Cách phòng trị bệnh đốm phấn hại đậu nành 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Nhà cháu có trồng được khỏang 0,3 ha đậu nành, không rõ tại sao gần đây (nhất là trong vụ đậu Đông Xuân) thường hay bị một hiện tượng như sau: trên lá xuất hiện những vết đốm mầu xanh vàng lợt, mầu xám hay mầu nâu, vào những lúc sáng sớm trời ẩm ướt thì ở mặt dưới của lá tại những chỗ có vết này thấy có một đám bông xôm xốp mầu trắng xám, hiện tượng này đã làm cho lá bị vàng rồi rụng dần…Xin cho biết đó là hiện tượng gì, có phải đấy là do sâu bọ gây ra không? Nếu đúng thì đấy là sâu bọ gì? Xin chỉ giúp cách phòng ngừa và chữa trị chúng? Cháu Vũ Văn Thêm Tân Phú (Đồng Nai)Trả lời: Qua mô tả của cháu, kết hợp với tài liệu và những gì hiểu biết thực tế về cây đậu tương (đậu nành) trên đồng ruộng, chúng tôi cho rằng cái hiện tượng mà cháu mô tả trên cây đậu nành nhà cháu không phải do sâu bọ gì đâu mà có lẽ đó là bệnh Đốm phấn (còn gọi là bệnh sương mai) gây hại. Bệnh này thường xuất hiện và gây hại tương đốiù phổ biến ở các vùng trồng đậu nành của nước ta (trong đó có vùng đậu nành Tân Phú nhà cháu), nhất là ở những nơi có ấm độ không khí trong ruộng cao, nhiệt độ không khí thấp, trời hơi lạnh, có sương mù nhiều, tạo cho ruộng..

Câu hỏi: Nhà cháu có trồng được khỏang 0,3 ha đậu nành, không rõ tại sao gần đây (nhất là trong vụ đậu Đông Xuân) thường hay bị một hiện tượng như sau: trên lá xuất hiện những vết đốm mầu xanh vàng lợt, mầu xám hay mầu nâu, vào những lúc sáng sớm trời ẩm ướt thì ở mặt dưới của lá tại những chỗ có vết này thấy có một đám bông xôm xốp mầu trắng xám, hiện tượng này đã làm cho lá bị vàng rồi rụng dần…Xin cho biết đó là hiện tượng gì, có phải đấy là do sâu bọ gây ra không? Nếu đúng thì đấy là sâu bọ gì? Xin chỉ giúp cách phòng ngừa và chữa trị chúng?
Cháu Vũ Văn Thêm
Tân Phú (Đồng Nai)
Trả lời: Qua mô tả của cháu, kết hợp với tài liệu và những gì hiểu biết thực tế về cây đậu tương (đậu nành) trên đồng ruộng, chúng tôi cho rằng cái hiện tượng mà cháu mô tả trên cây đậu nành nhà cháu không phải do sâu bọ gì đâu mà có lẽ đó là bệnh Đốm phấn (còn gọi là bệnh sương mai) gây hại. Bệnh này thường xuất hiện và gây hại tương đốiù phổ biến ở các vùng trồng đậu nành của nước ta (trong đó có vùng đậu nành Tân Phú nhà cháu), nhất là ở những nơi có ấm độ không khí trong ruộng cao, nhiệt độ không khí thấp, trời hơi lạnh, có sương mù nhiều, tạo cho ruộng đậu ẩm thấp, vì thế bệnh thường gây trong các vụ Đông Xuân nhiều hơn như cháu đã thấy. Đây cũng là một bệnh quan trọng không kém gì bệnh nở cổ rễ, bệnh rỉ sắt hay bệnh héo rũ trắng gốc đối với cây đậu nành. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời bệnh sẽ làm cho bộ lá vàng úa và rụng sớm, ảnh hưởng đến qúa trình quang tổng hợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, gây thất thu cho người trồng.
Bệnh này do nấm Peronospora manshurica gây ra. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận như lá, thân, trái...nhưng chủ yếu là gây hại trên lá. Bệnh thường xuất hiện trên những lá còn non (khỏang 5-6 ngày tuổi) vì những lá này dễ nhiễm bệnh hơn những lá già trên một tuần tuổi. Ở mặt trên của lá ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, mầu xanh lợt hay vàng lợt, sau đó lớn dần thành hình đa giác, bất định, mầu vàng lợt, mầu xám hay mầu nâu sậm có viền mầu xanh vàng , khô cháy. Vết bệnh nằm rải rác trên lá, nhưng thường tập trung nhiều nhất ở dọc các gân lá. Đúng như cháu đã quan sát thấy và mô tả trong thư, nếu ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc vào lúc sáng sớm thì trên mặt của vết bệnh ở mặt dưới lá có phủ một lớp mốc trắng xám, hơi xốp, đó là các cành bào tử của nấm gây bệnh. Bóc vỏ những trái bị bệnh ra ở bên trong cũng có lớp nấm mốc trắng xám. Hạt của những trái bị bệnh nhìn xù xì, nhỏ, nhẹ và thường bị nứt, nếu bệnh nặng hạt sẽ bị lép.
Bệnh truyền qua hạt giống và tàn dư của cây bị bệnh từ vụ trước. Nếu hạt giống trước khi đem gieo đã có sẵn mầm bệnh thì khi gieo xuống khỏang nửa tháng lá sẽ có đốm vàng, mép lá cong xuống phía dưới, mặt dưới lá có nhiều khuẩn ty bao phủ, cây con bị lùn.
Muốn phòng trừ bệnh cháu phải áp dụng nhiều biện pháp, sau đây là những biện pháp chủ yếu:
-Không lấy hạt đậu ở những ruộng đã bị bệnh của vụ trước để làm giống gieo trồng cho vụ sau. Chỉ lấy hạt ở những ruộng mà cháu đã biết chắc là cây đậu khỏe mạnh không bị bệnh.
-Sau khi thu họach trái cháu phải vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây đậu, đem ra khỏi ruộng rồiø tiêu hủy.
-Trước khi gieo trồng cần cày, bừa kỹ để vùi sâu những tàn dư của cây bị bệnh mà sau khi thu họach gia đình cháu thu gom chưa hết, còn sót lại xuống lớp đất sâu
-Trước khi gieo hạt nên sử lý khô hạt giống bằng thuốc Caram 85WP hoặc Pro-Thiram 80WP với nồng độ 6 phần ngàn.
-Ở những ruộng thường bị bệnh gây hại nên phùn thuốc phòng trừ bệnh khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các lọai thuốc như :
Viram Plus 500SC, Boc-đô hoặc vài lọai thuốc như đã nêu ở trên. Trước khi phun xịt cần đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì. Vì cháu còn nhỏ nên nhớ là tất cả những khâu có tiếp xúc với thuốc hóa học cháu không được thực hiện (việc này là của người lớn).
-Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn còn gây hại nhiều, nếu điều kiện cho phép nên luân canh một vài vụ với lúa nước hoặc một vài lọai rau trồng nước khác, nếu làm được như vậy thì đây sẽ là biện pháp phòng ngừa bệnh sương mai rất tốt.