chúng? Nguyễn Đình Thái, và một vài bạn ở Long Thành, Đồng Nai Trả lời: Trên cây bắp (cây ngô) có khá nhiều lọai sâu, bệnh gây hại. Tuy nhiên những triệu chứng mà các bạn mô tả theo chúng tôi nghĩ có lẽ là bệnh bạch tạng. Bệnh này do nấm Sclerospora maydis gây ra. Đúng như các bạn đã quan sát thấy bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại cây bắp khi cây còn nhỏ cỡ 2-3 lá đến 7-8 lá, thỉnh thỏang cũng thấy bệnh gây hại cả ở giai đọan trỗ cờ. Bệnh hại chủ yếu trên lá, lá bị bệnh xuất hiện..

Câu hỏi: Trên ruộng bắp, ở thời kỳ từ 2-3 lá cho đến khỏang 7, 8 lá, thỉnh thỏang lại có một cây tự nhiên có triệu chứng lạ là: trên lá tự nhiên xuất hiện những sọc dài mầu trắng lợt chạy theo phiến lá, lá mất dần mầu xanh, từ đó làm cho cây trở lên yếu ớt, cằn cỗi, thấp không phát triển được. Xin cho biết cây bắp đã bị bệnh gì? Có cách nào để chữa trị chúng?
Nguyễn Đình Thái,
và một vài bạn ở Long Thành, Đồng Nai

Trả lời: Trên cây bắp (cây ngô) có khá nhiều lọai sâu, bệnh gây hại. Tuy nhiên những triệu chứng mà các bạn mô tả theo chúng tôi nghĩ có lẽ là bệnh bạch tạng. Bệnh này do nấm Sclerospora maydis gây ra. Đúng như các bạn đã quan sát thấy bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại cây bắp khi cây còn nhỏ cỡ 2-3 lá đến 7-8 lá, thỉnh thỏang cũng thấy bệnh gây hại cả ở giai đọan trỗ cờ. Bệnh hại chủ yếu trên lá, lá bị bệnh xuất hiện vệt sọc dài theo phiến lá mầu trắng lợt, lá mất dần mầu xanh của diệp lục, nhìn tòan cây trắng nhợt nhạt. Vào những ngày trời ấm, ban đêm, sáng sớm thường xuất hiện lớp mốc trắng xám ở mặt dưới của lá. Bệnh làm cho cây yếu ớt, cằn cỗi, các đốt dóng ngắn không phát triển được, nếu nặng sẽ làm cho cây chết khô.
Ở nước ta bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nhiều vào những thời điểm trời có nhiều sương mù, ban ngày trời âm u, ít nắng. Vì thế nên những vụ ngô Thu-Đông, Đông –Xuân và Xuân bệnh thường gây hại nhiều hơn các vụ khác.
Những ruộng bắp trồng trên nền đất cát pha, đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ chuyên canh cây trồng cạn thường bị bệnh gây hại nhiều hơn các chân ruộng khác.
Nguồn bệnh tồn tại ở tàn dư của cây bị bệnh trên đất ruộng dưới dạng bào tử trứng và sợi nấm là chủ yếu. Bào tư ûtrứng nẩy mầm xâm nhập vào cây bắp từ khi hạt nẩy mầm vì thế bệnh xuất hiện rất sớm ngay từ khi cây bắp mới mọc được 2-3 lá, từ đó lây lan rộng dần ra xung quanh. Ngòai cây bắp bệnh còn gây hại trên một số cây trồng khác thuộc họ hòa thảo như kê, cao lương...
Muốn phòng trừ bệnh có kết qủa các bạn cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:
-Sau khi thu họach bắp các bạn nên thu gom sạch sẽ tàn dư cây bắp như lá, thân, bẹ...đem tiêu hủy, để tiêu diệt nguồn bệnh tích lũy ban đầu gây hại cho cây bắp ở vụ sau.
-Thường xuyên theo dõi kỹ ruộng bắp ngay từ khi cây mới mọc được một, hai lá để phát hiện sớm những cây con bị bệnh, kịp thời nhổ bỏ và đem ra khỏi ruộng tiêu hủy, tránh lây lan sang ra xung quanh.
-Sau một vài vụ trồng bắp nếu ruộng bị bệnh gây hai nhiều các bạn nên luân canh một vài vụ với một số lọai cây rau mầu khác như đậu đỗ, rau cải, khoai lang…nếu có thể được nên luân canh với cây trồng nước.
-Không nên lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh ở vụ trước làm giống cho vụ sau. Tốt nhất nên mua giống ở những cơ sở sản xuất kinh doanh giống đáng tin cây ở địa phương.
-Khi ruộng bắp đã bị bệnh gây hại có thể sứ dụng một số lọai thuốc sau đây để phòng trừ: Boocdo 1%; Đồng oxyclorua 30WP/ 30BTN; Viben-C 50BTN; hoặc những lọai thuốc gốc đồng khác...