Kỹ thuật nuôi rùa vàng 

Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
Hàng năm tháng 8-9 là mùa giao phối và đẻ trứng, rùa thường giao phối vào đêm sáng trời. Khi động hớn nổi lên mặt nước khuấy mạnh bò lên cạn rất nhanh. Con đực chủ động theo con cái hoặc quay tròn quanh con cái, con cái lại không cho bò đi… tiến hành giao phối.Vùng đất mũi U Minh là vùng sông nước nhiều rùa, chỗ nào có nước là ở đó có rùa…Rùa vùng đất mũi có mấy loại: rùa vàng, rùa quạ, rùa nắp, rùa hôi và rùa nén… Người sành nghề bắt rùa và ăn thịt rùa thì phân biệt rất giỏi loại nào ngon, loại nào dở.Chỉ có loại rùa vàng là nhất hạng, thịt ngọt như thịt gà tơ. Rùa vàng là giống rùa sống ở vùng nước ngọt, không ăn tạp, không lớn con, thịt mềm, ngọt như thịt gà mái tơ.Để nhân giống rùa vàng cần chọn nơi có điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên, ao hướng Bắc Nam, tránh gió Bắc, hướng về phía mặt trời, đất tơi mềm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận tiện, yên tĩnh, không bị nhiễm bẩn. Diện tích ao nuôi: 20-100m2. Ao sâu: 1,5m, nước sâu 1,2m. Xung quanh ao cách mép nước 1-2m có tường rào cao 0,5 m, tường trát nhẵn, trên tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10 cm, chân tường sâu 60-70cm. Giữa ao cần có mô đất 3-5m, độ dốc 250, trên mô đất trống các loại cây làm dàn che mát, làm nơi rùa nghỉ và đẻ trứng. Đáy ao nên bừa kĩ, lớp đất cát dưới đáy ao dày 20-30cm để rùa trú đông. Bờ ao có độ dốc nhất định cho một lớp đất cát pha để rùa đào hố đẻ trứng.Tạo bể..

Hàng năm tháng 8-9 là mùa giao phối và đẻ trứng, rùa thường giao phối vào đêm sáng trời. Khi động hớn nổi lên mặt nước khuấy mạnh bò lên cạn rất nhanh. Con đực chủ động theo con cái hoặc quay tròn quanh con cái, con cái lại không cho bò đi… tiến hành giao phối.
Vùng đất mũi U Minh là vùng sông nước nhiều rùa, chỗ nào có nước là ở đó có rùa…Rùa vùng đất mũi có mấy loại: rùa vàng, rùa quạ, rùa nắp, rùa hôi và rùa nén… Người sành nghề bắt rùa và ăn thịt rùa thì phân biệt rất giỏi loại nào ngon, loại nào dở.Chỉ có loại rùa vàng là nhất hạng, thịt ngọt như thịt gà tơ. Rùa vàng là giống rùa sống ở vùng nước ngọt, không ăn tạp, không lớn con, thịt mềm, ngọt như thịt gà mái tơ.
Để nhân giống rùa vàng cần chọn nơi có điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên, ao hướng Bắc Nam, tránh gió Bắc, hướng về phía mặt trời, đất tơi mềm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận tiện, yên tĩnh, không bị nhiễm bẩn. Diện tích ao nuôi: 20-100m2. Ao sâu: 1,5m, nước sâu 1,2m. Xung quanh ao cách mép nước 1-2m có tường rào cao 0,5 m, tường trát nhẵn, trên tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10 cm, chân tường sâu 60-70cm. Giữa ao cần có mô đất 3-5m, độ dốc 250, trên mô đất trống các loại cây làm dàn che mát, làm nơi rùa nghỉ và đẻ trứng. Đáy ao nên bừa kĩ, lớp đất cát dưới đáy ao dày 20-30cm để rùa trú đông. Bờ ao có độ dốc nhất định cho một lớp đất cát pha để rùa đào hố đẻ trứng.
Tạo bể nuôi rùa mới nở thì thường dùng gạch và xi măng xây trong nhà có thành trơn nhẵn, bể hình chữ nhật. Diện tích mỗi bể 2-3 m2, cao 0,8m, nước sâu 0,2-0,3m. Đáy bể có độ dốc nhất định, một đầu bể có nước, đầu kia không ngập nước để rùa bò ra ăn uống nghỉ ngơi.
Hàng năm tháng 8-9 là mùa giao phối và đẻ trứng, rùa thường giao phối vào đêm sáng trời. Khi động hớn nổi lên mặt nước khuấy mạnh bò lên cạn rất nhanh. Con đực chủ động theo con cái hoặc quay tròn quanh con cái, con cái lại không cho bò đi… tiến hành giao phối. Đặc điểm của rùa là giao phối năm này sang năm sau tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh, trong điều kiện nuôi tỉ lệ là 1 đực 2 cái, hoặc 1 đực 3 cái. Mùa đẻ là vào tháng 4-9, tập trung vào trung tuần tháng 6 đến thượng tuần tháng 7.
Khi nhiệt độ không khí trên 20oC kéo dài 5-10 ngày con cái bắt đầu đẻ trứng. Đa số một năm một lứa, mỗi lứa khoảng 2 quả trứng, có một số con một năm đẻ hai lứa, cá biệt ba lứa. Trước lúc đẻ bò khắp nơi tìm chỗ đất xốp, sườn dốc, kín để đào ổ dưới gốc cây hay bụi cỏ rậm. Sau khi đào xong hố nó nghỉ một lát rồi đẻ trứng. Dùng chân sau xếp trứng đúng vào hố, trứng vừa đẻ vỏ mềm có tính đàn hồi, sau đó vỏ trứng cứng dần. Sau khi đẻ 48-72 giờ có thể phân biệt. Vỏ trứng thụ tinh sáng có vòng tròn màu trắng sữa. Đem trứng thụ tinh xếp vào thùng đặt phần có vòng tròn trắng lên trên, trứng cách trứng 3-5 cm, trên phủ cát dày 3-4cm, trên mỗi thùng có lỗ nhỏ để khi trứng nở thành rùa con có chỗ chui lên trên thúng ấp phủ lớp bông ướt, dùng nước phun ẩm. Độ ẩm không khí 70-85%, nhiệt độ 25-34oC là tốt nhất.
Trong tự nhiên thời gian nở 80-90 ngày có khi đến 100 ngày. Ấp nhân tạo khoảng 70 ngày. Trứng đã ấp 20 ngày không nên di động. Khi thấy vài trứng đã nở thì lấy hết trứng đang ấp trong đất ra cho vào nước có nhiệt độ ấp hoặc để trên đất sau 10-12 phút rùa con sẽ dùng mồm phá vỡ vỏ trứng chui ra, nếu sau 25 phút không thấy trứng nở thì lại đưa vào thùng ấp như cũ. Đưa rùa con vào khay gỗ cho rùa tự vận động khoảng 4-5 giờ, dùng nước muối có nồng độ 10% hoặc thuốc tím 1g/1m3 tắm cho rùa. Sau 2 ngày cho rùa ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín, sau 1 tuần lễ đưa ra bể nuôi.
Lúc này cơ thể rùa mới nở nặng 10g, thả 50-100con /m2. Trước khi nuôi dùng vôi dọn sạch bể, để khô rồi mới lấy nước vào, nước sâu 0,2-0,3m. Khả năng tiêu hóa của rùa con rất yếu nên thức ăn phải đạt yêu cầu: Tinh, nhỏ, mềm, giá trị dinh dưỡng cao, thường cho ăn cá, tôm, thịt bò, thịt nạc, giun xay nhuyễn, tốt nhất trộn với lòng đỏ trứng thành hỗn hợp. Không nên cho ăn nhiều mỡ để phòng bệnh viêm ruột. Lượng thức ăn bằng 3-5% trọng lượng thân. Ngày cho ăn 2 lần; sáng và chiều tối.
Bể nuôi rùa thịt cũng giống như nuôi rùa mới nở, nhưng nước sâu hơn 0,3-0,4m, tường bể có gờ nhô về phía trong để phòng rùa bò đi. Có thể xây trong nhà hoặc ngoài trời. Diện tích 3-20m2, hình chữ nhật. Ao sâu 0,8-1,5m, từ mép nước đến bờ tường xây gạch có độ dốc 25oC để rùa bò lên nghỉ ngơi, ăn uống… Nếu là bể ngoài trời thì nên có dàn che, diện tích khoảng một nửa diện tích ao. Xung quanh có tường rào để rùa không trốn đi, lúc cần cũng có thể dùng bể để nuôi rùa mới nở, rùa giống. Sau 1 tháng đạt 15-20g chuyển sang ao nuôi giống, mật độ 50 con/m2.Sau 2 tháng có thể nặng 50g chuyển sang nuôi rùa thịt. Mật độ 30con/m2. Nếu ao nuôi có nước chảy, mật độ có thể 45con/m2. Mỗi khi san ao phải phân loại rùa riêng để phòng chúng chèn ép, thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Thức ăn chủ yếu của rùa là động vật giàu đạm. Mỗi ngày cho ăn 1-2 lần.
Rùa thích sống ở vùng nước sạch, nếu không có nước chảy phải thường xuyên thay nước. Trước khi trú đông cho rùa ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để chúng tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Trong quá trình nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các khâu xây ao, tẩy ao nuôi, chọn giống, cho đẻ, quản lí chăm sóc.