03/11/2016
Khoai lang, ổi, nhãn... đã được bổ sung vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ

Theo Quyết định này, có 15 chi và loài cây trồng được bổ sung vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ gồm: 1. Sung – Ficus L. (Ficus costata Ait; Ficus Benjamina L.; Ficus carica L. và các loài lai giữa chúng); 2. Cỏ (Pennisetum americanum [L.] Leeke; Pennisetum purpureum Schumach; và các loài lai giữa chúng); 3. Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (hook.et Arn.) Planch.); 4. Khoai lang (Ipomoea batatas L.); 5. Mơ (Prunus arminiaca L.); 6. Ổi (Psidium guava L.); 7. Cây hoa trạng nguyên (Euphorbia pulcherrima Willd. ex Klotzsch và các loài lai giữa chúng); 8. Sen (Lotus corniculatus L.; Lotus pedunculatus Cav.; Lotus uliginosus Schkuhr.; Lotus tenuis Waldst.et Kit.ex Willd; Lotus subbiflorus Lag.); 9. Nhãn (Dimocartpus Longan L.); 10. Vải (Litche Chinensis L.); 11. Địa Lan (Cymbidium Sw.); 12. Rau giền (Amaranthus L.); 13. Xà lách (Lactuca sativa L.); 14. Cải củ (Raphanus sativus L.); 15. Đào (Prunus persica (L.) Batsch).

Bộ Nông nghiệp & PTNT phân công Cục Trồng trọt lựa chọn đơn vị thực hiện khảo nghiệm kỹ thuật để có kết quả thẩm định DUS phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Theo Quy định về Công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN, thì khảo nghiệm DUS (Distinctness, Uniformity, Stability) là quá trình đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng; các giống cây trồng mới thuộc Danh mục cây trồng chính như: lúa, ngô, đậu tương, lạc bắt buộc phải khảo nghiệm DUS khi công nhận giống chính thức và khuyến khích khảo nghiệm DUS đối với các giống cây trồng mới không thuộc Danh mục cây trồng chính.

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 1680