03/11/2016
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ngoại

1. Mục tiêu

- Lợn cái sinh trưởng và động dục tốt

- Tỷ lệ phối giống thụ thai lứa 1 cao

- Lợn đẻ sai con ngay từ lứa đầu

- Khai thác được nhiều lứa đẻ

- Giảm tỷ lệ loại thải

2. Nuôi dưỡng

- Tùy theo từng giai đoạn tuổi mà có các loại thức ăn tương ứng:

+ TĂ lợn con (Starter): lợn 15 - 30kg

+ TĂ lợn choai (Grower): lợn 30 - 60kg

+ TĂ lợn xuất chuồng (Finisher): lợn 60kg trở lên

- Ăn tự do cho đến khi lợn đạt 90kg.

- Từ 90kg trở lên cần kiểm soát chế độ ăn không để lợn béo quá.

- Ăn thiếu: chậm lớn, động dục muộn, trứng rụng ít do đó số con đẻ ra thấp.

- Ăn thừa: quá béo, chậm động dục hoặc động dục không binh thường, tỷ lệ thụ thai kém, lãng phí thức ăn.

3. Chăm sóc

- Nuôi tập trung thành từng ô chuồng 5 - 10 - 20 con/ô.

- Đảm bảo mật độ chuồng.

- Chuồng cần sạch sẽ và thoáng mát, đủ ánh sáng.

- Chọn giống và theo dõi khả năng sinh trưởng và phát dục.

- Khi gần đạt khối lượng (100 - 110kg) và tuổi phối (7 tháng) chuyển sang nhốt cá thể.

- Nên nhốt lợn cái riêng biệt sau khi phối giống.

4. Theo dõi động dục

- Lợn cái đạt 5 - 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu được theo dõi động dục.

- Kiểm tra lợn động dục vào 2 buổi: sáng và chiều hàng ngày.

- Phát hiện động dục: quan sát bằng mắt thường và dùng lợn đực thí tình.

- Có sổ ghi chép để theo dõi xác định được thời gian và biểu hiện động dục.

5. Một số yếu tố làm chậm tuổi động dục lần đầu của lợn cái hậu bị

- Dinh dưỡng và khẩu phần ăn không thích hợp.

- Sự tiếp xúc thường xuyên với một lợn đực.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

6. Phối giống cho lợn

- Tuổi phối giống lần đầu là 7,5 - 8, 5 tháng tuổi

- Khối lượng phối giống lần đầu trong khoảng 110 - 130kg

- Chỉ nên phối giống ở lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3.

II. Chăm sóc lợn nái chửa

1. Mục tiêu

- Lợn nái chửa khỏe mạnh.

- Giảm tỉ lệ sảy thai, chết lưu, thai gỗ.

- Lợn con sơ sinh khỏe mạnh và đạt khối lượng chuẩn (1,3 - 1, 8kg tùy theo giống).

2. Chăm sóc

- Sau khi phối giống 18 - 24 ngày và 38 - 42 ngày sau phối lợn cái không động dục trở lại là lợn đã có chửa (kiểm tra bằng máy siêu âm: 25 - 30 ngày).

- Nhốt lợn vào cũi cá thể ở khu chuồng riêng (khu dưỡng thai)

- Chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, yên tĩnh.

- Không nên di chuyển và xáo trộn đàn.

- Chuyển lợn chửa sang chuồng lợn đẻ 1 tuần trước ngày đẻ dự kiến (115).

3. Nuôi dưỡng

- Chửa kỳ I: Dinh dưỡng cần để duy trì cơ thể mẹ là chủ yếu (2 - 2,5kg/con/ngày).

- Chửa kỳ II: Dinh dưỡng cho thai nhi phát triển nên cần cho ăn nhiều hơn (~20%) so với chửa kỳ I (2,5 - 3,0kg/con/ngày).

- Dùng thức ăn cho lợn chửa từ khi phối đến trước khi đẻ 1 tuần.

- Cho thức ăn lợn nái nuôi con vào tuần cuối cùng (bắt đầu ở chuồng đẻ).

- Từ ngày thứ 111 - 113: lợn nái chuẩn bị đẻ nên cần giảm thức ăn.

- Ngày đẻ dự kiến (115): không cho ăn hoặc cho ăn ít.

- Nước uống sạch.

III. Kỹ thuật chăn nuôi nái đẻ

1. Mục tiêu

- Nuôi được số con tối đa đến cai sữa.

- Năng suất tiết sữa cao (khối lượng lợn con cai sữa /ổ cao).

- Lợn mẹ hao mòn cơ thể ít và nhanh động dục trở lại sau cai sữa.

2. Kỹ thuật chăm sóc

a. Chuẩn bị cho lợn nái đẻ

Có khu lợn đẻ riêng biệt, yên tĩnh.

- Tẩy uế ô chuồng đẻ trước khi chuyển lợn sang (3 - 7 ngày).

- Chuẩn bị trang thiết bị chuồng trại và dụng cụ (điện, nước, máng ăn, ô úm, đèn sưởi …)

- Chuyển lợn nái chửa sang chuồng đẻ (5 - 7 ngày trước dự kiến đẻ).

b. Hộ lý và chăm sóc lợn đẻ và lợn con sơ sinh

- Trực đẻ:

+ Kiểm tra ngày dự kiến đẻ (115 - 2 ngày kể từ ngày phối)

+ Quan sát biểu hiện của lợn nái (phản xạ làm tổ và vú đã có sữa...)

+ Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ đẻ (khăn lau, kìm cắt nanh, nước ấm, cồn iod...).

+ Chuẩn bị ô úm sưởi ấm cho lợn con (nhiệt độ thích hợp cho lợn con sơ sinh là 30 -320C).

+ Giữ yên tĩnh cho lợn trong khi đẻ.

+ Nếu lợn con sơ sinh bị màng bọc gây ngạt cần được lau sạch màng vùng mũi miệng và hô hấp nhân tạo kịp thời nếu cần thiết.

+ Nếu đẻ khó: gọi cán bộ thú y can thiệp.

- Cho lợn con sơ sinh bú sữa đầu

Lợn con sơ sinh được bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì các lý do sau:

+ Cung cấp kháng thể thụ động cho lợn con: lợn con sơ sinh có rất ít kháng thể trong máu. Kháng thể thụ động của mẹ cung cấp cho lợn con chỉ duy nhất qua sữa đầu.

+ Cung cấp năng lượng cho lợn con sơ sinh (cao hơn sữa thường ~ 20%).

- Bấm nanh cắt đuôi và đánh số tai:

+ Lợn con cần được bấm nanh ngay trong ngày đầu tiên để khi bú, răng nanh của lợn con không làm đau hoặc tổn thương vú mẹ.

+ Dùng kìm bấm để bấm răng nanh sát lợi, cố gắng tránh gây chảy máu.

+ Dùng kìm chuyên dụng để cắt đuôi (để lại khoảng 1/3), sát trùng bằng cồn iode 3% chấm vào vết cắt.

+ Săm hoặc cắt số tai tùy theo yêu cầu của cơ sở chăn nuôi.

- Giữ ấm và úm lợn con:

+ Lợn con rất mẫn cảm với nhiệt độ và độ ẩm.

+ Cần có chỗ úm lợn con trong ô chuồng nái đẻ: khô, ấm, sạch.

+ Nhiệt độ cho lợn con cần được điều chỉnh qua quan sát lợn con:

Nhiệt độ thích hợp: lợn con sẽ nằm thoải mái và rải rác đều ô chuồng.

Nhiệt độ cao: lợn con nằm tránh xa nguồn nhiệt.

Nhiệt độ thấp: lợn con bị lạnh nằm chồng lên nhau, run rẩy và xù lông.

Nhiệt độ thích hợp

Ngày tuổi

Nhiệt độ thích hợp

Tuần thứ 1

30- 320C

Tuần thứ 2

28-300C

Tuần thứ 3 - cai sữa

26-280C

- Chuyển ghép con nuôi:

+ Chuyển ghép một số lợn con từ các nái đẻ nhiều sang các nái đẻ ít.

+ Ghép các ổ có ít con với nhau để một mẹ nuôi.

+ Ghép con để làm cân bằng số con mỗi ổ.

+ Chỉ nên ghép sang nái mẹ đẻ.

+ Ghép đàn sau khi đã bú sữa đầu của mẹ đẻ

+ Nên thực hiện ghép đàn trong 2 ngày đầu (tốt nhất trong 36 giờ sau khi sinh).

- Tiêm bổ sung sắt cho lợn con:

+ Tiêm bổ sung sắt cho lợn con vì sơ sinh lợn con bị thiếu sắt bẩm sinh.

+ Tiêm sắt vào 1 - 3 ngày tuổi cùng lúc bấm nanh và cắt đuôi lợn con.

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 987