Làm cách nào để phòng trị sâu đục trái đậu nành 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Trên trái đậu nành ở chỗ chúng tôi thời gian gần đây thường bị một lọai sâu mầu hồng hồng, con lớn có thể dài đến gần hai phân đục vào bên trong cắn phá hột rất nặng, gây thiệt hại rất nhiều đến năng xuất và thu nhập của bà con chúng tôi. Xin cho biết rõ về lọai sâu này? Có cách nào để phòng trị chúng có hiệu qủa? Hùynh Bá Phước An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) Và một vài bạn ở Tân Phú, Đồng Nai Trả lời: Theo chúng tôi con sâu đang gây hại trái đậu nành ở chỗ các bạn là con sâu Đục trái đậu nành (Etiella zinckenella). Đây là một lọai sâu thường gây hại rất nặng cho trái đậu nành, qua điều tra quan sát của các cơ quan chuyên môn thì ở nước ta ở đâu có trồng đậu nành là ớ đó xuất hiện lọai sâu này gây hại. Ở các tỉnh Phía Nam sâu thường gây hại nhiều ở các vụ đậu trong mùa khô (đặc biệt là ở vụ Đông Xuân muộn).Con trưởng thành của lòai sâu này có cơ thể dài khỏang 10-13 ly, sải cánh rộng..

Câu hỏi: Trên trái đậu nành ở chỗ chúng tôi thời gian gần đây thường bị một lọai sâu mầu hồng hồng, con lớn có thể dài đến gần hai phân đục vào bên trong cắn phá hột rất nặng, gây thiệt hại rất nhiều đến năng xuất và thu nhập của bà con chúng tôi. Xin cho biết rõ về lọai sâu này? Có cách nào để phòng trị chúng có hiệu qủa?
Hùynh Bá Phước
An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang)
Và một vài bạn ở Tân Phú, Đồng Nai

Trả lời: Theo chúng tôi con sâu đang gây hại trái đậu nành ở chỗ các bạn là con sâu Đục trái đậu nành (Etiella zinckenella). Đây là một lọai sâu thường gây hại rất nặng cho trái đậu nành, qua điều tra quan sát của các cơ quan chuyên môn thì ở nước ta ở đâu có trồng đậu nành là ớ đó xuất hiện lọai sâu này gây hại. Ở các tỉnh Phía Nam sâu thường gây hại nhiều ở các vụ đậu trong mùa khô (đặc biệt là ở vụ Đông Xuân muộn).
Con trưởng thành của lòai sâu này có cơ thể dài khỏang 10-13 ly, sải cánh rộng khỏang 20-25 ly, tòan thân mầu xám tro hoặc hơi nâu tro. Chúng họat động và đẻ trứng vào ban đêm. Khi cây chưa ra hoa kết trái thì trứng được đẻ trên mầm non, cuống lá non. Đến khi cây ra hoa kết trái chúng đẻ trên cuống hoa và rải rác trên trái, chúng thích đẻ trên nhưng giống đậu trái có nhiều lông, trên một trái chúng thích đẻ ở hai đầu trái vì chỗ này trái đậu thường có nhiểu lông. Một con cái có thể đẻ vài chục trứng trứng, nếu nhiều có thể trên hai trăm trứng.
Trứng hình bầu dục, dài 0,49 ly, rộng 0,37ly, mới đẻ có mầu trắng sữa, sau chuyển dần thành mầu hồng, trước khi nở một ngày có mầu vàng nhạt.
Khi mới nở sâu non dài khỏang 1 ly, thân mầu hồng, đầu mầu đen. Sau khi nở sâu non dong tơ hoặc bò trên cây để tìm trái đục vào, nếu trứng được đẻ trên trái thì chúng đục ngay vào trái đó. Trước khi đục vào trái sâu nhả tơ dệt một túi kén nhỏ, mầu trắng, mỏng, dài khỏang 1 ly rồi ẩn mình trong đó để đục khóet dần dần vỏ trái. Sau khi ăn hết hạt bên trong thì chúng đục một lỗ lớn hơn để chui ra ngòai tìm trái khác phá hại. Thường mỗi trái có một con sâu, nhưng khi sâu còn nhỏ mỗi trái có thể có 2-3 con, cá biệt tới 4 con, sâu thải phân ra ngay bên trong trái. Sâu non có 5 tuổi, Ở tuổi lớn sâu dài khỏang 15-17ly, đầu mầu nâu, thân mầu hồng (ảnh II-25).
Khi đẫy sức sâu đục lỗ chui ra ngòai, di chuyển xuống đất để hóa nhộng trong kén bằng tơ rất dai ở trong một xoang đất gần gốc cây đậu, cách mặt đất khỏang 3 phân. Đôi khi sâu hóa nhông trong kén ngay trên trái,
Những ruộng đậu xuống giống muộn thường bị sâu gây hại nhiều hơn ruộng xuống giống sớm.
Để phòng trừ sâu đục trái có kết qủa cao các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
-Nếu chỗ các bạn là vùng chuyên canh cây đậu nành hoặc các lọai đậu đỗ khác thì trước khi xuống giống cần cày, bừa, xới kỹ đất, phơi ải ruộng 1-2 tuần, nếu có điều kiện cho nước ngập ruộng 1-2 ngày để diệt hết nhộng trong đất.
-Sau khi trồng một vài vụ đậu nành nên luân canh một vụ với lúa nước hoặc rau trồng nước, nếu điều kiện cho phép.
-Nếu ruộng nhà bạn thường bị sâu gây hại bạn có thể dùng một số lọai thuốc trừ sâu như: Fentac 2EC; Bitadin WP; Fortac 5EC; Sebaryl 85BHN; Pertox 5EC; Carmethrin 10EC/25EC; Diaphos 50EC; Bi-58 40EC; Vibaba 50EC... để phun xịt. Thời điểm phun xịn tốt nhất là vào lúc sau khi cây đậu trỗ bông khỏang 2-3 tuần trở đi vì lúc này là thời điểm sâu đục trái di chuyển từ nơi khác đến đẻ trứng sinh sôi nẩy nở ra sâu non gây hại cho trái đậu nành ở ruộng nhà mình, sau khi xịt đợt thứ nhất nên xịt tiếp 2-3 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khỏang 5-7 ngày.