Đặc điểm sinh học và nhân giống cá Xiêm 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
1./ Nguồn gốc: Bắt nguồn từ Thái lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á, thuộc họ cá sặc, hiện nay đã được phổ biến nhiều ở Châu Á và Châu Âu.2./ Hình dáng: Kích thước tối đa 10 cm dài. Cơ thể có màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Thân có màu trắng, xanh dương, xanh lá cây, màu đỏ hay các màu trung gian khác. Các vây lưng, vây đuôi của cá đực dài, màu sắc sặc sỡ đôi khi có viền đỏ, các vây sẽ căng rộng khi chúng gặp những con khác trong lãnh địa của mình, hoặc trong lúc đang ve vãn con cái. Cá cái có dạng thân tròn hơn, màu sắc ít sặc sỡ hơn và thường có vây hậu môn tròn.3./ Đặc điểm: Cá thường sống ở các ao, ruộng, có khả năng thích nghi môi trường tốt, nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30 độ C, PH nước từ 6.5 – 8 Cá đực rất hung hăng và có tập tính chọi nhau. Do đó, nếu nuôi nhiều cá đực chung với các cá cái, có hiện tượng tranh..

1./ Nguồn gốc:
Bắt nguồn từ Thái lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á, thuộc họ cá sặc, hiện nay đã được phổ biến nhiều ở Châu Á và Châu Âu.
2./ Hình dáng:
Kích thước tối đa 10 cm dài. Cơ thể có màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Thân có màu trắng, xanh dương, xanh lá cây, màu đỏ hay các màu trung gian khác. Các vây lưng, vây đuôi của cá đực dài, màu sắc sặc sỡ đôi khi có viền đỏ, các vây sẽ căng rộng khi chúng gặp những con khác trong lãnh địa của mình, hoặc trong lúc đang ve vãn con cái. Cá cái có dạng thân tròn hơn, màu sắc ít sặc sỡ hơn và thường có vây hậu môn tròn.
3./ Đặc điểm:
Cá thường sống ở các ao, ruộng, có khả năng thích nghi môi trường tốt, nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30 độ C, PH nước từ 6.5 – 8
Cá đực rất hung hăng và có tập tính chọi nhau. Do đó, nếu nuôi nhiều cá đực chung với các cá cái, có hiện tượng tranh giành cá cái, bảo vệ lãnh địa. Cá xiêm thiên về thức ăn động vật như: trùn chỉ, lăng quăng, bo bo... hoặc thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm cao.
4./ Sinh sản:
Cá bắt cặp thành từng đôi vào thời kỳ sinh sản, cá đực làm tổ bằng bọt khí xung quanh những cây cỏ thủy sinh. Kích thước cá bố mẹ khi thành thục dài khoảng 7 cm. Cá đực cùng tuổi có kích thước to hơn cá cái, đồng thời có các vi đơn dài, màu sặc sỡ hơn so với cá cái. Cá cái có bụng to, nhìn kĩ có thể thấy màu hơi vàng của buồng trứng phía trước lỗ sinh dục.
Cá xiêm có bản tính hiếu chiến, chúng có thể đánh nhau đến chết nếu nhốt chung hai con đực với nhau. Do đó, từng con đực cần phải được nhốt riêng, trước khi cho sinh sản vài ngày.
Cá có thể đẻ trong những bể kích cỡ 80 x 20 x 20 cm hoặc nhỏ hơn, độ sâu nước 10-15 cm. Nơi cho cá đẻ nên để thêm giá thể như bèo, hoặc những vật nổi có đường kính chừng 5 cm để làm chỗ dựa cho tổ bọt.
Hoạt động sinh sản của cặp cá kéo dài thành nhiều đợt. Trong họ cá sặc, chỉ có trứng cá xiêm bị chìm khi bị tách hoặc rớt ra khỏi tổ, do trứng có hàm lượng mỡ thấp. Vì thế, đối với loài này không nên để nước sâu, phòng ngừa trứng chìm ở đáy có thể chết do thiếu oxy. Ngay sau khi đẻ xong, cá cái cần phải được tách ra để tránh sát hại của cá đực. Số trứng của một cá cái khoảng 300-500, tùy vào tuổi và độ thành thục của cá. Trứng nở sau khoảng 36 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
5./ Chăm sóc cá bột:
Cá bột sau khi nở 4-5 ngày tuổi, noãn hoàng được tiêu hóa hết chuyển sang dinh dưỡng ngoài, cá chỉ bắt những con mồi sống có kích thước rất nhỏ và hầu như không ăn được thức ăn tổng hợp. Lúc này thức ăn thích hợp đối với cá bột là động vật nguyên sinh, Rotifer hoặc ấu trùng của một số giáp xác ( trên thị trường cá cảnh TP.HCM chủ yếu là bo bo). Cá bột chết hàng loạt nếu ta cho thức ăn không thích hợp, hoặc thức ăn không được rửa lọc kĩ. Khi đã lớn hơn, khoảng 3 tuần tuổi cá có thể ăn được thức ăn nhân tạo. Tuy nhiên, tất cả các loài chỉ có thể lớn nhanh và khỏe khi được cung cấp đủ mồi sống, đồng thời các yếu tố môi trường được duy trì và ổn định.