Đặc điểm sinh học và gây giống cá bảy màu 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
1/ Nguồn gốc: Thuộc nhóm cá đẻ con, sống ở các con suối, ao, đìa có nước chảy chậm, hoặc những vùng nước ngọt và lợ ở Trung và Nam Mỹ, sông Amazon. Ngày nay, được phổ biến khắp nơi trên thế giới, vì là đối tượng dễ nuôi, dễ sinh sản, đồng thời là sinh vật vừa dùng để nuôi giải trí, vừa dùng để tiêu diệt ấu trùng muỗi trong nhà.2/ Hình dáng: Dài 3 – 6 cm, thân dài hình ôvan, đầu hơi nhọn, con đực thường nhỏ hơn con cái. Cá bảy màu là loài cá có màu sắc sặc sỡ, phần thân thường có màu nền là màu nâu hoặc xám; các phần lưng, vây lưng, vây đuôi thường có màu sặc sỡ, khi cá bơi những màu này trở nên óng ánh nhờ sự phản quang của ánh sáng, cá bảy màu đực thường có màu sắc đẹp hơn cá cái rất nhiều, nhất là ở phần đuôi. Ở con đực, các tia thứ 3, 4 và 5 của vây hậu môn kéo dài ra và dầy hơn gọi là chân sinh dục, là ống dẫn tinh ngoài.3/ Đặc điểm: Là loài sinh sản nhanh, nên cá bảy màu đòi hỏi môi trường sống phải tương đối rộng rãi. Chúng có thể sống được ở những vùng nước có độ mặn biến động lớn (0,5 – 11%o), nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC, PH: 5.5 - 8 Là loài thiên về thức ăn động vật, không đòi hỏi độ đạm cao, chúng rất thích ăn các loại thức ăn tự nhiên như: trứng nước, trùn chỉ, lăng quăng, artemia…Ngoài ra, có thể..

1/ Nguồn gốc:
Thuộc nhóm cá đẻ con, sống ở các con suối, ao, đìa có nước chảy chậm, hoặc những vùng nước ngọt và lợ ở Trung và Nam Mỹ, sông Amazon. Ngày nay, được phổ biến khắp nơi trên thế giới, vì là đối tượng dễ nuôi, dễ sinh sản, đồng thời là sinh vật vừa dùng để nuôi giải trí, vừa dùng để tiêu diệt ấu trùng muỗi trong nhà.
2/ Hình dáng:
Dài 3 – 6 cm, thân dài hình ôvan, đầu hơi nhọn, con đực thường nhỏ hơn con cái. Cá bảy màu là loài cá có màu sắc sặc sỡ, phần thân thường có màu nền là màu nâu hoặc xám; các phần lưng, vây lưng, vây đuôi thường có màu sặc sỡ, khi cá bơi những màu này trở nên óng ánh nhờ sự phản quang của ánh sáng, cá bảy màu đực thường có màu sắc đẹp hơn cá cái rất nhiều, nhất là ở phần đuôi. Ở con đực, các tia thứ 3, 4 và 5 của vây hậu môn kéo dài ra và dầy hơn gọi là chân sinh dục, là ống dẫn tinh ngoài.
3/ Đặc điểm:
Là loài sinh sản nhanh, nên cá bảy màu đòi hỏi môi trường sống phải tương đối rộng rãi. Chúng có thể sống được ở những vùng nước có độ mặn biến động lớn (0,5 – 11%o), nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC, PH: 5.5 - 8
Là loài thiên về thức ăn động vật, không đòi hỏi độ đạm cao, chúng rất thích ăn các loại thức ăn tự nhiên như: trứng nước, trùn chỉ, lăng quăng, artemia…Ngoài ra, có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tổng hợp hay thức ăn tự chế biến.
4/ Đặc tính sinh sản:
Sau khi được 3 tháng tuổi trở lên cá bắt đầu tham gia sinh sản, đồng thời tái thành thục và đẻ lại rất nhanh. Đây là loài cá đẻ con, trứng được thụ tinh và phát triển bên trong cơ thể mẹ. Tùy theo kích thước của cá mẹ, mỗi lứa có thể đẻ từ 10 – 90 cá con. Khi cho cá đẻ, nên chọn những con có kích thước lớn, màu sắc đẹp, khỏe mạnh, không bị dị tật hay xây sát. Tỷ lệ cá đực và cá cái ghép cặp khi cho đẻ, tuỳ thuộc vào kích thước của cá, thường là 1:1, 1:2 hay 1:3. Có thể cho cá đẻ chung trong đàn, nhưng phải tạo chỗ ẩn nấp cho cá con hay phải có các dụng cụ ngăn cá lớn ăn cá con, trong thời này phải theo dõi cá thường xuyên, khi thấy cá lớn có hiện tượng sinh sản lại, phải tách cá con ra nuôi riêng.
Ở cá bảy màu, phần lớn các gen biểu hiện về màu sắc thường liên kết với các gen giới tính. Điểm đặc biệt là các gen màu sắc nằm trên nhiễm sắc thể Y đều trội và hormon đực là điều kiện cho chúng biểu hiện.
5/ Gây giống:
Cá Bố mẹ: Cá thành thục sau 3 tháng tuổi. Cá đực (3 cm) thường nhỏ hơn cá cái (6 cm). Các vây lẻ ở cá đực, dài hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn của cá cái. Cá đực có ống dẫn tinh bên ngoài hình thành từ vây hậu môn, được gọi là gai sinh dục. Khi giao phối, qua gai sinh dục cá đực đưa một túi chứa tinh vào lỗ sinh dục của cá cái, một số tinh trùng từ túi chứa này thụ tinh cho trứng đã chín trong buồng trứng cá cái, số tinh trùng còn lại sống trong các nếp của ống dẫn trứng và được nuôi sống ở đó, chờ để thụ tinh tiếp cho các lứa trứng sau. Do đó, sau một lần giao phối, cá cái có thể đẻ con bình thường từ 6 đến 8 lần tiếp theo mà không cần giao phối với cá đực. Tỉ lệ đực cái cho đẻ tùy thuộc vào kích cỡ của cá thường từ 1/1 cho đến 1/5. Mỗi cá cái có thể được dùng cho 4 – 6 lứa đẻ cách quãng 26 – 28 ngày, mỗi lứa khoảng 20-90 cá con. Cần cho ăn tốt ngay cả khi cá đang sinh sản, thức ăn là mồi sống hoặc thức ăn nhân tạo có độ đạm cao.
Bể đẻ: Cá bảy màu sinh sản nhanh và dễ, chúng có thể đẻ trong các loại vật dụng chứa nước lớn nhỏ, tuy nhiên hình thức cho đẻ trong bể xi măng với mực nước 25-40 cm, hoặc trong giai để tránh tình trạng ăn cá con là phổ biến. Nơi cho cá đẻ cần có nước cứng dH:15-30, PH từ trung tính đến kiềm: 7-8,5. Mật độ cá bố mẹ 100-200 con/m2. Trong bể nên đặt tàu lá dừa hoặc các loại thực vật khác như rong, bèo, lục bình...làm nơi ẩn nấp cho cá con mới được đẻ ra.
Chăm sóc và ương cá con: Hàng ngày cần phải theo dõi và chăm sóc kỹ bể cho cá đẻ, sau khi cá bố mẹ đẻ xong cần vớt bớt cá con ở chỗ ẩn nấp đem chứa trong thau, chậu đặt nổi trên mặt nước. Những cá con cùng kiểu hình được ương chung trong một bể với mật độ thích hợp, không nên ương ở mật độ quá cao, khiến cho cá chậm lớn và dễ bị bệnh gây chết hàng loạt, mật độ thích hợp để ương là 160 – 300 cá con/m2 mặt nước, cho khoảng thời gian 2-3 tuần, sau thời gian này cần phải phân loại và điều chỉnh lại mật độ ương, hoặc chuyển sang hồ khác lớn hơn. Cá con mới đẻ có thể bơi lội được ngay sau đó ít phút, chúng có thể ăn tảo và từ từ sau một tuần thì bắt đầu tập ăn bo bo hay artemia. Thức ăn cho cá con là artemia, ấu trùng giáp xác, ấu trùng muỗi và cả trùn chỉ.