Làm cách nào phòng trị rầy chổng cánh hại cây hạnh 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:22
Câu hỏi: Gần đây trên cây hạnh ở chỗ tôi thường xuất hiện một lọai rầy ở đâu bay về đậu bám trên những đọt non, lá non, chúng hút nhựa làm cho đọt non, lá non bị vàng, rụng. Có người bảo đây là con rầy chổng cánh thường hại nhiều trên vườn cam quýt . Xin cho biết Rầy chổng cánh là con sâu rầy gì? Cách phòng trừ chúng như thế nào cho có hiệu qủa?Trần Quốc Thoan (Bình Long, Bình Phước)Trả lời: Rầy chổng cánh (Diaphorina citri), là một lòai côn trùng thường gây hại trên nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh bưởi, trong đó có cây hạnh. Chúng gây hại bằng chích hút nhựa của đọt non, lá non nếu nặng có thể làm cho lá non bị rụng, đọt non, cành non bị khô. Đấy là chưa kể trong chất bài tiết của chúng còn chứa nhiều chất đường mật, tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển gây cản trở cho việc quang hợp của cây. Đặc biệt chúng..

Câu hỏi: Gần đây trên cây hạnh ở chỗ tôi thường xuất hiện một lọai rầy ở đâu bay về đậu bám trên những đọt non, lá non, chúng hút nhựa làm cho đọt non, lá non bị vàng, rụng. Có người bảo đây là con rầy chổng cánh thường hại nhiều trên vườn cam quýt . Xin cho biết Rầy chổng cánh là con sâu rầy gì? Cách phòng trừ chúng như thế nào cho có hiệu qủa?
Trần Quốc Thoan (Bình Long, Bình Phước)
Trả lời: Rầy chổng cánh (Diaphorina citri), là một lòai côn trùng thường gây hại trên nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh bưởi, trong đó có cây hạnh. Chúng gây hại bằng chích hút nhựa của đọt non, lá non nếu nặng có thể làm cho lá non bị rụng, đọt non, cành non bị khô. Đấy là chưa kể trong chất bài tiết của chúng còn chứa nhiều chất đường mật, tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển gây cản trở cho việc quang hợp của cây. Đặc biệt chúng còn là môi giới truyền bệnh vàng lá Greening gây thiệt hại nghiệm trọng cho vườn cây có múi mà gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng thường nhắc tới.
Con trưởng thành của rầy dài khỏang 2,5-3mm, thân và cánh có mầu nâu xám, xen với những vệt trắng vàng, cánh sau ngắn hơn cánh trước. Đặc biệt khi đậu cả cơ thể và cánh chổng ngược lên trời làm thành một góc khỏang 40-45 độ so với bề mặt lá, cành non (vì thế chúng có tên gọi là rầy chổng cách).
Rầy thường đẻ trứng rải rác hoặc thành từng chùm (đám) trên đọt non hoặc cuống lá non, gân lá.
Trứng rất nhỏ, hình bầu dục có đầu nhọn (giống như trái lê), dài khỏang 0,2-0,3mm, dính thẳng vào mặt lá, mầu vàng tươi.
Aáu trùng có 5 tuổi, hình bầu dục, dẹp, mới nở có mầu vàng, ít di chuyển. Từ tuổi 3 trở đi mầu sắc thay đổi từ vàng xanh, đến vàng xám, mầm cánh phát triển che hết một phần cơ thể. Sống tập trung trên đọt, lá non và tiết ra những sợi sáp mầu trắng che phủ. Cả trưởng thành và ấu trùng đều tập trung chích hút nhựa trên các đọt non, lá non.
Để phòng trừ rầy bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
-Không nên trồng các lọai cây kiểng thuộc họ cam quýt như Nguyệt quới, cần thăng, kim quýt...(đặc biệt là nguyệt quới) trong hoặc gần các vườn trồng hạnh, vì những cây này là những cây ký chủ phụ của Rầy chổng cánh. Nếu có trồng những cây kiểng này thì phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, không để chúng lây lan sang cây hạnh.
-Trồng một số cây chắn gió như dương, bình linh lá...bao quanh vườn hạnh để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến.
-Thực tế cho thấy, ở những vườn cam qúyt có nhiều con kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là những vườn rầy chổng cách thường xuất hiện rất ít, vì thế nếu có thể đươcï bạn nên bắt thả, nuôi nhân kiến vàng trang vườn. Nhớ phải hết sức cẩn thật khi xịt thuốc vì kiến vàng rất dễ bị chết do thuốc.
-Nếu vườn thường bị rầy gây hại, nên kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ Rầy kịp thời, về thuốc bạn có thể sử dụng bằng một trong các lọai thuốc như : Applaud 10WP; Applaud mipc; Trebon10EC; Bassa 50EC; Bascide 50EC; DC-Tron Plus 98.8EC; Butyl 10WP...Khi xịt nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây)./.