Một số bệnh thường gặp khi nuôi tôm sú 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
Hơn 10 năm trở lại đây, nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh. Năm 2001, diện tích nuôi tôm thương phẩm đạt hơn 230.000ha, năng suất bình quân 462kg/ha, cá biệt có mô hình đạt 9-11tấn/ha, tổng sản lượng tôm nuôi 155.000 tấn. Ðồng bằng sông Cửu Long là khu vực có phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, tỷ lệ sản lượng tôm nuôi chiếm hơn 50% của cả nước. Tuy nhiên, cùng với việc tăng nhanh diện tích nuôi tôm, tình hình dịch bệnh cũng phát triển.Trong thời gian từ trung tuần tháng 12/2001 đến nay, ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã và đang xảy ra dịch bệnh trên tất cả các mô hình nuôi, tỷ lệ diện tích bị nhiễm bệnh chiếm khoảng 30-60% trên tổng diện tích nuôi. Bài viết này giớ thiệu một số bệnh thường gặp trên tôm sú..

Hơn 10 năm trở lại đây, nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh. Năm 2001, diện tích nuôi tôm thương phẩm đạt hơn 230.000ha, năng suất bình quân 462kg/ha, cá biệt có mô hình đạt 9-11tấn/ha, tổng sản lượng tôm nuôi 155.000 tấn. Ðồng bằng sông Cửu Long là khu vực có phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, tỷ lệ sản lượng tôm nuôi chiếm hơn 50% của cả nước. Tuy nhiên, cùng với việc tăng nhanh diện tích nuôi tôm, tình hình dịch bệnh cũng phát triển.
Trong thời gian từ trung tuần tháng 12/2001 đến nay, ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã và đang xảy ra dịch bệnh trên tất cả các mô hình nuôi, tỷ lệ diện tích bị nhiễm bệnh chiếm khoảng 30-60% trên tổng diện tích nuôi. Bài viết này giớ thiệu một số bệnh thường gặp trên tôm sú nuôi thương phẩm ở các thời kỳ khác nhau tại nhiều địa phương thuộc vùng Nam Bộ, tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để người nuôi tôm tham khảo, biết cách phòng trừ dịch bệnh, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Hơn 10 năm trở lại đây, nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh. Năm 2001, diện tích nuôi tôm thương phẩm đạt hơn 230.000ha, năng suất bình quân 462kg/ha, cá biệt có mô hình đạt 9-11tấn/ha, tổng sản lượng tôm nuôi 155.000 tấn. Ðồng bằng sông Cửu Long là khu vực có phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, tỷ lệ sản lượng tôm nuôi chiếm hơn 50% của cả nước. Tuy nhiên, cùng với việc tăng nhanh diện tích nuôi tôm, tình hình dịch bệnh cũng phát triển.
Trong thời gian từ trung tuần tháng 12/2001 đến nay, ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã và đang xảy ra dịch bệnh trên tất cả các mô hình nuôi, tỷ lệ diện tích bị nhiễm bệnh chiếm khoảng 30-60% trên tổng diện tích nuôi. Bài viết này giớ thiệu một số bệnh thường gặp trên tôm sú nuôi thương phẩm ở các thời kỳ khác nhau tại nhiều địa phương thuộc vùng Nam Bộ, tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để người nuôi tôm tham khảo, biết cách phòng trừ dịch bệnh, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Bệnh thường gặp ở tháng nuôi đầu tiên:
Trên các ao theo dõi, có 4 nhóm bệnh xuất hiện trong giai đoạn này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi.
- Bệnh MBV: tôm nhiễm MBV ở các mức độ khác nhau với tần suất khá cao (>50% số ao). Tuy nhiên, nhìn chung tôm bị nhiễm MBV chỉ ở mức nhẹ và tập trung chủ yếu ở các ao cũ tại khu nuôi tập trung.
- Bệnh đốm trắng bộc phát và gây thiệt hại toàn bộ cho ao nuôi ở ngay tháng nuôi thứ nhất, khi tôm 27-30 ngày tuổi. Tuy nhiên tần suất xuất hiện khá thấp (7,3%). Trong quần đàn tôm bị chết do bệnh đốm trắng có trường hợp ghi nhận tôm chết đi kèm với dấu hiệu nhiễm virus đầu vàng.
- Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nước ao và tôm bị phát sáng cũng được ghi nhận với tần suất xuất hiện khá thấp (<10%).
- Bệnh đỏ thân xuất hiện ở cuối tháng nuôi đầu tiên và đi kèm với tôm bị nhiễm khuẩn. Trường hợp này có thể do vi khuẩn gây nên, khác với hội chứng đỏ thân đốm trắng làm tôm chết hàng loạt.
2. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ hai
Ðây là giai đoạn tôm rất nhạy cảm với các mầm bệnh, nhất là đối với virus đốm trắng, đầu vàng, MBV...
- Bệnh đốm trắng: nhìn chung ở các ao được khảo sát, tôm chết do virus đốm trắng tăng hơn 8 lần so với tháng nuôi đầu, có thể phân làm 3: nhóm ao tôm chết do virus đốm trắng, nhóm ao tôm chết do virus đốm trắng và có thể cộng hưởng do virus đầu vàng, nhóm ao tôm chết do hội chứng đỏ thân đốm trắng. Tôm chết có độ tuổi từ 36-56 ngày nuôi, nhiều nhất là ở 40-50 ngày nuôi.
- Bệnh MBV: nhìn chung số trường hợp tôm bị nhiễm MBV giảm rõ rệt (<24%), trong khi tỷ lệ và cường độ nhiễm MBV không khác biệt lắm so với tháng nuôi đầu. Không ghi nhận được trường hợp tôm chết do MBV gây nên.
- Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị nhiễm khuẩn được ghi nhận khá nhiều trong giai đoạn này, tần suất xuất hiện > 50%, trong đó hầu hết các trường hợp đều đi kèm với mảng bám hoặc đóng rong. Có 4 trường hợp tôm bị nhiễm khuẩn và đỏ thân, các trường hợp này tôm đều nhiễm virus đốm trắng và bộc phát bệnh.
- Bệnh hoại tử mắt: bệnh này làm cho tôm mất khả năng định vị phương hướng, chúng bơi lờ đờ sát mặt nước, không ăn được và chết. Bệnh xuất hiện ít, lẻ tẻ, số lượng tôm bị bệnh chỉ vài con.
- Bệnh mềm vỏ: các trường hợp tôm bị mềm vỏ xảy ra ở tôm nuôi trong ao nước ngọt, độ kiềm và độ mặn rất thấp, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%).
- Bệnh đỏ thân kèm theo sự biến đổi bất thường của khối gan tụy đã được ghi nhận, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%), các trường hợp này đều bị bộc phát bệnh đốm trắng một thời gian ngắn sau đó.
3. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ ba
- Bệnh đóng rong: hầu hết các ao (95%) đều ghi nhận trường hợp có tôm bị mảng bám, một số nhỏ trường hợp tôm bị đóng rong và ký sinh trùng. Tuy nhiên số lượng tôm bị bệnh này không lớn, đa số chỉ xuất hiện rải rác tần suất xuất hiện khá nhỏ (<5%).
- Bệnh nhiễm khuẩn: giai đoạn này bệnh nhiễm khuẩn nhìn chung tương đối phổ biến hơn và xuất hiện hầu như suốt thời gian trong tháng với cường độ nhiễm nặng, nhẹ khác nhau tùy thuộc nhiều vào điều kiện nước ao xấu hay tốt (chủ yếu là mức nhiễm bẩn hữu cơ).
- Bệnh mềm vỏ: hầu như ở các ao theo dõi, trường hợp tôm bị bệnh mềm vỏ rất ít thấy trong giai đoạn này, nếu có chỉ là vài cá thể được phát hiện trong mỗi quần đàn, chủ yếu trong trường hợp tôm nhỏ hay yếu, ăn yếu, sức khỏe yếu dẫn đến vỏ mềm.
- Bệnh MBV: ở hai tháng nuôi sau của vụ nuôi, MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu.
- Bệnh đốm trắng: hội chứng đỏ thân đốm trắng và bệnh đốm trắng tiếp tục xảy ra đầu tháng nuôi thứ 3, ở độ tuổi 65-70 ngày, gây chết rất nhanh, dẫn đến thiệt hại toàn bộ ao nuôi, tuy nhiên tần suất xuất hiện bệnh không cao (9,7%).
4. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ tư
- Bệnh đóng rong: nhìn chung giai đoạn này hầu hết các ao đều ghi nhận tôm có bị mảng bám kết hợp với nhiễm khuẩn, ngay cả những ao tôm bình thường, tuy nhiên số lượng cá thể rất ít. Trong điều kiện ao nuôi bị nhiễm bẩn hữu cơ khá nặng, tôm bị stress nhiều, tôm yếu và giảm khả năng tự làm sạch có thể là nguyên nhân chính gây bệnh.
- Bệnh MBV: trong giai đoạn này MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận là có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu.
- Bệnh đốm trắng: nhìn chung ở các ao theo dõi, giai đoạn này tôm không chết do bộc phát bệnh đốm trắng, chỉ ghi nhận trường hợp tôm yếu và bị tấp mé với số lượng rất ít cá thể mang dấu hiệu bệnh đốm trắng.
Ðể phòng bệnh một cách có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, bà con nuôi tôm có thể tham khảo một số nguyên nhân chính sau đây dẫn đến bộc phát dịch bệnh trên tôm sú nuôi:
1. Yếu tố ngoại cảnh
- Vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp cho hệ thống ao nuôi. Các vùng đất nhiễm phèn nặng hay quá kiềm dẫn đến khó cải tạo ao gây nên tôm bị stress hoặc ở vùng chứa nhiều mùn bã hữu cơ làm ao bị thẩm lậu, rò rỉ.
- Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi dẫn đến việc tiến hành mùa vụ bị trậm trễ, không đủ nước thay khi ao bị bẩn hay xử lý hóa chất cần thay nước. Hệ thống kênh thoát không tốt dẫn đến việc thoát nước không kịp thời, hay tồn đọng nước bẩn gây nhiễm bẩn cho khu nuôi. Ðối với các khu nuôi bán thâm canh và thâm canh tập trung, việc không có hệ thống xử lý nước thải tốt là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhiễm bẩn hữu cơ nghiêm trọng cho vùng nuôi chỉ trong vòng 2-5 năm.
- Không ngăn chặn sinh vật mang mầm bệnh (trong đó tôm hoang dã, giáp xác nhỏ, phù du sinh vật, ấu trùng, côn trùng) xâm nhập dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm (đốm trắng, đầu vàng) tăng lên.
2. Yếu tố kỹ thuật
Ðây là khâu quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý ao, góp phần rất lớn cho vụ nuôi thành công. Các trở ngại thường gặp là:
- Thiếu hệ thống thiết bị công trình phụ trợ phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường tối ưu cho tôm nuôi.
- Không gây màu nước đạt yêu cầu (thường gặp ở các ao nuôi thâm canh hiện nay) dẫn đến tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Ðây được xem là yếu tố rất quan trọng để tôm nuôi phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo.
- Quản lý chất lượng nuớc ao: lượng ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, dao động pH, nhiệt độ vượt khoảng cho phép...tất cả những yếu tố này đều tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công.
- Quản lý thức ăn không hợp lý gây ô nhiễm, làm tôm bị mềm vỏ, chậm lớn hoặc mang mầm bệnh.
- Quản lý sức khỏe tôm nuôi: quan sát và ghi nhận dấu hiệu, động thái và biểu hiện bên ngoài của tôm, kiểm tra sự xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, đầu vàng) để từ đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
3. Chất lượng con giống
Ðây là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định sự thành bại của vụ nuôi.
- Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại.
- Xác định tính cộng hưởng của virus đốm trắng và các nhóm mầm bệnh khác.
- Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trong việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ nuôi sau.
- Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất hiện mầm bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của virus này. Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần quan tọng trong việc kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng.
4. Các yếu tố khác
- Tiêu chuẩn hóa đối với các hệ thống công trình (hệ thống kênh mương, hệ thống ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải), các công trình hạ tầng phục vụ cho các khu vực nuôi bán thâm canh, thâm canh tập trung.
- Hoạt động khuyến ngư và định kỳ tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi.
- Ðề ra các giải pháp, các quy định bảo vệ cho cộng đồng khu vực nuôi khi có dịch bệnh xảy ra như: biển báo ao có tôm bị bệnh, thông báo việc thải nước từ các ao có tôm bị bệnh.
- Xây dựng các khuyến cáo về tính mùa vụ cho người nuôi tôm.