Chuẩn đoán bệnh cho cá cảnh 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Cá cảnh hiện nay đang là nghề, được cho là phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị. Đối với việc sản xuất giống, nuôi, kinh doanh cá cảnh, hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay đối với nghề nuôi, sản xuất giống, kinh doanh, mua bán và xuất khẩu cá cảnh là vấn đề bệnh cá. Bệnh cá phát sinh, làm hạn chế rất lớn đến việc nhân giống, nuôi dưỡng, lưu giữ, vận chuyển cá cảnh, cũng như kế hoạch mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh. Bệnh cá làm tốn kém chi phí sản xuất bao gồm như tiền giống, tiền nước, tiền điện, công cán, thời gian...Bệnh cá tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đến tính bền vững-ổn định của mô hình, đến tâm lý người sản xuất, làm ngán ngại những người mới bước vào nghề hoặc những người dự định bước vào nghề. Những tác động trực tiếp bệnh trên cá cảnh được biết đến rất nhiều, gây những mối lo, trăn trở, mà một thời gian dài không thể khỏa lấp. Đối với cá cảnh, chỉ thực sự có giá trị cao về mặt hàng hóa, thưởng ngoạn, tiêu khiển, khi giống loài cá đó có màu sắc sặc sỡ, quyến rũ, có kiểu dáng thướt tha, uyển chuyển, hấp dẫn. Khi cá bị nhiễm bệnh, giai đoạn còn nhẹ, cá sẽ giảm ăn, tăng trưởng chậm, gầy yếu, sức sinh sản thấp, màu sắc nhợt nhạt dần, hạn chế vận động hoặc vận động khác thường. Khi cá nhiễm bệnh nặng, cá sẽ mất màu, ngừng tăng trưởng, ngừng sinh sản, không ăn, hầu như không vận động và bắt đầu chết, số lượng con chết trong đàn tăng dần qua các ngày, có khi chết hết bầy.Đối với người nuôi cá cảnh, thì hầu hết các nghệ nhân đều đặt mình trong hoàn cảnh bị động, tức là, sử dụng biện pháp trị bệnh khi phát hiện cá bệnh, khi phát hiện cá trong bầy chết hoặc cá nuôi có những biểu hiện quá rõ ràng về bệnh ra bên ngoài. Và như vậy, đến thời điểm này thì việc dùng thuốc, hóa chất và một số..

Cá cảnh hiện nay đang là nghề, được cho là phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị. Đối với việc sản xuất giống, nuôi, kinh doanh cá cảnh, hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay đối với nghề nuôi, sản xuất giống, kinh doanh, mua bán và xuất khẩu cá cảnh là vấn đề bệnh cá. Bệnh cá phát sinh, làm hạn chế rất lớn đến việc nhân giống, nuôi dưỡng, lưu giữ, vận chuyển cá cảnh, cũng như kế hoạch mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh. Bệnh cá làm tốn kém chi phí sản xuất bao gồm như tiền giống, tiền nước, tiền điện, công cán, thời gian...Bệnh cá tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đến tính bền vững-ổn định của mô hình, đến tâm lý người sản xuất, làm ngán ngại những người mới bước vào nghề hoặc những người dự định bước vào nghề. Những tác động trực tiếp bệnh trên cá cảnh được biết đến rất nhiều, gây những mối lo, trăn trở, mà một thời gian dài không thể khỏa lấp. Đối với cá cảnh, chỉ thực sự có giá trị cao về mặt hàng hóa, thưởng ngoạn, tiêu khiển, khi giống loài cá đó có màu sắc sặc sỡ, quyến rũ, có kiểu dáng thướt tha, uyển chuyển, hấp dẫn. Khi cá bị nhiễm bệnh, giai đoạn còn nhẹ, cá sẽ giảm ăn, tăng trưởng chậm, gầy yếu, sức sinh sản thấp, màu sắc nhợt nhạt dần, hạn chế vận động hoặc vận động khác thường. Khi cá nhiễm bệnh nặng, cá sẽ mất màu, ngừng tăng trưởng, ngừng sinh sản, không ăn, hầu như không vận động và bắt đầu chết, số lượng con chết trong đàn tăng dần qua các ngày, có khi chết hết bầy.
Đối với người nuôi cá cảnh, thì hầu hết các nghệ nhân đều đặt mình trong hoàn cảnh bị động, tức là, sử dụng biện pháp trị bệnh khi phát hiện cá bệnh, khi phát hiện cá trong bầy chết hoặc cá nuôi có những biểu hiện quá rõ ràng về bệnh ra bên ngoài. Và như vậy, đến thời điểm này thì việc dùng thuốc, hóa chất và một số giải pháp tác động, với mong muốn chữa bệnh hoặc cứu vãn tình hình dường như đã quá trễ, ít khi có tác dụng như mong muốn. Đối với cá cảnh, không nên châm bổng vào việc dùng thuốc khi cá đã bị bệnh, đây chỉ là giải pháp tình thế, và không có cơ sở vững chắc nào bảo đảm rằng cá sẽ hết bệnh sau khi dùng thuốc. Mặt khác, đặt giả thiết sau khi dùng thuốc, cá hết bệnh, thì những bầy cá này không thể kỳ vọng sẽ phát huy triệt để yếu tố màu sắc, kiểu dáng, tăng trưởng, sinh sản và như vậy về mặt gía trị hàng hóa giảm sút rất nhiều. Người nuôi cá cảnh nên đặt mình trong hoàn cảnh chủ động, lấy việc phòng bệnh làm kim chỉ nam tác chiến. Đối với cá cảnh, việc phòng bệnh thể hiện từ khâu qui hoạch vùng nuôi an toàn, kỹ thuật nuôi tiên tiến, tuyển chọn giống, thiết kế ao, hồ, bể hợp lý, xử lý nguồn nước, chọn lựa và sử dụng thức ăn, chăm sóc và quản lý môi trường. Tất cả những vấn đề trên cần được thực hiện đồng bộ, cân bằng, triệt để và nghiêm túc. Phòng bệnh còn được thể hiện qua việc, người nuôi chủ động đánh giá cá nuôi qua những biểu về môi trường, về cá nuôi. Chủ động phát huy triệt để vai trò của thuốc khi cần dùng đến, trong thời gian ngắn nhất, cũng như giảm tác động của thuốc nhanh nhất sau khi dùng. Sử dụng đúng loại thuốc cho từng loại bệnh, dùng thuốc ngay từ thời điểm cá có dấu hiệu khởi bệnh, chớm bệnh.
Như vậy có cách nào chuẩn đoán, phát hiện bầy cá của mình bắt đầu nhiễm bệnh. Thông thường khi cá nhiễm bệnh, có sự liên quan mật thiết đến môi trường nuôi cá. Nói cách khác, khi cá bệnh, cũng là lúc môi trường nuôi cá đã bị ô nhiễm hoặc bắt đầu thời kỳ ô nhiễm, tuy mức độ còn nhẹ. Trước tiên thủy thực vật tàn úa, thường hồ ương nuôi cá cảnh sử dụng lục bình, rong, cây thủy sinh…để trang trí, lọc nước, tạo môi trường gần gũi với thiên nhiên để cá sinh sống, phát triển. Khi những loài thủy thực vật này tàn úa, rất có thể do thiếu nắng, thiếu chất dinh dưỡng, nguồn nước và các thông số môi trường trong nguồn nước, thời tiết, khí hậu …có những thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các loài thủy thực vật. Nước ao, hồ nuôi cá cảnh trở nên trong, đục một cách khác thường, hoặc xuất hiện các loài tảo độc, rong nhớt, rong đáy… Mặt nước thường xuất hiện các váng, với màu sắc khác nhau, đôi khi xuất hiện nhiều bọt nhỏ ly ti hoặc thành từng đám trên mặt nước. Số lượng cũng như diện tích của váng và bọt sẽ gia tăng khi mức độ ô nhiễm trong ao, hồ, bể nuôi tăng dần. Ao, hồ, bể có mùi khai, tanh, hôi thối, nước trở nên keo đặc hơn. Lúc này, đáy ao, hồ, bể đang có sự phân hủy hữu cơ diễn ra mạnh mẽ và liên tục với cường độ tăng dần. Khí độc như Amoniac (NH3), Nitric (NO2), Sulfuahydro (H2S), Carbonac (CO2)…được sinh ra ngày càng nhiều hơn và trực tiếp tác động xấu đến cá nuôi. Đối với cá nuôi, biểu hiện đầu tiên là giảm ăn hoặc ngưng ăn đột ngột. Cá xuất hiện thường xuyên, tập trung số lượng lớn cục bộ trên mặt nước, gần vòi xục khí, gần sưởi nhiệt, gần nơi máy bơm xả nước. Bơi lội chậm chạp, khác thường về tư thế khi bơi. Màu sắc thay đổi dần từ sáng, sậm, đến tối màu, hoặc nhợt nhạt, tím tái dần. Nhớt tiết ra nhiều hơn, đôi khi nhớt có mùi hôi thối. Vảy có hiện tượng dựng đứng lên hoặc bung ra từng mảng một. Mang cá chuyển dần từ màu hồng đỏ sang tái nhạt hoặc trắng bệt. Nắp mang cá mở rộng khác thường, hoặc khép không kín. Các vây tưa, rách, bị hoại tử hoặc bị ăn mòn dần. Mắt cá dần chuyển từ sang đục dần, hoặc lồi ra ngoài. Lỗ hậu môn chuyển sang ửng đỏ hoặc sưng tấy. Cá hô hấp ngày càng trở nên dồn dập, gấp gáp, dẫn đến rối loạn nhịp thở. Cơ thể cá xuất hiện những vết, đốm lạ. Cá trong ao, hồ, bể có hiện tượng chết dần với cường độ tăng dần qua các ngày sau đó. Trước những biểu hiện lâm sàng như trên, người nuôi ngay lập tức phải đưa ra những chuẩn đoán sơ bộ về nguyên nhân, loại bệnh và pháp đồ điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trước khi thực hiện bất kỳ một tác động nào với mục tiêu can thiệp chủ động để loại trừ hoặc giảm tác nhân do bệnh gây ra, cần phải thay nước trước. Thay nước, với mục đích giảm nồng độ các khí độc hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Thay nước, còn với mục đích cải thiện hàm lượng oxy trong ao, hồ, bể nuôi, trước khi đánh thuốc hóa chất, giúp cá chịu dựng, hạn chế hao hụt. Trong nuôi cá cảnh, việc chuẩn đoán bệnh, bằng các dấu hiệu lâm sàng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Chuẩn đoán nhanh, chính xác, đúng bệnh, sẽ giúp người nuôi sớm đưa ra phương pháp kịp thời, hạn chế tác động của bệnh, chữa trị hiệu quả.