Hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 

Được đăng : 13-12-2016 12:38:38
Thành công lớn nhất phải kể đến hiệu quả của cây đậu tương. Hiện nay, cây đậu tương được trồng trên diện tích rộng toàn tỉnh, nhưng phát triển mạnh nhất ở 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Mỗi năm cây đậu tương được trồng tại đây trên 3.000 ha (mỗi huyện). Mở rộng diện tích đậu tương nhờ tận dụng đất đai, đất ruộng 1 vụ (đặc biệt là vụ Đông - xuân) thiếu nước tưới. Phát triển đậu tương một mặt mang lại thu nhập cho đồng bào sau thu hoạch, góp phần cải tạo đất đai nghèo, đất cằn nhờ những nốt sần do cây tạo ra trong quá trình sinh trưởng bù đắp lại cho đất. Ngày nay, các sản phẩm đậu tương đã trở thành hàng hóa nổi tiếng cho một vùng miền Tây "đất dốc", mang lại không chỉ lợi ích kinh tế mà còn để lại những giá trị về văn hóa, tinh thần biểu trưng của đồng bào sống trên vùng đất đó. Cây đậu tương còn được trồng mở rộng lên các huyện vùng cao phía Bắc: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ... hàng ngàn ha và phát triển ổn định trong cơ cấu cây trồng tại mỗi huyện. Đi song song đậu tương là cây lạc. Diện tích..

Thành công lớn nhất phải kể đến hiệu quả của cây đậu tương. Hiện nay, cây đậu tương được trồng trên diện tích rộng toàn tỉnh, nhưng phát triển mạnh nhất ở 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Mỗi năm cây đậu tương được trồng tại đây trên 3.000 ha (mỗi huyện). Mở rộng diện tích đậu tương nhờ tận dụng đất đai, đất ruộng 1 vụ (đặc biệt là vụ Đông - xuân) thiếu nước tưới. Phát triển đậu tương một mặt mang lại thu nhập cho đồng bào sau thu hoạch, góp phần cải tạo đất đai nghèo, đất cằn nhờ những nốt sần do cây tạo ra trong quá trình sinh trưởng bù đắp lại cho đất. Ngày nay, các sản phẩm đậu tương đã trở thành hàng hóa nổi tiếng cho một vùng miền Tây "đất dốc", mang lại không chỉ lợi ích kinh tế mà còn để lại những giá trị về văn hóa, tinh thần biểu trưng của đồng bào sống trên vùng đất đó. Cây đậu tương còn được trồng mở rộng lên các huyện vùng cao phía Bắc: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ... hàng ngàn ha và phát triển ổn định trong cơ cấu cây trồng tại mỗi huyện. Đi song song đậu tương là cây lạc. Diện tích lạc, đặc biệt là Lạc lai VL14 hiện đã trở thành cây trồng "chủ lực" của 3 huyện vùng thấp trọng điểm lúa: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. Mỗi huyện mỗi vụ trồng trên 1.000 ha lạc, chủ yếu đưa vào diện tích soi bãi, ruộng 1 vụ trong sản xuất Đông - xuân hàng năm. Phát triển và ổn định nhất, hiệu quả cao nhất đối với cây lạc phải kể đến Vị Xuyên, Quang Bình. Từ chỗ cây lạc chỉ được trồng "quảng canh" diện tích hẹp, nay trở thành các vùng chuyên canh, phát triển ổn định qua các năm. Nối tiếp là lạc: Trung Thành, Việt Lâm (Vị Xuyên); Đồng Yên, Vĩnh Phúc (Bắc Quang); Vĩ Thượng, Tiên Yên, Xuân Giang, Bằng Lang (Quang Bình). Mỗi vụ thu hoạch tại các vùng đậu, lạc trọng điểm đã tạo ra một thị trường buôn bán, trung chuyển các sản phẩm hàng hóa sôi động, tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục vạn hộ nông dân.
Qua nhận xét, đánh giá của các nông hộ, việc chuyển cây đậu tương, cây lạc vào cơ cấu cây trồng đã cho thu nhập khá. Nhiều vùng lạc trồng 1 vụ, thu gấp 2,5 đến 3 lần so với trồng lúa. Không những thế, việc chuyển đổi đã tạo ra các sản phẩm hàng hóa có thị trường rộng, rất phù hợp với tình hình trong giai đoạn hiện nay là "cung đang nhỏ hơn cầu". Thực tế đó thể hiện rất rõ trong thực tại của các vùng chuyên canh lạc tại các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình khi người trồng lạc đang bán 1 kg lạc gấp 3 lần/kg thóc. Song bên cạnh lợi ích kinh tế trước mắt, thu hoạch lạc còn "để lại" một lượng phân bón rất lớn ngay tại nơi thu hoạch cho sản xuất vụ mùa, đó chính là thân và rễ lạc. Ngoài những giá trị về kinh tế, về sản phẩm hàng hóa, việc chuyển đổi thành công trên diện rộng của cây đậu tương, cây lạc còn tạo ra một nguồn "thực phẩm" giàu chất dinh dưỡng tham gia vào bữa ăn, góp phần cải thiện dinh dưỡng đối với trẻ em trong các vùng đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Có được kết quả kể trên trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ là nhờ các giải pháp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, nhờ sự hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật của các cơ quan chức năng. Tuy vậy, rất cần có giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo hướng hợp đồng kinh tế giữa: Nhà nông - doanh nghiệp. Có vậy mới tạo ra sự phát triển bền chặt, hạn chế rủi ro trong tình trạng "được mùa - mất giá". Hoặc, nhiều khi rơi vào tình thế bị động trong quá trình phát triển "nóng" dẫn đến "cung" vượt "cầu" gây thiệt hại cho người sản xuất. Đồng thời phải có những đánh giá, dự báo về thị trường mà đề ra kế hoạch chuyển đổi phù hợp với thực tiễn cho từng vùng miền. Làm được đồng bộ các giải pháp đó sẽ tạo ra giá trị kinh tế thiết thực trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.