Một số bệnh thường gặp ở hươu, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:28
I. Bệnh thường gặp ở hươu con (dưới 1 năm tuổi)1.1. Bệnh viêm rốn sau khi sinha) Nguyên nhân:- Sau khi sinh bị nhiễm trùng do chuồng bẩn, ruồi nhặng đậu bâu vào gây ra.- do đỡ đẻ thiếu kinh nghiệm, vô trùng không tốt.b). Triệu chứng:Hươu con ủ rủ, kém đi lại, thường nằm một chỗ, úp bụng xuống không cho ruồi bâu vào rốn và hươu mẹ liếm, không thích hoặc ít bú mẹ hơn, thân nhiệt cao hơn bình thường. Vết thương ở rốn có mủ vàng, có nước chảy ra, bóp nhẹ con vật tỏ ra đau đớn.c) Điều trị:+ Dùng kháng sinh: Penicilline+ Streptomycine tiêm trong vòng 3 đến 5 ngày.- Penicilline: 1-2 triệu đơn vị/ ngày.- Streptomycine: 1 -2 gam/ ngày.+ Cho uống thêm kháng sinh và sinh tố:- Tretracycline: 0,25g hay 2-4 viên/ ngày.- Ampicilin: 400.000 đơn vị: hay 2-4 viên/ ngày- Erythomycine: 0,25g hay 2-4 viên / ngày.- B1, C, 5- 8 viên/ ngày. Bcomlec 5-8ml/kg trọng lượng.- Khi không uống được thì vắt sữa mẹ cho uống, ngày 5- 6 lần, mỗi lần 20 - 30 ml, tuỳ theo khả năng của từng con, nếu sữa mẹ bị tắc hoặc khó lấy thì cho uống sữa dê, sữa bò.d). Phòng bệnh:- Khi hươu chuẩn bị đẻ, cần làm vệ sinh chuồng trại, chỗ đẻ dùng những loại rơm khô, mềm và sạch để lót ổ đẻ. Dùng dụng cụ sạch để đỡ đẻ, tay phải vô trùng, phải chuẩn bị, dụng cụ cắt rốn, thắt rốn, sát trùng một cách đầy đủ.1.2. Bệnh ỉa chảya). Nguyên nhân:- Do hươu mẹ ăn nhiều thức ăn kém phẩm chất như bị mốc, bị ôi thiu, không sạch hoặc các chất béo như khô dầu lạc, đậu hoặc các loại thức ăn chứa nhiều nước: cỏ quá non, lá, đây lang, dây lạc còn quá tươi…- Do thời tiết thay đổi đột ngột: đang nắng to thì bị mưa rào, hươu bị cảm lạnh.- Do chuồng trại bẩn: lầy lội đầy phân, ẩm ướt.b) Triệu chứng:- Phân có mùi thối khẳm, loãng có khi như nước, có thể lẩn máu tươi- Hươu con gầy yếu, lông xù kém mượt.- Phân dính ở kheo, đít, lông đuôi nhiều.- Nếu quan sát kỹ thì thấy hươu mẹ hay liếm chỗ con nằm, do thường con thải phân ra chỗ đó, hươu mẹ thường liếm đít con.c) Điều trị:- Cần theo dõi để phát hiện sớm bệnh này và điều trị dứt điểm.- Cần khống chế không cho mẹ liếm đít con ( có thể lách riêng con ở một chuồng khác).- Cho uống:+ Chlorocid 0,25g hay 2-4 viên/ngày.+ Sulfaguanidin (ganidan) 0,5g: 2-4 viên/ngày.+ Tetracylin 0,25g: 1 - 2 viên/ ngày.+Streptomycin: 1g/ngày.Truyền tĩnh mạch: Glucoza 30%, Natriclorua 0,09%, từ 250- 300ml/ngày mỗi thứ.+ Tiêm trợ sức: B1 0,25%, C 0,25% từ 1 -2 ống/ngày.+ Cho uống Oresol hoặc sữa mẹ để phòng mất nước.d). Phòng bệnh:- Sau khi đẻ, cho mẹ ăn thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, chất béo vừa đủ. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều nước như dây lang, dây lạc, khô dầu, củ lạc, đậu và củ khoai lang, và thức ăn tinh kém phẩm chất, như thối, mốc, đã kém phẩm chất.- Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Thức ăn mới nên cho ăn từ từ, có thăm dò.Vì thế cần phải chuẩn bị một lượng thức ăn cần thiết trước đó lượng thức ăn cần thiết sau khi đẻ (kể cả thức ăn xanh và tinh)- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, ấm, tránh gió lùa.1.3. Bệnh trĩBệnh này thường nhầm với bệnh ỉa chảy vì khó quan sát, mẹ thường liếm đít con, làm con bị đít loét, thậm chí bị tắc hậu môn.a) Nguyên nhân:- Đây có thể là bệnh do di truyền từ con đực bố cho con. Thường thì bố có bệnh này thường thì truyền cho con.b) Triệu chứng:- Phân táo và có mùi thối khẳm. Vì thế mẹ thường liếm đít con. Bệnh thường tập trung ngay sau khi đẻ cho đến 2 tháng thôi. Mà nhất là giai đoạn 10 ngày tuổi. Con thường gầy và yếu.c) Điều trị: Cần phân biệt hai dạng bệnh.+ Trĩ ngoại: ở giai đoạn đầu, hươu con khó đi ngoài, phân rặn nhiều. Dùng:- Sulfatmagic: MgS04: 3-5g/ ngày/ con. Cho uống liên tục 3-5 ngày.- Cho uống lá giếp cá nhiều ngày cho đến khi khỏi thì thôi.- Có thể dùng bài thuốc nam sau:- Lá diếp cá một nắm.- Lá chút em (rau má ngọ) 1 nắm.- Cả hai thứ giã nhỏ, trộn một ít muối, cho thêm nước vắt lấy hỗn lợp này cho uống. Kết quả điều trị rất có hiệu quả, thường cho uống đến khi khỏi thì thôi.+ Trĩ nội: Nếu giai đoạn đầu không điều trị thì chuyển sang giai đoạn hai bệnh làm cho cơ vòng hậu môn bị liệt co lại, làm cho con vật không đi ngoài được hoặc đi được nhưng rất khó.- Điều trị bằng cách thụt nước sôi cho thêm ít muối, kích thích cho ỉa chảy.- Tiêm B1 0,25: 2 ống / ngày.- Atropin: 2 ống/ ngày, tiêm liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.- Trường hợp không khỏi thì phải nhờ đến cán bộ chuyên môn mổ. Khi mổ cần thêm kháng sinh để tránh nhiễm trùng.1.4. Bệnh cảm nónga) Nguyên nhân:- Do chuồng không thông thoáng nên hươu rất dễ bị cảm nóng, thường xẩy ra trong mùa hè.b) Triệu chứng:Hươu mệt, ít bú, tai, chân đều nóng. Nếu dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể thì nhiệt độ tăng cao có thể trên 39, có lúc lên đến 40-410C, mũi khô.c) Điều trị- Mở thông thoáng chuồng nuôi, dọn chuồng sạch sẽ.- Giải nhiệt bằng cách cho uống các lá thuốc nam: Lá diếp cá, lá cỏ mực, lá ngải cứu. Nếu sốt cao thì có thể cho uống thuốc hạ nhiệt Praraxetamol 0,l5: 1viên/ ngày, chia làm 2lần/ ngày.- Chống nhiễm trùng bằng cách cho uống Tetracylin 0,2: 1-2 viên/ ngày.d) Phòng bệnh:Những ngày nóng cần tạo cho chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ để hươu con có chỗ nằm nghỉ ngơi. Hợp vệ sinh.1.5 Bệnh Cảm lạnh.a) Nguyên nhân:- Là do thời tiết thay đổi đột ngột, đang nóng chuyến sang lạnh, mưa gió lùa làm ẩm ướt chuồng, thậm chí làm ướt cả hươu con.b). Triệu chứng- Hươu con ít bú mẹ, nằm co ro, nắm , sờ vào tai, chân thấy lạnh.c) Điều trị:- Cho sưởi ấm bằng cách xông hơi bồ kết, tóc rối nến. . . và xoa bóp các thuốc nam gây nóng sau: giã gừng tươi. xào với nước tiêu rồi xoa bóp chân, bụng, tai. Bên cạch đó có thể dùng các loại dầu làm ấm cơ thể để xoa bóp, cần tránh các bệnh về đường hô hấp có thể cho uống thêm 1-2 viên Tetracylin 0,25 làm như thế liên tục 1- 2 ngày thì sẽ khỏi hẳn.d) Phòng bệnh:- Cần theo dõi thời tiết khí hậu để che chắn cẩn thận, tránh gió lùa trực diện vào chuồng. Sẽ gây ra bệnh cảm lạnh cho hươu con.1.6 Bệnh viêm phổiĐây là một bệnh thường hay gặp nhất ở hươu con, thường tập trung vào những lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh. Lúc bấy giờ thì vi trùng đường hô hấp phát triển nhất.a) Nguyên nhân:Hươu con còn nằm trong bụng mẹ thì mọi thứ đều phụ thuộc vào cơ thể mẹ, khi ra ngoài hươu con phải tiếp xúc với điều kiện bên ngoài có nhiều thay đổi bất lợi: nhiệt độ bên ngoài không ổn định do mưa, gió lạnh, nóng nắng, độ ẩm chuồng trại bẩn . . . và con tự tìm kiếm để lấy thức ăn.b) Triệu chứng:- Thở gấp hai mũi phập phồng, có khi phải thở cả bụng, mũsi khô.- Bỏ bú ủ rũ, nằm một chỗ, lông dựng.- Nhiệt độ cơ thể: sốt cao từ 40- 410C.- Phân loãng (ỉa chảy): thường phải có kinh nghiệm để phân biệt với bệnh ỉa chảy, trong bệnh ỉa chảy phân có mùi thối khẳm. Trong bệnh viêm phổi, ỉa chảy là bệnh thứ phát nên phân sống, không thối khẳm, để khám chắc chắn, nên rửa sạch tay bằng..

I. Bệnh thường gặp ở hươu con (dưới 1 năm tuổi)
1.1. Bệnh viêm rốn sau khi sinh
a) Nguyên nhân:
- Sau khi sinh bị nhiễm trùng do chuồng bẩn, ruồi nhặng đậu bâu vào gây ra.
- do đỡ đẻ thiếu kinh nghiệm, vô trùng không tốt.
b). Triệu chứng:
Hươu con ủ rủ, kém đi lại, thường nằm một chỗ, úp bụng xuống không cho ruồi bâu vào rốn và hươu mẹ liếm, không thích hoặc ít bú mẹ hơn, thân nhiệt cao hơn bình thường. Vết thương ở rốn có mủ vàng, có nước chảy ra, bóp nhẹ con vật tỏ ra đau đớn.
c) Điều trị:
+ Dùng kháng sinh: Penicilline+ Streptomycine tiêm trong vòng 3 đến 5 ngày.
- Penicilline: 1-2 triệu đơn vị/ ngày.
- Streptomycine: 1 -2 gam/ ngày.
+ Cho uống thêm kháng sinh và sinh tố:
- Tretracycline: 0,25g hay 2-4 viên/ ngày.
- Ampicilin: 400.000 đơn vị: hay 2-4 viên/ ngày
- Erythomycine: 0,25g hay 2-4 viên / ngày.
- B1, C, 5- 8 viên/ ngày. Bcomlec 5-8ml/kg trọng lượng.
- Khi không uống được thì vắt sữa mẹ cho uống, ngày 5- 6 lần, mỗi lần 20 - 30 ml, tuỳ theo khả năng của từng con, nếu sữa mẹ bị tắc hoặc khó lấy thì cho uống sữa dê, sữa bò.
d). Phòng bệnh:
- Khi hươu chuẩn bị đẻ, cần làm vệ sinh chuồng trại, chỗ đẻ dùng những loại rơm khô, mềm và sạch để lót ổ đẻ. Dùng dụng cụ sạch để đỡ đẻ, tay phải vô trùng, phải chuẩn bị, dụng cụ cắt rốn, thắt rốn, sát trùng một cách đầy đủ.
1.2. Bệnh ỉa chảy
a). Nguyên nhân:
- Do hươu mẹ ăn nhiều thức ăn kém phẩm chất như bị mốc, bị ôi thiu, không sạch hoặc các chất béo như khô dầu lạc, đậu hoặc các loại thức ăn chứa nhiều nước: cỏ quá non, lá, đây lang, dây lạc còn quá tươi…
- Do thời tiết thay đổi đột ngột: đang nắng to thì bị mưa rào, hươu bị cảm lạnh.
- Do chuồng trại bẩn: lầy lội đầy phân, ẩm ướt.
b) Triệu chứng:
- Phân có mùi thối khẳm, loãng có khi như nước, có thể lẩn máu tươi
- Hươu con gầy yếu, lông xù kém mượt.
- Phân dính ở kheo, đít, lông đuôi nhiều.
- Nếu quan sát kỹ thì thấy hươu mẹ hay liếm chỗ con nằm, do thường con thải phân ra chỗ đó, hươu mẹ thường liếm đít con.
c) Điều trị:
- Cần theo dõi để phát hiện sớm bệnh này và điều trị dứt điểm.
- Cần khống chế không cho mẹ liếm đít con ( có thể lách riêng con ở một chuồng khác).
- Cho uống:
+ Chlorocid 0,25g hay 2-4 viên/ngày.
+ Sulfaguanidin (ganidan) 0,5g: 2-4 viên/ngày.
+ Tetracylin 0,25g: 1 - 2 viên/ ngày.
+Streptomycin: 1g/ngày.
Truyền tĩnh mạch: Glucoza 30%, Natriclorua 0,09%, từ 250- 300ml/ngày mỗi thứ.
+ Tiêm trợ sức: B1 0,25%, C 0,25% từ 1 -2 ống/ngày.
+ Cho uống Oresol hoặc sữa mẹ để phòng mất nước.
d). Phòng bệnh:
- Sau khi đẻ, cho mẹ ăn thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, chất béo vừa đủ. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều nước như dây lang, dây lạc, khô dầu, củ lạc, đậu và củ khoai lang, và thức ăn tinh kém phẩm chất, như thối, mốc, đã kém phẩm chất.
- Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Thức ăn mới nên cho ăn từ từ, có thăm dò.Vì thế cần phải chuẩn bị một lượng thức ăn cần thiết trước đó lượng thức ăn cần thiết sau khi đẻ (kể cả thức ăn xanh và tinh)
- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, ấm, tránh gió lùa.
1.3. Bệnh trĩ
Bệnh này thường nhầm với bệnh ỉa chảy vì khó quan sát, mẹ thường liếm đít con, làm con bị đít loét, thậm chí bị tắc hậu môn.
a) Nguyên nhân:
- Đây có thể là bệnh do di truyền từ con đực bố cho con. Thường thì bố có bệnh này thường thì truyền cho con.
b) Triệu chứng:
- Phân táo và có mùi thối khẳm. Vì thế mẹ thường liếm đít con. Bệnh thường tập trung ngay sau khi đẻ cho đến 2 tháng thôi. Mà nhất là giai đoạn 10 ngày tuổi. Con thường gầy và yếu.
c) Điều trị: Cần phân biệt hai dạng bệnh.
+ Trĩ ngoại: ở giai đoạn đầu, hươu con khó đi ngoài, phân rặn nhiều. Dùng:
- Sulfatmagic: MgS04: 3-5g/ ngày/ con. Cho uống liên tục 3-5 ngày.
- Cho uống lá giếp cá nhiều ngày cho đến khi khỏi thì thôi.
- Có thể dùng bài thuốc nam sau:
- Lá diếp cá một nắm.
- Lá chút em (rau má ngọ) 1 nắm.
- Cả hai thứ giã nhỏ, trộn một ít muối, cho thêm nước vắt lấy hỗn lợp này cho uống. Kết quả điều trị rất có hiệu quả, thường cho uống đến khi khỏi thì thôi.
+ Trĩ nội: Nếu giai đoạn đầu không điều trị thì chuyển sang giai đoạn hai bệnh làm cho cơ vòng hậu môn bị liệt co lại, làm cho con vật không đi ngoài được hoặc đi được nhưng rất khó.
- Điều trị bằng cách thụt nước sôi cho thêm ít muối, kích thích cho ỉa chảy.
- Tiêm B1 0,25: 2 ống / ngày.
- Atropin: 2 ống/ ngày, tiêm liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
- Trường hợp không khỏi thì phải nhờ đến cán bộ chuyên môn mổ. Khi mổ cần thêm kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
1.4. Bệnh cảm nóng
a) Nguyên nhân:
- Do chuồng không thông thoáng nên hươu rất dễ bị cảm nóng, thường xẩy ra trong mùa hè.
b) Triệu chứng:
Hươu mệt, ít bú, tai, chân đều nóng. Nếu dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể thì nhiệt độ tăng cao có thể trên 39, có lúc lên đến 40-410C, mũi khô.
c) Điều trị
- Mở thông thoáng chuồng nuôi, dọn chuồng sạch sẽ.
- Giải nhiệt bằng cách cho uống các lá thuốc nam: Lá diếp cá, lá cỏ mực, lá ngải cứu. Nếu sốt cao thì có thể cho uống thuốc hạ nhiệt Praraxetamol 0,l5: 1viên/ ngày, chia làm 2lần/ ngày.
- Chống nhiễm trùng bằng cách cho uống Tetracylin 0,2: 1-2 viên/ ngày.
d) Phòng bệnh:
Những ngày nóng cần tạo cho chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ để hươu con có chỗ nằm nghỉ ngơi. Hợp vệ sinh.
1.5 Bệnh Cảm lạnh.
a) Nguyên nhân:
- Là do thời tiết thay đổi đột ngột, đang nóng chuyến sang lạnh, mưa gió lùa làm ẩm ướt chuồng, thậm chí làm ướt cả hươu con.
b). Triệu chứng
- Hươu con ít bú mẹ, nằm co ro, nắm , sờ vào tai, chân thấy lạnh.
c) Điều trị:
- Cho sưởi ấm bằng cách xông hơi bồ kết, tóc rối nến. . . và xoa bóp các thuốc nam gây nóng sau: giã gừng tươi. xào với nước tiêu rồi xoa bóp chân, bụng, tai. Bên cạch đó có thể dùng các loại dầu làm ấm cơ thể để xoa bóp, cần tránh các bệnh về đường hô hấp có thể cho uống thêm 1-2 viên Tetracylin 0,25 làm như thế liên tục 1- 2 ngày thì sẽ khỏi hẳn.
d) Phòng bệnh:
- Cần theo dõi thời tiết khí hậu để che chắn cẩn thận, tránh gió lùa trực diện vào chuồng. Sẽ gây ra bệnh cảm lạnh cho hươu con.
1.6 Bệnh viêm phổi
Đây là một bệnh thường hay gặp nhất ở hươu con, thường tập trung vào những lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh. Lúc bấy giờ thì vi trùng đường hô hấp phát triển nhất.
a) Nguyên nhân:
Hươu con còn nằm trong bụng mẹ thì mọi thứ đều phụ thuộc vào cơ thể mẹ, khi ra ngoài hươu con phải tiếp xúc với điều kiện bên ngoài có nhiều thay đổi bất lợi: nhiệt độ bên ngoài không ổn định do mưa, gió lạnh, nóng nắng, độ ẩm chuồng trại bẩn . . . và con tự tìm kiếm để lấy thức ăn.
b) Triệu chứng:
- Thở gấp hai mũi phập phồng, có khi phải thở cả bụng, mũsi khô.
- Bỏ bú ủ rũ, nằm một chỗ, lông dựng.
- Nhiệt độ cơ thể: sốt cao từ 40- 410C.
- Phân loãng (ỉa chảy): thường phải có kinh nghiệm để phân biệt với bệnh ỉa chảy, trong bệnh ỉa chảy phân có mùi thối khẳm. Trong bệnh viêm phổi, ỉa chảy là bệnh thứ phát nên phân sống, không thối khẳm, để khám chắc chắn, nên rửa sạch tay bằng xà phòng, cho một ngón vào hậu môn rồi ngửi để xác định bệnh. Không thối khẳm là viêm phổi, thối khẳm là ỉa chảy.
c) Điều trị:
- Tiêm Steptomyvcin 1 -2 g/ngày.
- Tiêm Kanamycin 1 g/ngày
- Tiêm trợ sức B1 0,25 1 -2 ống / ngày.
Vắt sữa cho uống ngày 5-6 lần mỗi lần 20-30 ml. Trước khi cho uống cần phải làm nóng sữa.
1.7. Nghẽn dạ múi khế
a). Nguyên nhân:
- Hươu con dưới 3 tháng tuổi. Nếu chúng ta cho ăn thức ăn thô xanh quá sớm thường dẫn đến nghẹn dạ múi khế do trúng chưa có khá năng tiêu hoá tốt loại thức ăn này.
b) Triệu chứng:
- Hươu con bỏ ăn, có cảm giác căng tức bụng. Khó chịu.
c) Điều trị:
- Ngừng cho ăn thức ăn xanh, trợ sức xoa bóp bụng.
d). Phòng bệnh:
- Trong thời gian 10 ngày sau khi đẻ, tuyệt đối không cho ăn thức ăn xanh, thô. Nếu đến tuổi tập ăn cho hươu thì cho với lượng rất ít, rồi tăng dần theo tuổi hươu.
1.8. Bệnh hươu ỉa loãng trắng
- Hươu con thường sau khi sinh khoảng một tuần thường mắc bệnh này.
a) Nguyên nhân:
- Do hệ tiêu hoá ở hươu con chưa ổn định, hoàn thiện.
- Do con mẹ ăn những thức ăn lạ, thức ăn kém phẩm.
- Do thời tiết quá lạnh.
- Do vi khuẩn đường ruột gây ra.
b). Triệu chứng:
- Đi ỉa chảy loãng nước có màu vàng nhạt giống sữa.
- Bỏ ăn, ủ rũ, kém vận động, sốt nhẹ.
- Mẹ hay liếm đít con dẫn tới bị loét đít con.
- Con gầy tăng trọng chậm. Lông khô nếu kéo dài có thể dẫn đến chết
c) Điều trị:
- Cần phát hiện sớm thì điều trị nhanh khỏi
- Cho uống
+ Chlorocid 0,25g hay 2-4viên/ngày.
+ Sulfaguanidin (ganidan) 0,5g: 2-4 viên/ngày.
+ Tetracylin 0,2g: 1-2viên/ ngày.
+ Stleptomycin: 1g/ngày.
Truyền tĩnh mạch: Glucoza 30%, Natriclorua 0,09%, từ 250- 300 ml/ngày mỗi thứ.
+ Tiêm trợ sức: B1 0,25%, C 0,2%, từ 1-2 ống/ngày
+ Cho uống Oresol hoặc sữa mẹ để phòng mất nước.
d) Phòng bệnh :
- Sau khi đẻ, cho mẹ ăn thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, chất béo vừa dủ. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều nước như dây lang, dây lạc, khô dầu, củ lạc, đậu và củ khoai lang, và thức ăn tinh kém phẩm chất, như thối, mốc, đã kém phẩm chất.
- Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Thức ăn mới nên cho ăn từ từ, có thăm dò. Vì thế cần phải chuẩn bị một lượng thức ăn cần thiết trước đó lượng thức ăn cần thiết sau khi đẻ (kể cả thức ăn xanh và tinh)
- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, ấm, tránh gió lùa.
2. Bệnh ở Hươu lớn (từ 1 năm tuổi trở lên)
2.1. Bệnh chướng bụng đầy hơi
a) Nguyên nhân:
- Đây là bệnh phổ biến nhất, nhất là những người nuôi thiếu hiểu biết về sinh lý tiêu hoá của hươu, là loại nhai lại có dạ dày bốn túi, cụ thể thường gặp các nguyên nhân sau.
- Cho ăn quá nhiều thức ăn tinh trong thời gian ngắn, nhất là cho ăn vào buổi sáng lúc hươu đang đói.
- Cũng có thể cho ăn thức ăn (thô, tinh) kém phẩm chất như: cỏ, lá cây bị ngâm nước lâu ngày, hoặc bị ướt nước, bị dầm sương, bị mốc… thức ăn tinh bị mốc, thiu chua (lên men)…
- Do thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Từ tươi sang khô hoặc ngược lại, từ loại này sang loại khác cho ăn nhiễu một lúc.
- Do thức ăn có chứa chất độc hoặc nhiễm chất độc hoá chất.
- Một phần do ảnh hưởng của thời tiết, của sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột: đang nắng chuyến sang mưa, đang nắng nóng chuyển sang lạnh giá.
- ở những con còn non, một phần là do khả năng tiêu hoá chưa đáp ứng được các loại thức ăn mà chúng đang ăn.
b) Triệu chứng:
- Bụng bị chướng to, ngang với xương hông bên trái do thức ăn không tiêu hoá được lên men, sinh hơi, gõ bên trái hông nghe như gõ trống, dạ cỏ mất phản xạ, nhu động dạ cỏ mất hẳn.
- Bỏ ăn, không nhai lại, ủ rũ chậm chạp, ít nằm bụng căng to… đây là các triệu chứng giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm.
- Mắt có khi đỏ, nước bọt chảy ra hai bên mép.
- Khó thở do dạ cỏ chèn lên cơ hoành, chèn ép phổi.
- Trường hợp bệnh nặng con vật đi đứng loạng choạng.
- Bí ỉa, hoặc bị ỉa chảy.
c) Điều trị
- Bệnh này có thể chữa được nếu như phát hiện kịp thời. Trường hợp để quá thì con vật chết rất nhanh.
- Nguyên tắc điều trị là: làm cho con vật ợ hơi hoặc đánh rắm được để con vật tống hơi ra ngoài, kìm hãm sự lên men sinh hơi trong dạ cỏ, gây nôn để tống thức ăn ra ngoài.
- Các bước tiến hành:
- Tăng nhu động dạ cỏ: khi phát hiện bệnh, cần kịp thời xoa bóp hai bên bụng bằng hỗn hợp các chất nóng như, gừng, tỏi giã nhỏ trộn vào rượu, cho thêm cao sao vàng và nước tiểu, tất cả bỏ vào bọc vải xát mạnh vào hai bên bụng, nhất là vùng hông trái, vùng dạ cỏ.
- ức chế lên men: cho uống 20- 25 ml dầu ăn hoặc nước sắc lá hạc hà (1 nắm), hạt thì 20 gam: khoảng 105 ml nước, hoặc cho uống khế chua, hoặc 1 -2 củ tỏi gĩa nhỏ cho vào 100- 150 ml rượu và cho uống.
- Cho uống thuốc làm mềm phân để tẩy tống phân ra ngoài là: MgSO4 hoặc Na2SO4…
- Tiêm bắp Pillcarpin 0,009: 3ml/ ngày sau khi đã tháo hơi ra ngoài, nhằm:
- Tiêm trợ lực bằng glucoza 30% (nếu có điều kiện khoảng 300- 500 ml, tiêm Strychicnin: ngày 1 ống.
- Trường hợp quá nặng thì phải chọc cho hơi xì ra bằng Troka. Nếu không dùng kim dài có đường kính 1,5- 2mm, thường dùng kim số 14, chọc vào hông trái.
- Cho con vật nhịn ăn từ 2-3 ngày, những ngày tiếp theo thì cho ăn ít và các loại thức ăn dễ tiêu.
- Trong các trường hợp bệnh quá nặng thì mời bác sĩ thú y, hoặc những người có kinh nghiệm để điều trị kịp thời, không được để lâu.
d). Phòng bệnh:
- Đây là bệnh thường gặp, nếu biết phòng bệnh tốt thì ít xảy ra vì nguyên nhân sâu xa của nó là do chăm sóc nuôi dưỡng, do nuôi dưỡng chưa tốt, chưa hiểu biết về khả năng tiêu hoá của loại nhai lại, loại dạ dày 4 túi, nhiều bà con chăn nuôi còn quan niệm nuôi hươu như nuôi lợn là sai lầm hoàn toàn. Cụ thể của việc phòng bệnh:
- Không cho hươu ăn các thức ăn kém phẩm chất kể cả thức ăn tinh và thức ăn thô.
- Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh so với thức ăn thô, không cho ăn thức ăn tinh nhiều vào lúc đang đói.
- Không cho ăn quá no và thay đổi một cách đột ngột khẩuu phần ăn
- Khi thay đổi thức ăn cần phải cho ăn từ từ làm quen và quan sát phân để điều chỉnh cho phù hợp.
2.2. Bệnh nghẽn dạ lá sách:
a). Nguyên nhân:
- Bệnh xẩy ở nhiều lứa tuổi hươu.
- Do ăn phải thức ăn khó tiêu (để lâu ngày kém phẩm chất)
- Cho ăn nhiều thức ăn tinh một cách đột ngột, lại thiếu nước uống.
- Do thức ăn lẫn cát, đất bẩn, hoặc do ăn phải những chất như ni lông, vải.. chất khó tiêu.
- Cò thể do hươu già, khả năng tiêu hoá đã kém.
- Cũng có trường hợp xẩy ra do hươu đã gần đến ngày đẻ. Có nhiều trường hợp là kế phát của bệnh khác, như bệnh nhiễm trùng, bệnh nhiễm ký sinh trùng đường máu…
b) Triệu chứng:
- Kém ăn hoặc có thể bỏ ăn, ít nhai lại, hoặc không nhai lại
- Chướng hơi nhẹ.
- Đại tiện ít, phân táo bón, phân viên nhỏ, dị dạng: nhọn một đầu hoặc cả hai đầu, hoặc méo mó, nhiều liên kết với nhau thành dây dài.
- Nếu không điều trị hươu thường gầy sút, lông khô và xù, nằm khó nhọc và có tiếng rên.
- Nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc sốt nhẹ.
- Trong nhiều trường có thể bị ỉa chảy, do lông nhung trong đường ruột bị bong hết, có thể ỉa chảy lẫn máu.
c) Điều trị:
- Cho hươu nhịn ăn hẳn.
- Trợ sức bằng cách truyền tĩnh mạch Glucoza 30% : 250ml/ ngày và Nacl 0,9%: 500ml/ ngày, tiêm B1 0,25. C 0,25%: 2- 3 ống/ ngày, B12: 500viên/ ngày.
- Cho uống nước lá lụa 300ml/ ngày và uống Oresol theo nhu cầu của hươu.
- Tiêm Pilocarpin: 0,009: 2-3ml/ ngày.
d). Phòng bệnh:
- Cần tránh những nguyên nhân đã nêu trên bằng nhiều cách, nâng cao sự hiểu biết về sinh lý tiêu hoá của hươu, cần quan tâm đến khâu thức ăn từ chất lượng số đến lượng cho ăn
2.3. Bệnh tắc ruột
a) Nguyên nhân:
- Do hươu ăn thức ăn chế biến chưa tốt, chủ yếu là các hạt như hạt mít, hạt vải, nhãn . . . hoặc thức ăn nhiều xơ.
- Do hươu ăn phải dị vật như bao tải, bao ni lông quần áo quanh chuồng.
- Cũng có thể do hươu quá già, hệ tiêu hoá đã kém đi.
- Do ăn nhiều thức ăn nhưng lại thiếu nước uống.
- Do bị các bệnh khác làm cho quá trình tiêu hoá kém đi.
b) Triệu chứng:
- Tiến triển của bệnh thường chậm, nên con vật ít ăn dần, ít nhai lại dần, rồi tiến đến bỏ ăn, ngừng nhai lại.
- Có nhiều con đau bụng dữ dội, bụng hơi to lên, có con thường ưỡn bụng, rên rỉ.
- Có đi đái nhưng không đi ỉa.
- Nhiệt độ có khi cao hơn bình thường.
c) Điều trị:
- Cho uống các loại thuốc tẩy: MgSO4 50- 80 g/ ngày.
- Tiêm strychnin: 1 - 2 ống/ ngày.
- Tiêm trợ sức bằng B1 0,25, C 0,25, B12 0,25 1-2 ống/ngày.
- Tháo thụt bằng nước xà phòng, bồ kết, ngày 1 -2 lần.
- Truyền tĩnh mạch Glucoza 30% :250ml, Nacl 0,9% 500ml.
d). Phòng bệnh:
- Cần xử lý thức ăn cẩn thận trước khi cho ăn, không cho ăn nguyên cả hạt mít, tránh để hươu ăn phải các dị vật, như bao ni lon, vải…
- Không để quần áo ni lông, khăn vải, gần chuồng nuôi.
2.4. Bệnh ỉa chảy:
a) Nguyên nhân:
- Ăn phải thức ăn lạ, thức ăn kém phẩm chất, hoặc thức ăn chứa nhiều nước, như lá khoai lang, ủ khoai lang, củ sắn, dây củ lạc…
- Thức ăn bị bẩn, nhiễm khuẩn.
- Do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột.
- Do uống nước bẩn.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Chuồng trại ẩm thấp, chật chội, bẩn do không vệ sinh thường xuyên.
b) Triệu chứng
- Hươu ít ăn, hơi sốt, mũi khô, lông xù.
- Phân loãng, phân dính từ khâu đuôi đến khâu chân. Phân thường có màu vàng hoặc màu đen, mùi thối khẳm. Trong trường hợp nặng có thể kèm theo chất nhầy và niêm nạc đường ruột.
c) Điều trị:
- Cho hươu nghỉ ăn vài ngày.
- Cho uống Oresol tuỳ theo yêu cầu con vật
- Cho uống bài thuốc nam sau:
+ Búp ổi : 1 nắm.
+ Búp sim: 1 nắm.
+ rốp vỏ ổi: 1 nắm.
+ thân lá cây răng cưa: 1 nắm.
- Tất cá các loại trên cho sắc với 2 lít nước, lấy 0,5 lít cho uống 2 lần trong ngày, hoặc cho ăn các loại có chứa chất chát lá ổi, lá sim, cây hoàng đảng, cây lá phi lao, những lá chát mà nó ăn được. Mỗi loại một nắm.
- Uống một trong các bài thuốc sau:
- Bài 1: - Clorocid 0,25 : 6 - 10 viên/ ngày.
- Sulaguanidin 0,5 : 8 - 10 viên/ ngày
- Bài2: - Tetracilin 0,25 : 6-10 viên/ ngày.
- Biseptol: 4 - 6 viên / ngày.
- Bebirin 0,25 : 8 - 10 viên/ ngày.
- Bài 3: Furazolidon: 8- 10 viên/ ngày.
- Dùng liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Truyền dịch: Glucoza 30% : 500ml, NaCl 0,9%: 50ml
- Tiêm trợ sức B1, C, Cafein, Spactein. 1-2 ống/ ngày.
d) Phòng bệnh:
- Chuồng trại sạch sẽ
- Tránh các nguyên nhân gây bệnh trên, cần thay đổi thức ăn cho phù hợp sinh lý tiêu hoá của con vật.
2.5. Bệnh viêm phổi
a) Nguyên nhân:
- Do thay đổi thời tiết làm cho con vật bị cảm lạnh, do gió lạnh lùa vào chuồng, làm co con vật phát bệnh, do mưa, bão té nước vào chuồng, vào hươu,
- Do sốc thuốc vào đường phế quản.
- Do xông khói nhiều làm cho không khí thiếu ôxi.
- Do nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Do kế phát của bệnh ký sinh trùng. Hoặc do ký sinh trung di hành lên phổi
b) Triệu chứng: Hươu sốt cao từ 40-410C
- Thở mạnh ép cả hai cơ bụng, đứng dạng hai chân để thở
- Gương mũi khô, chảy nước mủi.
- Kém ăn, ít đi lại.
- Thỉnh thoảng có ho khan.
c) Điều trị
- Để con vật nơi yên tĩnh
- Tiêm các loại kháng sinh sau:
+ Kanamycin: 1-2g/ ngày.
+ Steptomycin: 1 - 2 g/ ngày.
+ Pennicylin: 2-4 triệu đơn vị/ ngày.
- Tiêm trợ sức các loại B1, C, Strichnin, Spratein: 1-2 ống/ ngày. Có thể truyền thêm Glucoza 30%> 250 ml/ ngày.
d) Phòng bệnh:
- Khi uống thuốc, cho ăn thức ăn lõng nên cho từ từ, uống xong đợt này mới cho uống đợt khác.
- Mùa đông lạnh, hoặc những lúc có mưa bão cần phải che chắn kín gió mưa, không để gió mưa lùa vào chuồng.
- Không xông khói quá nhiều.
2.6. Bệnh ngộ độc
a) Nguyên nhân:
- Do trong thức ăn có chứa độc tố. Mà bà con chăn nuôi cho hươu ăn phải. Thức ăn có chứa độc tố như sắn có chứa HCN, nấm, thuốc trừ sâu, bã chuột, thuốc bảo vệ thực vật, hay độc tố do côn trùng tiết ra với một lý do nào đó mà hươu ăn phải. Thì sẽ gây ra ngộ độc.
b) Triệu chứng
- Khác với bệnh thông thường, bệnh này có một số triệu chứng khá điển hình sau đây:
- Đi không định hướng, không thăng bằng
- ủ rũ, tai cụp xuống, thở mạnh, bỏ ăn, không nhai lại, nhu động dạ cỏ giảm.
- Nhiệt độ cơ thể có thể giảm dưới mức bình thường.
- Có thể kèm theo nước bọt chảy ra.
- Cũng có thể bị ỉa chảy.
c) Điều trị
- Tiêm Atropin 0,05: 1-2 ống/ngày.
- Truyền tĩnh mạch Glucoza. 30%: 500 - 1000ml. Và NaCl 0,9: 500- 1000ml.
- Kích thích gây nôn để có thể tống chất độc ra ngoài.
- Cho uống nước đường, than hoạt tính, lá tơi lá nón
- Tiêm trợ sức. B1, C và CaCl2
- Có thể sục rữa hậu môn. Tống phân ra ngoài để tẩy nửa chất độc.
d) Phòng bệnh:
- Tránh các nguyên nhân gây bệnh: chú ý nhiều đến phẩm chất thức ăn, cần loại bỏ những loại thức ăn bị ôi thiu, chua, nấm mốc, nhất là loại cây củ lạc, ngô... chú ý xử lý thức ăn có chứa độc tố trước khi cho ăn
- Khi cắt cỏ, kiếm lá cho hươu ăn cần xem trong khu vực đó có phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật không. Nếu vừa phun thì không nên cắt. Mà phải để hết tác dụng của thuốc thì mới cắt.
2.7. Bệhn ký sinh trùng đường máu
a) Nguyên nhân:
- Bệnh ký sinh trùng đường máu. Có thể là ở dạng trùng, tiên mao trùng, tiên mao trùng thường thấy ở trâu, bò dê. Bệnh thường lây từ trâu bò dê sang mà trung gian truyền bệnh là mòng, ve sau khi hút máu trâu, bò, dê bị bệnh rồi chích hút máu của hươu truyền bệnh cho hươu.
b) Triệu chứng:
- Bệnh xuất hiện với tất cả các loại hươu, nhất là hươu mới cai sữa
- Với hươu cai sữa, thì gầy nhanh, xương sống xương sườn nhô cao, bụng to, lông dựng lên và sẩm lại. Cuối thời kỳ thường bị ỉa chảy, con vật bị thuỷ thủng ở hầu, mắt, xung quanh mí mắt, hươu vẫn ăn khoẻ.
- Với hươu trưởng thành có thể bị thuỷ thủng ở bẹn, bụng hầu... con vật bị bại liệt hai chân sau như trâu bò có con điên cuồng.
- Nước mắt chảy nhiều, niêm mạc nhợt nhạt, lông rụng từng đám có thể chảy cả máu, ngứa,
- Phân có khi bình thường có khi ỉa chảy, nhiệt độ cơ thể lên xuống thất thường. Cuối thời kỳ thường nhiệt độ cơ thể hạ xuống 35-360C và chết.
c) Điều trị:
- Dùng thuốc đặc hiệu Tripamdium, Azidin, Naganin. Naganol, tuỳ thuộc vào thể trạng bệnh lý của từng con mà chỉ định thuốc và liều cụ thể, hoặc dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Trợ sức bằng: Glucoza, các loại Vitamin, B1, B12, C.
- Trong các trường hợp cần thiết nhờ chuyên môn theo dõi xử lý.
- Bệnh cần được điều trị sớm, tiên lượng điều trị tương đối khả quan
d) Phòng bệnh :
- Tích cực diệt ve, mòng nhất là khu vực có trâu bò dê bị bệnh.
- Tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh, mỗi năm phải được tiêm phòng ký sinh trùng mỗi đợt
2.8. Bệnh sốt
a) Nguyên nhân
- Đây là bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, có độ ẩm cao, do chưa có điều kiện xét nghiệm phân lập vi trùng.
b) Triệu chứng:
- Sốt cao: 40 -410C, khô mũi hai khe mũi có chảy nước
- ủ rũ kém ăn và lâu dần bỏ ăn, không đi ngoài chướng hơi nhẹ, khó thở, đi lại khó khăn.
c) Điều trị
- Hạ sốt bằng cách cho uống Angin, hay các loại lá thuốc nam, như ngải cứu, diếp cá, rau má có trộn vài viên kháng sinh Tetracylin 0,25.
- Tiêm kháng sinh liều cao:
+ Dùng Kanamycin: 2-3 g/ ngày.
+Streptomycin: 2-3g/ ngày.
+ Penicilin: 2-3 triệu đv/ ngày.
- cách tiêm: Trong vài ngày đầu tiêm liều cao, ngày hai lần, sau đó giảm dần và tiêm ngày một lần trong 3-7 ngày là khỏi
- Cần tiêm trợ sức: Glucoza 30% 250ml, B1, B12, C, cho uống Orsol, sâm gói.
- Tiêm Strichnin: 1 ống/ngày.
- Cho hươu sống nơi mát mẻ.
- Cho ăn thức ăn dễ tiêu.
- Xông khói các chất kích thích hô hấp vài phút/ ngày
- Xoa dầu nóng ở bụng, gáy, khớp chân ngày 1 - 2 lần. Sau đó xoa giảm dần.
d) Phòng bệnh:
- Trong những ngày mưa gió, cần giữ vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại tốt hơn, cần cách ly con ốm với con lành.
2.9. Bệnh lộn bít tất (tử cung lộn ra ngoài)
Có hai dạng: lộn bít tất toàn phần, và lộn bít tất một phần
a) Nguyên nhân:
- Có thể do rối loạn nội tiết tố sau khi sinh, hoặc do thai quá to nên tử cung giãn ra ở mức tối đa, sau khi sinh co lại không hoàn toàn hoặc sinh đẻ nhiều lần nên dây chằng tử cung bị liệt không co lại được.
b) Triệu chứng:
- Sau khi đẻ (hoặc sau khi sẩy thai) một vài ngày thì tử cung bị lòi ra ngoài, một phần hoặc toàn phần có màu đỏ như máu. Con vật thường khó chịu, quay đầu lại liếm, đuôi luôn ve vẩy, ít nằm... Nếu không kịp thời điều trị thì con vật sẽ bị chết trong ít ngày tiếp theo.
c) Điều trị
- Tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng:
+ Dùng Penicilin, 2-3 triệu đv/ngày.
+ Streptomycin 1 -2 g/ngày.
+ Tiêm thuốc cầm máu: Vitamin K 1 -2 ống/ngày.
+ Tiêm trợ sức: B1, B12, C 1-2 ống/ngày
+ Dùng thuốc tím hay nước muối đun sôi để nguội rửa sạch phần tử cung lòi ra ngoài
+ Tiêm thuốc giảm rặn, thuốc ức chế thần kinh.
+ Tiêm thuốc giảm đau cục bộ, và gây tê cục bộ. Như Novocain, Didocain.
- Sát trùng tay sạch sẽ rồi nhấn toàn bộ phần lòi ra ngoài đó vào trong, sau đó dùng chỉ tự tiêu (hoặc chỉ thường may lại). Khâu hai mép âm hộ lại với nhau (khâu 3-5 mủi tuỳ trường hợp cụ thể). Nếu bị rách phải khâu lại.
- Thường phải chừa phía dưới lỗ tiểu để con vật đi tiểu một cách bình thường.
- Nếu dùng chỉ thường thì 1 -2 tháng vết thương lành hẳn thì có thể cắt để cho phối giống lại nội cách bình thường.
2.10. Bệnh ngoài da
a) Nguyên nhân:
- Do vệ sinh chuồng trại kém, chuồng bẩn, ẩm ướt, thiếu sự thoáng khí, sạch sẽ. Và do chăm sóc nuôi dưỡng kém. Thức ăn kém chất dinh dưỡng.
b) Triệu chứng:
- Da sần sùi từng đám, hay từng vùng, có khi khăm nơi, nhất là những chỗ kín, bệnh nặng thườg có chứ mủ (nhiễm trùng).
- Nhiều chỗ nứt nẻ rướm máu, nhiều nhất là ở bụng và bẹn, háng.
c) Điều trị:
- Dùng kéo cắt hết lông ở khu vực bị ghẻ. Tắm cho chúng bằng các nước sắc lá xoan lá đào, sau đó bôi các loại thuốc diệt ghẻ như: mỡ diêm sinh 20%, mỡ DDT 0,5%, Dipterex 5%, hoặc dung dịch để bôi:
+ Diêm sinh bột 250g.
+ Vôi sống 165g.
+ nước: 2lít.
d) Phòng bệnh:
- Giữ vệ sinh chuồng trại và chăm sóc tốt.
- Cách ly những con bị ghẻ để chăm sóc.
2.11. Chấn thương
a) Nguyên nhân:
- Do có phản xạ thần kinh nhanh, còn mang tập tính hoang giả, chạy nhảy nhanh trong tự nhiên nên nhiều trường hợp có tiếng động đột ngột, hươu thường nhảy lung tung gây chấn thương. Tuỳ trường hợp nặng nhẹ mà có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh nhiễm trùng, đảm bảo sự sống cho con hươu.
b) Điều trị
- Thường vết thương nông thì dùng nước muối rửa và thuốc tím, thuốc đỏ 5% bôi, cho đến khi vết thương lành là được. Có thể dùng kháng sinh bôi vào để chống nhiễm trùng.
- Vết thương sâu có thể dùng oixigia H2O2 5% và rắc bột kháng sinh. Hoặc kháng sinh ở dạng mỡ.
- Nếu vết rộng thì phải khâu lại.
- Nếu gảy thì có hai trường hợp:
- Gãy kín: xương chưa chọc ra ngoài da thì nhờ cán bộ chuyên môn băng bó bằng nẹp, hoặc bằng bột càng tốt. Sau 1-2 tháng có thể tháo nẹp cho chúng.
- Cần phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng như:
+ Penicilin 1 triệu đv/ngày.
+ Streptomycin: 1 -2g/ngày.
+ Tiêm trợ sức: B1, B12, C 1-2 ống/ngày và chăm sóc tốt
- Gãy xương hở: xương lòi ra ngoài da. Đây là trường hợp nguy hiểm cần phải hết sức thận trọng.
- Nếu là xương cẳng chân: đoạn từ đầu gối xuống bàn, có 2 xương, xương trụ và xương quay. Nếu gảy cả hai xương là trường hợp bệnh nặng, phải nhờ bác sĩ khám quyết định cắt bỏ hay bó bột.
- Nếu là xương đùi (1 xương) thì việc điều trị băng bó ít có hiệu quả.
- Trong tất cả các trường hợp trên, cần phải cẩn trọng và can thiệp cương quyết. Nếu viết thương không có điều kiện giữ được thì mới cắt, băng bó lại. Phương châm vẫn là cứu chữa,
- Can thiệp vào các trường hợp gãy xương chân ở hươu thường phải xử lý như ở người.