Kỹ thuật nuôi thỏ 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:28
Chọn giống: Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định: - Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết. - Tỷ lệ thụ thai trên 70%, phối giống 8 lần và đẻ được 5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con. - Số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải đạt 6 con trở lên. - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (30 – 35 ngày) trên 80% (mỗi lứa cai sữa trên 5-6 con), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh (bình quân 30gr/con/ngày)... - Loại bỏ giống khi các chỉ tiêu sinh sản kém, mắc bệnh tật lâu ngày không khỏi, thể lực gầy yếu. Phối giống: Ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. ở cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ. Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao. Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tác nhân làm hưng phấn... đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn..

Chọn giống:
Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định:
- Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết.
- Tỷ lệ thụ thai trên 70%, phối giống 8 lần và đẻ được 5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con.
- Số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải đạt 6 con trở lên.
- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (30 – 35 ngày) trên 80% (mỗi lứa cai sữa trên 5-6 con), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh (bình quân 30gr/con/ngày)...
- Loại bỏ giống khi các chỉ tiêu sinh sản kém, mắc bệnh tật lâu ngày không khỏi, thể lực gầy yếu.

Phối giống:
Ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. ở cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ.
Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.
Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tác nhân làm hưng phấn... đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối giống 12 ngày.
Trường hợp chậm sinh và vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối giống nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân:
Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật... tính dục kém.
Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon)...
Thức ăn kém dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng và sinh tố... hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá.
Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa.
Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm.

Thức ăn:
Thức ăn thô xanh: Thỏ ăn được rất nhiều loại lá cây và quả củ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thức ăn cần được lưu ý: Thức ăn thô xanh cần rửa sạch bằng nước giếng hoặc nước máy. Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ, khoai tây nên luộc chín (để phòng chất độc khi củ khoai tây mọc mầm).
Chuồng nuôi và ổ đẻ:
Chuồng nuôi: Phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà. Không nên đặt chuồng thỏ ở nơi đã nuôi heo, gà .. vì dễ ngột ngạt và hôi thối.
Quy cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, dài 90cm, rộng 60cm, cao 50cm, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 5- 6 con thỏ thịt, 2 con hậu bị hoặc 1 con sinh sản. Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.
Xây dựng thiết bị cho thỏ uống nước: Dụng cụ này rất đơn giản và dễ làm, có thể tự thiết kế như sau:
Dụng cụ cho thỏ uống nước có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ xi măng hình chậu cao 8- 10cm, miệng rộng 10- 15cm để thỏ không dẫm chân vào và không lật đổ được. Để giữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc thủy tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược, có giá giữ vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước. Hoặc làm khay nước có chai chứa nước dốc ngược.
Ổ đẻ: Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1- 2 ngày trước khi đẻ, thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27-28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày

Bệnh thường gặp ở thỏ
Bệnh chướng hơi đầy bụng, đau bụng ỉa chảy, viêm ruột truyền nhiễm, cầu trùng, viêm mũi, tụ huyết trùng, tụ cầu trùng, viêm tuyến sữa, viêm núm vú, ghẻ, nấm da, bại liệt, cảm nóng, viêm kết mạc mắt.
Bệnh ghẻ ở mũi và tai thỏ: Đây là bệnh ký sinh trùng ngoài da, rất phổ biến. Bệnh có thể truyền nhiễm và ký sinh trên da thỏ, qua các đồ vật, chuồng....
Thuốc điều trị: Thuốc nước dạng ống tiêm Ivermectin, liều lượng 0,7ml/3kg thể trọng.
Nên vệ sinh chuồng trại và cách ly thỏ bị bệnh.
Bài thuốc trong dân gian : Dùng thuốc rê ( thuốc hút) ngâm với rượu trắng, pha đậm đặc, ngâm khoảng 1 tuần, bôi lên vết thương. Bôi thường xuyên.