Kỹ thuật khai thác ghẹ bằng lồng bẫy 

Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
Ghẹ phân bố hầu khắp các vùng biển nước ta. Kết quả đánh thử nghiệm cá đáy ở vùng biển khơi từ tháng 8/1996 đến tháng 2/1997 của Viện nghiên cứu Hải sản và các chuyên gia Ðan Mạch thuộc Dự án Ðánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam cho thấy, ghẹ phân bố ở các độ sâu khác nhau, nhiều ở độ sâu 50 - 100m tại tất cả các tháng trong năm. Năng suất đánh bắt bằng giã cào ở độ sâu 20 - 50m từ 0,3 đến 1,3 kg/giờ, từ 1,3 đến 2,9 kg/giờ ở độ sâu 50 100m. Ghẹ xuất hiện nhiều hơn ở vùng biển phía nam và với tàu cùng cỡ thì năng suất đánh bắt ở vùng này có thể đến 6,9 kg/giờ kéo lưới.Ghẹ thường xuất hiện ở các vùng cửa sông nơi tập trung thức ăn, đáy cát bùn. Ban đêm ghẹ sống sát đáy, ngày bơi lên. Ghẹ rất nhậy cảm với những thay đổi thời tiết. Ghẹ phân bố hầu khắp các vùng biển nước ta. Kết quả đánh thử nghiệm cá đáy ở vùng biển khơi từ tháng 8/1996 đến tháng 2/1997 của Viện nghiên cứu Hải sản và các chuyên gia Ðan Mạch thuộc Dự án Ðánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam cho thấy, ghẹ phân bố ở các độ sâu khác nhau, nhiều ở độ sâu 50 - 100m tại tất cả các tháng trong năm. Năng suất đánh bắt bằng giã cào ở độ sâu 20 - 50m từ 0,3 đến 1,3..

Ghẹ phân bố hầu khắp các vùng biển nước ta. Kết quả đánh thử nghiệm cá đáy ở vùng biển khơi từ tháng 8/1996 đến tháng 2/1997 của Viện nghiên cứu Hải sản và các chuyên gia Ðan Mạch thuộc Dự án Ðánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam cho thấy, ghẹ phân bố ở các độ sâu khác nhau, nhiều ở độ sâu 50 - 100m tại tất cả các tháng trong năm. Năng suất đánh bắt bằng giã cào ở độ sâu 20 - 50m từ 0,3 đến 1,3 kg/giờ, từ 1,3 đến 2,9 kg/giờ ở độ sâu 50 100m. Ghẹ xuất hiện nhiều hơn ở vùng biển phía nam và với tàu cùng cỡ thì năng suất đánh bắt ở vùng này có thể đến 6,9 kg/giờ kéo lưới.
Ghẹ thường xuất hiện ở các vùng cửa sông nơi tập trung thức ăn, đáy cát bùn. Ban đêm ghẹ sống sát đáy, ngày bơi lên. Ghẹ rất nhậy cảm với những thay đổi thời tiết.
Ghẹ phân bố hầu khắp các vùng biển nước ta. Kết quả đánh thử nghiệm cá đáy ở vùng biển khơi từ tháng 8/1996 đến tháng 2/1997 của Viện nghiên cứu Hải sản và các chuyên gia Ðan Mạch thuộc Dự án Ðánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam cho thấy, ghẹ phân bố ở các độ sâu khác nhau, nhiều ở độ sâu 50 - 100m tại tất cả các tháng trong năm. Năng suất đánh bắt bằng giã cào ở độ sâu 20 - 50m từ 0,3 đến 1,3 kg/giờ, từ 1,3 đến 2,9 kg/giờ ở độ sâu 50 - 100m. Ghẹ xuất hiện nhiều hơn ở vùng biển phía nam và với tàu cùng cỡ thì năng suất đánh bắt ở vùng này có thể đến 6,9 kg/giờ kéo lưới.
Ghẹ thường xuất hiện ở các vùng cửa sông nơi tập trung thức ăn, đáy cát bùn. Ban đêm ghẹ sống sát đáy, ngày bơi lên. Ghẹ rất nhậy cảm với những thay đổi thời tiết.
- Lồng hình trụ đường kính 600mm; cao 250mm.
Khung lồng bằng thép tròn 8 - 10mm, được bọc nhựa chống gỉ sét có 2 đáy lồng bằng thép uốn tròn đường kính 600mm, mỗi đáy có 2 thanh thép giằng ngang vuông góc với nhau.
+ Thành lồng gồm 6 thanh thép hàn vào đáy trên và đáy dưới với khoảng cách bằng nhau để tạo thành khung lồng hình trụ. Xung quanh lồng bọc bằng lưới polyetylen màu xanh chỉ lưới có quy cách 380D/9.
Hom dùng lưới polyetylen màu vàng, quy cách 380D/9 2a = 20mm.
Bên trong lồng có hộp nhựa đựng mồi được treo ở khoảng giữa 2 thanh giằng bằng 2 móc nhựa dễ tháo.
- Ðể lấy sản phẩm và đưa hộp đựng mồi vào dễ dàng, đáy trên lưới được xâu rút lại. Dây rút cố định bằng móc nhựa, móc vào thành lồng (xem hình vẽ).
Kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy.
1. Số lồng trên tàu
- Số lồng cần thiết phụ thuộc vào cỡ tàu, mức độ cơ giới và số nhân lực trên tàu.
- Tàu cơ giới cao, công suất máy 450CV - 650CV có thể thả 2.500 - 3.000 lồng.
- Tàu thủ công loại 33 - 75 CV thả khoảng 100 - 200 lồng
2. Mồi: cá nục hoặc đao (cá hốướp lạnh hoặc tươi).
Cá cỡ 10 - 12 con/kg, cắt làm 3 khúc/con, cho vào hộp mồi.
3. Lao động trên tàu
Số lao động bố trí khoảng 6 người gồm: 1 người đứng tời kéo dây chủ, 1 người đứng be mũi kéo lồng lên, 2 người kéo dây treo lấy sản phẩm ra, 2 người xếp lồng lại, lấy mồi cũ ra, cho mồi mới vào.
4. Thả lồng
Thả ở lái. Tàu tới nhẹ để giữ hướng thả và thả lồng dễ dàng gồm, 1 người đưa lồng ra khỏi tàu, 2 người xếp lồng theo thứ tự để 2 người treo lồng nhanh chóng vào dây chủ, 1 người lái tàu.
- Nếu xảy ra sự cố đứt dây chủ, dùng tàu tìm phao đanh dấu. Lồng bị móp méo, phải nắn lại, rách phải vá ngay. Lưu ý vùng biển Phú Yên, Quảng Ngãi rất nhiều cá nóc cắn thủng lưới.
5. Thu lồng: Thu ở mũi, không nổ máy.
- Người số 1: tay trái khống chế tay tang, tay phải tháo kẹp đưa lồng lên bàn thao tác (lật sấp lồng ghẹ để người số 2 dễ đổ ghẹ ra).
- Người số 2: đổ ghẹ ra, 1 tay tháo móc (móc của dây rút miệng). Dùng 4 đầu ngón tay móc vào lưới mở miệng. Dùng 2 tay lật lồng cho ghẹ ra. Nếu phát hiện lồng bị hỏng, rách phải bỏ ra ngoài.
- Người số 3, 4: tháo hộp mồi cũ, lắp hộp mồi mới (hộp mồi được kẹp nằm ngang giữa 2 dây cao su của dây treo mồi (đổ mồi cũ ra lồ, bỏ hộp vào lồ khác).
- Người số 5: kéo căng dây rút miệng sau đó móc vào thành lồng, lưu ý không móc vào miệng hom kéo dây rút miệng ngược 180o so với vòng túm. Vắt dây liên kết trên mặt lồng, đưa lồng lên băng chuyền.
- Người số 6: Xếp lồng lên sàn theo thứ tự từ xa đến gần.Việc kéo dây do người số 2, 3, 4, 5 thực hiện. Khi lồng lên khỏi mặt nước, nắm đúng lấy đầu khuyết của dây chủ và ngườisố 6: xâu dây khuyết (ở dây chủ) thành từng tổ, mỗi tổ 20 khuyết