Kỹ thuật chăm sóc và nuôi Nhím 

Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
Nhím là loại động vật có nhiều tác dụng. Thịt nhím nạc, ngon và ngọt. Mật nhím được người ta dùng chữa bệnh đau mắt và dùng để xoa bóp các chấn thương và chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím đều được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt.Chúng ta thường gặp những con nhím nặng 4-5 kg nhưng thực ra, chúng có thể đạt 10-15 kg. những con lớn thường dễ bị phát hiện và đã bị săn bắt nhiều. Hiện nay, lượng nhím trong tự nhiên giảm hẳn. Vì vậy, việc tổ chức nuôi nhím vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa góp phần hạn chế tình trạng săn bắt nhím trong tự nhiên.Nuôi nhím không khó. Thậm chí còn dễ hơn nuôi lợn. Tại Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã nuôi và nhím sống rất tốt. Ở nhiều nơi, bà con dùng ngay chuồng lợn làm chỗ nuôi nhím. Một diện tích chuồng 4-6m2 là có thể nuôi nhím. Tường phải cao ít nhất 1m. Phía trên có thể ngăn bằng lưới thép hoặc đan phên để che. Dùng ván bìa bắp tận dụng xếp ngăn thành một tối và kín đáo để nhím vào nằm. Cũng có thể nhồi rơm hoặc cỏ khô vào nhiều bao nhỏ, xếp thành đống, nhím sẽ tự tạo ra tổ cho chúng. Tốt hơn hết là nên xây chuồng rộng có tường bao cao 1m. Trong khu vực đó, ta dùng đá hoặc các gốc cây gỗ lớn xếp thành đống, tạo ra hang cho nhím ở. Nhím thích ở hang kín đáo, không nóng quá cũng không lạnh quá. Không nên nuôi cạnh đường giao thông hoặc nơi ồn ào.Nhím là loại ăn tạp. Bà con vùng cao xếp chúng vào loại phá hoại mùa màng. Vì thế thức ăn của nhím rất phong phú, gồm trái cây, rễ cây, lá cây, củ chuối vỏ quả, rau thừa, ngô, sắn củ tới các loại côn trùng ốc, bọ cánh cứng, giun đất... Có thể kết hợp nuôi giun đất với nhím. Nhím rất thích ăn giun. Loài giun quế có hàm lượng đạm rất cao (tới 71%..

Nhím là loại động vật có nhiều tác dụng. Thịt nhím nạc, ngon và ngọt. Mật nhím được người ta dùng chữa bệnh đau mắt và dùng để xoa bóp các chấn thương và chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím đều được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt.
Chúng ta thường gặp những con nhím nặng 4-5 kg nhưng thực ra, chúng có thể đạt 10-15 kg. những con lớn thường dễ bị phát hiện và đã bị săn bắt nhiều. Hiện nay, lượng nhím trong tự nhiên giảm hẳn. Vì vậy, việc tổ chức nuôi nhím vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa góp phần hạn chế tình trạng săn bắt nhím trong tự nhiên.
Nuôi nhím không khó. Thậm chí còn dễ hơn nuôi lợn. Tại Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã nuôi và nhím sống rất tốt. Ở nhiều nơi, bà con dùng ngay chuồng lợn làm chỗ nuôi nhím. Một diện tích chuồng 4-6m2 là có thể nuôi nhím. Tường phải cao ít nhất 1m. Phía trên có thể ngăn bằng lưới thép hoặc đan phên để che. Dùng ván bìa bắp tận dụng xếp ngăn thành một tối và kín đáo để nhím vào nằm. Cũng có thể nhồi rơm hoặc cỏ khô vào nhiều bao nhỏ, xếp thành đống, nhím sẽ tự tạo ra tổ cho chúng. Tốt hơn hết là nên xây chuồng rộng có tường bao cao 1m. Trong khu vực đó, ta dùng đá hoặc các gốc cây gỗ lớn xếp thành đống, tạo ra hang cho nhím ở. Nhím thích ở hang kín đáo, không nóng quá cũng không lạnh quá. Không nên nuôi cạnh đường giao thông hoặc nơi ồn ào.
Nhím là loại ăn tạp. Bà con vùng cao xếp chúng vào loại phá hoại mùa màng. Vì thế thức ăn của nhím rất phong phú, gồm trái cây, rễ cây, lá cây, củ chuối vỏ quả, rau thừa, ngô, sắn củ tới các loại côn trùng ốc, bọ cánh cứng, giun đất... Có thể kết hợp nuôi giun đất với nhím. Nhím rất thích ăn giun. Loài giun quế có hàm lượng đạm rất cao (tới 71% trọng lượng khô) rất thích hợp cho nhím.
Nhím không chịu được rét. Mùa đông, nhím chui sâu vào trong hang để ẩn và nằm lỳ trong đó cả tháng. Vì vậy cần lưu ý chống rét cho nhím. Tốt nhất là tạo ra các hang kín và chèn cỏ khô ở bên trong để nhím ngủ đông. Nhím cũng không ưa khí hậu nóng. Nếu trời quá nóng nhím lại chui vào các hang hốc và nằm lỳ trong đó có khi cả tuần. Cần có nhiều cây hoặc giàn che, tạo không khí mát mẻ cho chúng.
Nhím dễ sinh sản. Nhím đực thường trưởng thành sau 12 tháng. Còn nhím cái phải 16-17 tháng mới đủ chín sinh dục để chịu đực. Trong tự nhiên, chỉ hai tháng tuổi là nhím con đã tách đàn để kiếm ăn một mình. Dựa vào đó, ta cũng có thể xuất giống sau hai tháng nuôi nhím con. Ngay năm đầu, nếu nuôi tốt, nhím có thể đạt được 6,5 kg.
Thịt nhím nạc ngon, không hề có mỡ, giá cao đến 200.000đ/kg. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.
Hiện nay ở Việt Nam, thịt nhím đã hiếm vì nhím trong thiên nhiên bị săn bắt khá nhiều. Dân sành ăn vẫn ca tụng thịt nhím là ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Không chỉ ngon miệng người ăn, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân cho biết: dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo GS-TSKH Đỗ Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu... Người Trung Quốc rất coi trọng những công dụng này và thường xuyên tìm mua dạ dày nhím.
Trong tự nhiên, nhím thường sống ở vùng đồi núi, những nơi có nhiều cây cối, rừng rậm. Chúng phân bố ở khá nhiều vùng, các nghiên cứu trước đây cho thấy nhím có ở các tỉnh miền Bắc, đến nay đã phát hiện sự xuất hiện của chúng ở nhiều vùng miền Nam như Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Phước..., chứng tỏ nhím thích nghi được với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng trên đất nước ta. Nhím ăn tạp, "tiêu thụ" từ các loại lá, rễ cây, củ, quả (kể cả những loại chát đắng như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa)... đến cả côn trùng, ốc, giun đất. Tuổi trưởng thành sinh dục của nhím là 16-17 tháng tuổi. Chúng thường sống đơn lẻ, chỉ tới mùa sinh sản con đực mới đi tìm bạn tình.
Mùa sinh sản của nhím thường vào khoảng tháng 5, 6 và những tháng cuối năm. Thời gian mang thai của nhím cái rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có 5 tuần. Mỗi lứa nhím đẻ từ 1-2 con, cũng có trường hợp được 3 con, 2 lứa một năm. Nhím con cứng cáp rất nhanh, lúc mới đẻ chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau da chúng đã co lại, để lộ rõ những lông trắng bám trên mình. Qua thời gian, những lông trắng này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hoá sừng và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này. Nhím lớn khá nhanh; chỉ 2 tháng tuổi chúng đã nặng tới 2,5-3kg, sau một năm đạt tới 9-10kg. Chúng có khả năng đề kháng tốt, rất ít bị bệnh dịch. Bệnh ghẻ lở do ve, trùng đốt với các loài khác là đại họa thì nhím có thể tự liếm khỏi.
Chính vì "dễ tính" với bệnh tật, môi trường và thức ăn như vậy nên việc nuôi nhím rất dễ dàng. Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (Sơn La) đã tổ chức nuôi nhím theo quy mô trại lớn. Trong điều kiện chuồng trại, nhím sống khoẻ, đẻ đều, cân nặng trung bình sau một năm nuôi là 5-6kg. Chuồng nhím không cần rộng, mỗi con chỉ chiếm 1m2 nên có thể nuôi cả trên sân thượng các nhà cao tầng. Khi nuôi nhím chỉ cần nhớ phải đặt thêm một vài khúc gỗ trong chuồng để nhím có thể mài răng, đỡ cắn phá chuồng. Hiệu quả kinh tế do nhím mang lại là rất lớn. Cơ sở nuôi nhím với quy mô trung bình của ông Phạm Ngọc Tuân (Củ Chi, TPHCM) là một ví dụ. Ông Tuân nuôi 60 con, trong đó có 40 con cái, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền bán giống (2,5 triệu đồng/đôi), ông đã thu về hơn 10 triệu đồng. Thức ăn cho nhím chỉ là những lá rau, củ thừa vương vãi thu nhặt ở các chợ, thật đúng là làm chơi ăn thật. Hy vọng một ngày không xa, bà con ta sẽ nhận thấy được hiệu quả của việc nuôi nhím, và người Việt sẽ có cơ hội được thưởng thức rộng rãi món thịt rất thơm ngon này.
* Theo "Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam": da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ.
* Cách chế biến da nhím làm dược liệu: Ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông gai, thịt và mỡ, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch (bột tacl) cho đến khi chuyển sang màu vàng; lấy ra chải hết bột rồi cạo lần nữa cho sạch hẳn.