Những lưu ý trong sản xuất giống cá cảnh Xiêm - Phướng (Betta splendens) 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Xiêm-Phướng là đối tượng được nhiều hộ sản xuất đưa vào khai thác trong mô hình nuôi cá cảnh, cùng với nhiều đối tượng phổ biến khác. Xiêm-Phướng được nhiều người mua về nuôi, chơi, đá, cũng là đối tượng được xuất khẩu với số lượng nhiều, ổn định. Đây là loài cá cảnh có nguồn gốc từ Thailand, được nhập vào nước ta, hiện tại có rất nhiều giống, loài, với nhiều kiểu dáng và màu sắc rất phong phú, đa dạng. Là giống cá đẻ trứng, trước khi đẻ, con trống nhả bọt trên mặt nước, con trống ép con mái cho trứng rơi ra ngoài môi trường, con trống thụ tinh và mang trứng vào ấp trong tổ bọt, con trống chăm sóc trứng, cá con trong những ngày đầu non nớt, trước khi cá con tự đi kiếm mồi. Tuy là loài cá cảnh rất dễ sinh sản, sức sinh sản tương đối cao (300-700 trứng/con cái), nhưng cho đến nay, việc chăm sóc cá con sau khi tách trống vẫn còn những khó khăn nhất định, làm bầy cá con hao hụt nhiều. Đối với cá Xiêm-Phướng, sau khi cá con nở ra, trong 3 ngày đầu, cá con sống bằng khối noãn hoàng nằm dưới bụng cá. Tùy theo chất lượng và kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, mà sức khỏe, thể trạng và sự phát triển cá con diễn ra nhanh hay chậm. Cá con..

Xiêm-Phướng là đối tượng được nhiều hộ sản xuất đưa vào khai thác trong mô hình nuôi cá cảnh, cùng với nhiều đối tượng phổ biến khác. Xiêm-Phướng được nhiều người mua về nuôi, chơi, đá, cũng là đối tượng được xuất khẩu với số lượng nhiều, ổn định. Đây là loài cá cảnh có nguồn gốc từ Thailand, được nhập vào nước ta, hiện tại có rất nhiều giống, loài, với nhiều kiểu dáng và màu sắc rất phong phú, đa dạng. Là giống cá đẻ trứng, trước khi đẻ, con trống nhả bọt trên mặt nước, con trống ép con mái cho trứng rơi ra ngoài môi trường, con trống thụ tinh và mang trứng vào ấp trong tổ bọt, con trống chăm sóc trứng, cá con trong những ngày đầu non nớt, trước khi cá con tự đi kiếm mồi. Tuy là loài cá cảnh rất dễ sinh sản, sức sinh sản tương đối cao (300-700 trứng/con cái), nhưng cho đến nay, việc chăm sóc cá con sau khi tách trống vẫn còn những khó khăn nhất định, làm bầy cá con hao hụt nhiều. Đối với cá Xiêm-Phướng, sau khi cá con nở ra, trong 3 ngày đầu, cá con sống bằng khối noãn hoàng nằm dưới bụng cá. Tùy theo chất lượng và kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, mà sức khỏe, thể trạng và sự phát triển cá con diễn ra nhanh hay chậm. Cá con chuyển dần đời sống từ đáy lên trên mặt, màu sắc chuyển dần từ đen đến nâu, vàng. Cá con chuyển dần từ cách bơi thụ động, sang cách bơi chủ động. Tùy theo nhiệt độ môi trường cao hay thấp, mà khối nõan hoàng sẽ hết sau ngày tuổi thứ tư hoặc thứ năm, thứ sáu. Cá con bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài, do người nuôi cung cấp. Đây là thời điểm quan trọng nhất, làm cho cá con hao hụt nhiều do thức ăn bổ xung không đúng thời điểm, hoặc thức ăn đưa vào không phù hợp, hoặc thời điểm chuyển cá ra hồ không phù hợp, mức nước ương quá cao… Những con cá còn lại trong bầy, có hiện tượng phân đàn thành nhiều kích thước, tăng trưởng chậm, sức đề kháng giảm, màu sắc và kiểu dáng xấu. Bầy cá này nếu làm cá đá, thì mất dần tính gan lỳ, không có răng hoặc ít răng.
Trên thực tế, để tránh những rủi ro thường gặp trên, chủ động hạn chế tối đa việc giảm tỉ lệ sống, giảm sự phân đàn, cần có những can thiệp kịp thời. Thời điểm tách cá cha, ra khỏi cá con rất quan trọng. Nếu tách quá sớm, cá con sẽ rất yếu, hay thiếu oxy dẫn đến chết ngộp. Nếu tách trễ, cá con sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu thức ăn, phân đàn cao hoặc sẽ bị cá cha ăn. Nên chọn ngay thời điểm cá con chuyển đời sống từ đáy dụng cụ, lên tầng mặt nước, thân chuyển từ màu nâu vàng sang vàng, cá chuyển sang kiểu bơi lội chủ động, để tách cá cha ra. Sau khi tách cá cha (thường sau 4 ngày), khối noãn hoàng tiêu hết, đây là thời điểm thuận lợi và phù hợp nhất để chuyển cá con ra ao, hồ ương. Dụng cụ ương cá (hồ, ao, vèo, xô, chậu…), phải được chuẩn bị trước đó từ 2-3 ngày. Mức nước trong hồ ương nên bố trí ở mức 10-20cm, thả bèo lục bình chiếm ½ - 2/3 mặt nước, phía trên có lưới giảm sáng. Nên cấy vào môi trường ương cá loại bo bo (trứng nước), nhuyễn, nhỏ trước một ngày, trước khi chuyển cá con ra dụng cụ ương. Dùng nước vo gạo, hoặc nước cám gạo, lọc bỏ phần xác, tưới đều khắp môi trường ương cá. Nước vo gạo làm thức ăn cho bo bo, để chúng sinh sản trong hồ ương. Chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để cho cá con ra, không nên cho cá ra hồ ương khi trời nắng to, hoặc chuẩn bị mưa, khi trời mưa. Khi cho cá ra hồ, nên cho cá tự bơi, hoặc hơi nghiêng dụng cụ đưa cá ra ngoài môi trường
Ngoài thời điểm hao hụt nhiều sau 3 ngày tuổi, đối với cá Xiêm-Phướng, còn một giai đoạn nữa cũng ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ sống của cá ương nuôi. Trong tháng tuổi đầu tiên, khi chuyển từ thói quen ăn mồi là bo bo, sang ăn trùng chỉ, nếu không có giai đoạn để cá quen từ từ với thức ăn mới, có thời gian điều chỉnh các cơ quan trong cơ thể, thích ứng từ từ tránh gây sốc đột ngột, nếu không sự hao hụt là chắc chắn. Thời điểm này người nuôi nên giảm lượng bo bo từ từ và thay dần trùng chỉ, cho đến khi cá chuyển sang ăn được trùng chỉ 100%. Mức nước hồ ương nên tăng từ từ, ở mức không quá 30cm trong tháng nuôi đầu tiên. Đến tháng nuôi thứ 2, tăng dần mức nước đến 40-60cm ở tháng nuôi cuối. Chủ động thay nước, khi hồ nuôi có hiện tượng ô nhiễm.