Cam sành 

Được đăng : 13-12-2016 12:32:35
Cam sành: Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có phẩm chất trái thơm ngon, trồng được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thịt trái màu cam, mềm, nhiều nước. Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt. THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc--------------------------------------------------------------------------------Chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á.2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Các loại cây trong chi này là các cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao tới 5-15 m tùy loại, với thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hay thành ngù hoa nhỏ, mỗi hoa có đường kính 2-4 cm với 5 (ít khi 4) cánh hoa màu trắng và rất nhiều nhị hoa. Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước. Chi này là quan trọng về mặt thương mại do nhiều loài (hoặc cây lai ghép) được trồng để lấy quả. Quả được ăn tươi hay vắt, ép lấy nước.3. Các giống và vùng trồng:--------------------------------------------------------------------------------Nơi trồng chủ yếu ở ĐBSCL: Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...- Cam giây: Cây cam phân cành thấp, tán hình dù lan rộng. Ở tuổi thứ 5 cây cao khoảng 3 – 4 m, đường kính tán 5 – 6 m. Cành ít gai, gai ngắn, lá xanh đậm, có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong một năm, năng suất có thể đạt tới 1.000 – 1.200 trái/cây/năm. Trọng lượng trái trung bình 217 – 259g. Khi chín vỏ trái màu vàng, thịt trái vàng đậm, ngọt, ít chua, nhiều hạt 20 – 23 hạt/trái.- Cam mật:..

Cam sành: Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có phẩm chất trái thơm ngon, trồng được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thịt trái màu cam, mềm, nhiều nước. Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc
--------------------------------------------------------------------------------
Chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Các loại cây trong chi này là các cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao tới 5-15 m tùy loại, với thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hay thành ngù hoa nhỏ, mỗi hoa có đường kính 2-4 cm với 5 (ít khi 4) cánh hoa màu trắng và rất nhiều nhị hoa. Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước. Chi này là quan trọng về mặt thương mại do nhiều loài (hoặc cây lai ghép) được trồng để lấy quả. Quả được ăn tươi hay vắt, ép lấy nước.
3. Các giống và vùng trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Nơi trồng chủ yếu ở ĐBSCL: Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...
- Cam giây: Cây cam phân cành thấp, tán hình dù lan rộng. Ở tuổi thứ 5 cây cao khoảng 3 – 4 m, đường kính tán 5 – 6 m. Cành ít gai, gai ngắn, lá xanh đậm, có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong một năm, năng suất có thể đạt tới 1.000 – 1.200 trái/cây/năm. Trọng lượng trái trung bình 217 – 259g. Khi chín vỏ trái màu vàng, thịt trái vàng đậm, ngọt, ít chua, nhiều hạt 20 – 23 hạt/trái.
- Cam mật: Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai. Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng. Cây ra 2 – 3 vụ trái/năm. Số trái đạt từ 1.000 – 1.200 trái, trọng lượng trung bình 240 – 250 g. Vỏ trái dày 3 – 4 mm, trái mọng nước, khi chín có màu vàng, thơm, ngọt, ít chua, nhiều hạt. Cam mật là một giống có năng suất cao.
- Cam sành: Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có phẩm chất trái thơm ngon, trồng được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thịt trái màu cam, mềm, nhiều nước. Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
--------------------------------------------------------------------------------
Theo 180 gam cam ở dạng đồ tráng miệng nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một ngày. Cam cũng chứa vitamin A, Canxi và chất xơ.
Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây cam dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà có thể làm giàu. Trồng cam là một hình thức thương mại quan trọng và là một phần đáng kể trong nền kinh tế của nước ta.
Cây có múi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiêm cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới.
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ yếu bằng phương pháp ghép (gốc ghép thường là bưởi dại, bưởi chua). Dùng cách ghép mắt chử “T” hoặc cửa sổ ghép mắt nhỏ có gỗ, ngoài ra có thể nhân giống bằng phương pháp chiếc cành.
Thời vụ trồng
Miền Bắc: Vụ xuân và vụ thu (cây ghép vào vụ thu năm trước trồng vào vụ xuân năm sau tỷ lệ sống cao hơn).
Miền Nam: Trồng vào các tháng 4-5 (đầu mùa mưa).
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông ... để đắp mô. Mô có hình tròn, đường kính 0,6 – 0,8 m; cao 0,3 – 0,5 m. Đất đắp mô có thể trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh.
- Kích thước: 3 x 3 m
Có thể trồng dày hơn để khai thác trong những năm đầu, khi cây giao tán thì tiến hành đốn tỉa.
8. Chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
Trồng cây chắn gió và che mát:
Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cam, quít bưởi như các loại cây mãng cầu xiêm, so đũa ... . Đồng thời trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao ... để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
Đắp mô, bồi liếp:
Trong 2 năm đầu sau khi trồng: mỗi năm bồi 1 – 2 lần bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm thứ ba trở đi thì tiến hành bồi liếp mỗi năm 1 lần khoảng 2 – 3 cm nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Chú ý không bồi sát gốc cây.
Mực nước trong mương: cam, quít rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 50 – 80 cm.
Tủ gốc, giữ ẩm:
Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình, nhớ tủ xa gốc ít nhất 20 cm.
Ngoài ra, trong vườn cần lưu ý để cỏ, loại cỏ ăn cạn như cỏ rau trai để giữ ẩm vườn trong mùa nắng, làm thông thoáng đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt cỏ bớt (không xới gốc).
Cắt tỉa:
Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép để vườn cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh phát triển.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Thành phần sâu hại: có 20 loại sâu hại phổ biến thuộc 7 bộ và 18 họ. Các đối tượng hại ở hầu hết các bộ phận cây, giai đoạn chính ra hoa, quả, lộc non, lá. Đối tượng hại chính trên lá, quả. Một số đối tượng sâu phổ biến là rầy, rệp muội, sâu vẽ bùa, sâu nhớt, sâu bướm phượng và nhện
Thành phần bệnh hại: Có 12 loại bệnh hại trên cây cam trong đó có 4 loại bệnh xác định là bệnh nguy hiểm có mức độ hại cao là vàng lá Greening, đốm dầu, muội đen, sẹo, các loại bệnh còn lại nhẹ. Trong đó đáng chú ý có bệnh biểu hiện do thiếu dinh dưỡng, chăm sóc kém như cây còi cọc.chậm lớn, quả nhỏ, lá nhỏ, dễ nhầm với các loại bệnh do nấm, vi khuẩn.
10. Thu họach và bảo quản:
--------------------------------------------------------------------------------
Khi thu hái quả bị bầm giập thì tỷ lệ thối hỏng rất cao, chỉ sau 10 – 15 ngày là bị hỏng. Thời gian thu hái cam đưa vào bảo quản tốt nhất là từ lúc cam bắt đầu chín, vỏ quả đốm vàng hoặc chưa vào mã hết, tiến hành bảo quản tốt có thể để được trên 3 tháng, tỷ lệ hỏng thấp mà chất lượng quả vẫn đảm bảo tốt. Không nên thu hái quá sớm khi quả chưa chín, đưa vào bảo quản chất lượng sẽ kém, mặc dù không hỏng nhưng vỏ quả sẽ không vàng đỏ tự nhiên, ăn sẽ bị chua. Để đảm bảo chất lượng, trước khi lau chất bảo quản, các hộ nên vệ sinh sạch vỏ. Nếu thu hái vào ngày mưa phải lau khô quả rồi mới thấm chất bảo quản.
Có thể sử dụng chất bảo quản BQE 15 của Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT)