Hệ thống khử mùi thối của phân lợn 

Được đăng : 13-12-2016 13:59:28
Mùi thối của phân lợn là một trong các nguyên nhân gây bất đồng giữa người chăn nuôi lợn với những người láng giềng. Một kỹ thuật mới có thể loại bỏ các vi khuẩn gây thối trong phân và tránh được hiện tượng gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. Công trình này do một nhà khoa học kiêm thầu khoán - Gurunathan Lakshaman - đã triển khai một hệ thống xử lý phân tại trại, có thể tách phân lợn thành 2 phần riêng biệt: nước trong và phân bột.Ông phải mất 3 năm rưỡi cùng với một số nguồn tài trợ của nhà nước mới hoàn thành được công trình này.Phân tươi được bơm vào..

Mùi thối của phân lợn là một trong các nguyên nhân gây bất đồng giữa người chăn nuôi lợn với những người láng giềng. Một kỹ thuật mới có thể loại bỏ các vi khuẩn gây thối trong phân và tránh được hiện tượng gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. Công trình này do một nhà khoa học kiêm thầu khoán - Gurunathan Lakshaman - đã triển khai một hệ thống xử lý phân tại trại, có thể tách phân lợn thành 2 phần riêng biệt: nước trong và phân bột.
Ông phải mất 3 năm rưỡi cùng với một số nguồn tài trợ của nhà nước mới hoàn thành được công trình này.
Phân tươi được bơm vào một số bồn chứa, trong đó các phản ứng hoá học xảy ra tiêu diệt vi khuẩn. Quá trình xử lý làm cho nước phân trở nên sạch, có thể dùng rửa chuồng hoặc tưới cây, còn các chất rắn (giàu nitơ, kali và phospho) là những nguyên tố của phân bón có chất lượng.
Ông Lakshaman giải thích: “Có sự thay đổi lớn về hoá học trong phân và loại bỏ hoàn toàn E. coli. Mùi thối trong nước phân đã giảm 98% và chất rắn khô thành bột chỉ sau 3 - 4 ngày. Hệ thống xử lý này có chi phí tương đương với cách xử lý phân hiện nay nhưng cái lợi là không có những vũng đọng nước phân và không vãi phân nhão ra đồng ruộng. Do đó không gây ô nhiễm mạch nước ngầm (như hồi tháng 5 năm 2000, ở Walkerton, đã có 7 người chết và 2.300 người ốm nặng vì mạch nước ngầm bị ô nhiễm)”.
Ông Lakshaman đã làm việc 20 năm trong Hội đồng Nghiên cứu Saskachewan. Đến năm 1986, ông lập công ty riêng (System Ecotechnologies Inc.) chuyên thiết kế những hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi ở vùng đất thấp. Nhằm phục vụ lợi ích cho những người nuôi bò sữa, công ty này đang cải tiến kỹ thuật xử lý phân lợn để ứng dụng sang xử lý phân bò. ở bò sản sinh ra một chủng E. coli có độc lực cao, đã từng gây nên ổ dịch chết bò ở Walkerton.
Trong số những chuyên gia quốc tế giữ vai trò chủ chốt trong hội nghị thường niên về những giải pháp thay thế cách quản lý phân chuồng của Hiệp hội Công nghệ Môi trường Canada, có Thomas Bushni (Thuỵ Sĩ). Hãng của ông ta (Bushni Energie & Umwelt GmbH) đã thiết kế một hệ thống phân huỷ yếm khí phân chuồng tại trang trại, hệ thống này có thể sản sinh đến 225 KW điện.