Lồng bẫy - Công cụ khai thác hải sản sống 

Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
Trong lĩnh vực khai thác hải sản ở nước ta, bên cạnh việc phát triển các nghề lưới kéo, rê khơi, vây kết hợp ánh sáng, chà rạo di động, câu cá ngừ đại dương, chụp mực... còn có nghề khai thác có tính chọn lọc đối tượng và bảo vệ được nguồn lợi hải sản - đó là nghề khai thác bằng lồng bẫy.Kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy (dưới đây gọi là lồng) ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Trong lĩnh vực khai thác hải sản ở nước ta, bên cạnh việc phát triển các nghề lưới kéo, rê khơi, vây kết hợp ánh sáng, chà rạo di động, câu cá ngừ đại dương, chụp mực... còn có nghề khai thác có tính chọn lọc đối tượng và bảo vệ được nguồn lợi hải sản - đó là nghề khai thác bằng lồng bẫy.Kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy (dưới đây gọi là lồng) ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. ở nước ta những năm trước đây, đã du nhập từ một số nước kỹ thuật này để đánh bắt thử nghiệm như: Cu Ba đã đưa vào lồng đánh tôm hùm năm 1980, Ôxtrâylia năm 1991, Hàn Quốc đưa vào lồng đánh cua, ghẹ, bạch tuộc năm 1990, và Thái Lan đã chuyển giao công nghệ đánh bắt cá song cho Viện nghiên cứu Hải sản năm 1992. Mới đây Công ty Thuỷ sản Hạ Long và một số ngư dân Bình Ðịnh, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu đã sử dụng công nghệ đánh bắt cá chình và các loài hải sản khác bằng lồng mang lại hiệu quả rất cao. Mặc dù đã có một vài thử nghiệm và mô hình được áp dụng nhưng vẫn còn đơn lẻ, chưa được phổ biến và phát triển rộng rãi cho ngư dân vùng ven biển, nhất là ngư dân các vùng hải đảo.Vùng biển Việt Nam có rất nhiều..

Trong lĩnh vực khai thác hải sản ở nước ta, bên cạnh việc phát triển các nghề lưới kéo, rê khơi, vây kết hợp ánh sáng, chà rạo di động, câu cá ngừ đại dương, chụp mực... còn có nghề khai thác có tính chọn lọc đối tượng và bảo vệ được nguồn lợi hải sản - đó là nghề khai thác bằng lồng bẫy.
Kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy (dưới đây gọi là lồng) ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực khai thác hải sản ở nước ta, bên cạnh việc phát triển các nghề lưới kéo, rê khơi, vây kết hợp ánh sáng, chà rạo di động, câu cá ngừ đại dương, chụp mực... còn có nghề khai thác có tính chọn lọc đối tượng và bảo vệ được nguồn lợi hải sản - đó là nghề khai thác bằng lồng bẫy.
Kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy (dưới đây gọi là lồng) ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. ở nước ta những năm trước đây, đã du nhập từ một số nước kỹ thuật này để đánh bắt thử nghiệm như: Cu Ba đã đưa vào lồng đánh tôm hùm năm 1980, Ôxtrâylia năm 1991, Hàn Quốc đưa vào lồng đánh cua, ghẹ, bạch tuộc năm 1990, và Thái Lan đã chuyển giao công nghệ đánh bắt cá song cho Viện nghiên cứu Hải sản năm 1992. Mới đây Công ty Thuỷ sản Hạ Long và một số ngư dân Bình Ðịnh, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu đã sử dụng công nghệ đánh bắt cá chình và các loài hải sản khác bằng lồng mang lại hiệu quả rất cao. Mặc dù đã có một vài thử nghiệm và mô hình được áp dụng nhưng vẫn còn đơn lẻ, chưa được phổ biến và phát triển rộng rãi cho ngư dân vùng ven biển, nhất là ngư dân các vùng hải đảo.
Vùng biển Việt Nam có rất nhiều đảo, bãi rạn tự nhiên, là nơi sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá mú, hồng, kẽm, sạo; mực ống, nang, lá và tôm hùm, cua ghẹ và đặt biệt là cá chình.. ..đang được thị trường rất ưa chuộng. Do tập tính của những đối tượng này là sống ở gần chân rạn, đá, gốc chà .. .. nên việc khai thác bằng các những loại nghề thông thường như kéo, vây, rê... kém hiệu quả, rất dễ gặp sự cố và gây nguy hiểm cho ngư cụ.
Nhằm giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ cần khuyến khích áp dụng kỹ thuật đánh bắt hải sản sống bằng lồng.
Lồng là gì?
Lồng là một loại công cụ đánh bắt thụ động đối với một số loài hải sản sống có giá trị kinh tế cao ở các vùng cồn rạn, san hô, hốc đá... ; với nguyên tắc là vào được nhưng không ra được. Lồng có thể khai thác được một số đối tượng mà một vài ngư cụ khác khó có thể thực hiện được như lưới kéo, lưới vây, lưới rê.
Tàu thuyền và số lượng lồng: Tuỳ theo số lượng lồng mà công suất tàu thuyền khác nhau. Số lồng càng nhiều thì công suất tàu càng lớn. ở đây xin giới thiệu kỹ thuật khai thác hải sản bằng lồng đối với tàu công suất 22 - 33cv, số lao động 5- 6 người, số lồng ít nhất là 30cái.
Tàu nên có khoang chứa nước biển để giữ sống cá trên tàu.
Nguyên liệu: gồm cây song hoặc tre, gỗ, lưới mạ kẽm hoặc lưới PE, là những nguyên liệu rất rẻ và dễ tìm.
Kích thước lồng:
- Lồng được định hình bằng khung gỗ, xung quanh khung cứng được bọc bằng lưới kim loại mạ kẽm đường kính 1 - 1,2mm hoặc lưới PE có kích thước mắt lưới 2a = 50 - 60 mm. Lồng gồm 3 phần: Ðáy lồng, thân lồng và hom lồng, chiều dài lồng: 1,8-2m; rộng: 1m-1,2m; cao: 1-1,2m.
Kỹ thuật lắp ráp:
- Khung đáy lồng: Sử dụng thân cây gỗ nhỏ 25-30 cm, sau đó đặt các đoạn gỗ vào vị trí đã định rồi liên kết bằng đinh sắt.
- Khung thân lồng:
Sử dụng thân cây song 25 - 30 mm uốn thành cung cong liên kết với khung đáy lồng. Sử dụng thân cây gỗ hoặc tre 25 - 30 mm liên kết các cung cong thân lồng ở điểm cao nhất. Sử dụng thân cây gỗ 25 - 35 mm liên kết các cung hai bên thành lồng sẽ có được khung thân lồng. Sau đó ta dùng lưới mạ kẽm bọc toàn bộ khung lồng ta được một lồng hoàn chỉnh.
Trang bị dây, phao và trọng vật:
Ðể bảo đảm kết cấu lồng chắc chắn, đồng thời giảm được lực tác động trực tiếp lên lồng, khi thu lồng cần trang bị thêm dây phụ trợ dọc trên các cung song. Hệ thống dây kéo lồng được bố trí ở phần cửa lồng để khi thu lồng lên, phần miệng lồng luôn nhấc lên trước nhằm hạn chế cá thoát ra ở miệng lồng.
Một phao tròn đường kính 150mm được liên kết với lồng bằng dây PE hoặc PA 8-10m, có chiều dài dây bằng 1,5 độ sâu.
Khi thả lồng ở độ sâu lớn hơn 30m cần trang bị thêm đá (hoặc chì) ở 4 góc đáy lồng và một neo cố định được liên kết với lồng.
Mồi: là các loại cá, thối rữa càng tốt.
Ngoài ra lồng được che chắn thêm lá dừa để tạo bóng râm, bên trong bố trí thêm vật liệu để dụ cá như sợi nylon nhiều màu, phao xốp....
Thao tác thu và thả lồng:
- Thả lồng: Thả lồng ở các hang hốc đá gần chân đảo, hoặc các rạn đá ở vùng nước nông. Sau khi buộc đá dằn xong dùng xuồng chèo tay chở đến vị trí thả lồng, để thả lồng chìm hẳn xuống nước và quan sát nếu lồng đã ở trạng thái tự nhiên thì thả tiếp dây và phao. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi thả hết lồng.
- Thu lồng: Ngâm lồng khoảng 3-4 ngày thì thu lồng lấy cá. Trước tiên thu phao, dây liên kết rồi đưa lồng lên xuồng để lấy cá, sau đó lại thả lồng tiếp. Làm tương tự cho hết số lồng đã thả.
Sản phẩm của nghề khai thác hải sản bằng lồng là các loại hải sản tươi sống nên có giá trị kinh tế rất cao. Với vốn đầu tư cho mỗi lồng từ 0,6 - 2 triệu đồng (tuỳ kích cỡ), nếu khai thác liên tục có thể thu hồi vốn trong vòng 2 -3 tháng. Kỹ thuật chế tạo và kỹ thuật đánh bắt rất đơn giản, phù hợp với trình độ của ngư dân đánh bắt ở khu vực ven bờ và cũng là nghề để trang bị kiêm nghề cho các tàu đánh cá xa bờ.