Nuôi Ba Ba thương phẩm 

Được đăng : 13-12-2016 13:57:24
1/ Đặc điểm sinh học1.1/ Phân bố:Trên thị trường nước ta hiện nay có 4 loài Ba ba thường gặp:- Ở phía Bắc: Ba ba hoa (Trionyx sinensis), Ba ba gai (Trionyx steinachderi) và Lẹp suối.- Ở phía Nam: Ba ba Nam bộ (Cua đinh – Trionyx cartilagineus)1.2/ Tập tính sống:- Ba ba sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn.- Ba ba vừa biết bơi, biết bò, biết leo, biết vùi mình trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.- Ba ba rất nhúc nhát, thích sống nơi yên tỉnh, ít tiếng ồn, nhưng cũng rất hung dử hay cắn nhau khi tranh mồi hoặc nếu bị đói lâu con lớn có thể ăn con bé.1.3/ Tính ăn:Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau nở một vài giờ, ba ba đã có thể tìm mồi ăn. Thức ăn chính trong những ngày này là động vật phù du. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, trai, hến, giun đất. Trong điều kiện nuôi dưởng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loài động vật rẻ tiền khác. Đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ngay từ giai đoạn còn nhỏ.2/ Kỹ thuật nuôi2.1/ Điều kiện về nguồn nước:- Có đủ nước cấp để nuôi quanh năm, có thể chủ động thay nước khi cần.- Nguồn nước cần sạch, không bị ô nhiểm bởi chất thảy, thuốc trừ sâu, pH = 6.5 – 8. Nếu nguồn nước cấp bị nhiểm mặn, độ mặn không quá 4%02.2/ Xây dựng ao:- Nên xây dựng ao ở nơi yên tỉnh, kín đáo, dể thoát nước, không bị ngập úng.- Diện tích thích hợp 100 - 200 mét vuông, lớn nhất không quá 1000 mét vuông.- Độ sâu:Từ đáy ao lên đỉnh bở 1.5 - 2 mĐộ sâu mực nước thường xuyên 1 – 1.2 mVào mùa nắng nóng hay trời rét có thể cho nước sâu thêm 20 – 30 cm- Mỗi ao nên có cống cấp và thoát riêng. Cống thoát nên đặt sát đáy ao để có thể hút bỏ chất cặn bả ở đáy ao. Cống cấp đặt sao cho khi lấy nước vào ao nên cho nước chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm ba ba sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.- Phải có chổ cho ba ba nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ. Ba ba ăn xong thường tìm chổ nghỉ ngơi thích hợp, rất hay vùi mình trong bùn cát. Khi yên tĩnh và nhất là những lúc nắng ấm ba ba còn..

1/ Đặc điểm sinh học
1.1/ Phân bố:
Trên thị trường nước ta hiện nay có 4 loài Ba ba thường gặp:
- Ở phía Bắc: Ba ba hoa (Trionyx sinensis), Ba ba gai (Trionyx steinachderi) và Lẹp suối.
- Ở phía Nam: Ba ba Nam bộ (Cua đinh – Trionyx cartilagineus)
1.2/ Tập tính sống:
- Ba ba sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn.
- Ba ba vừa biết bơi, biết bò, biết leo, biết vùi mình trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
- Ba ba rất nhúc nhát, thích sống nơi yên tỉnh, ít tiếng ồn, nhưng cũng rất hung dử hay cắn nhau khi tranh mồi hoặc nếu bị đói lâu con lớn có thể ăn con bé.
1.3/ Tính ăn:
Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau nở một vài giờ, ba ba đã có thể tìm mồi ăn. Thức ăn chính trong những ngày này là động vật phù du. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, trai, hến, giun đất. Trong điều kiện nuôi dưởng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loài động vật rẻ tiền khác. Đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
2/ Kỹ thuật nuôi
2.1/ Điều kiện về nguồn nước:
- Có đủ nước cấp để nuôi quanh năm, có thể chủ động thay nước khi cần.
- Nguồn nước cần sạch, không bị ô nhiểm bởi chất thảy, thuốc trừ sâu, pH = 6.5 – 8. Nếu nguồn nước cấp bị nhiểm mặn, độ mặn không quá 4%0
2.2/ Xây dựng ao:
- Nên xây dựng ao ở nơi yên tỉnh, kín đáo, dể thoát nước, không bị ngập úng.
- Diện tích thích hợp 100 - 200 mét vuông, lớn nhất không quá 1000 mét vuông.
- Độ sâu:
Từ đáy ao lên đỉnh bở 1.5 - 2 m
Độ sâu mực nước thường xuyên 1 – 1.2 m
Vào mùa nắng nóng hay trời rét có thể cho nước sâu thêm 20 – 30 cm
- Mỗi ao nên có cống cấp và thoát riêng. Cống thoát nên đặt sát đáy ao để có thể hút bỏ chất cặn bả ở đáy ao. Cống cấp đặt sao cho khi lấy nước vào ao nên cho nước chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm ba ba sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.
- Phải có chổ cho ba ba nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ. Ba ba ăn xong thường tìm chổ nghỉ ngơi thích hợp, rất hay vùi mình trong bùn cát. Khi yên tĩnh và nhất là những lúc nắng ấm ba ba còn hay bò lên bờ hoặc trèo lên vật nổi để phơi nắng (tắm nắng). Vì thế, rất cần tạo chỗ cho ba ba nghỉ ngơi:
- Vét hết bùn bẩn trong ao, sau đó đổ một lớp cát non hoặc cát pha bùn (sạch, mịn) lên trên chiếm khoảng 1/4 - 1/3 diện tích đáy ao, độ dày tùy cở ba ba (10 – 30 cm )
Thả một số tấm gỗ, cây gỗ, vật nổi . . . làm chổ cho ba ba leo lên phơi nắng.
Tạo lối cho ba ba bò lên bờ
- Có chổ cho ba ba ăn để dể theo dỏi sức ăn của ba ba và dể làm vệ sinh khu vực ăn.
- Để đề phòng ba ba vượt ao ra ngoài, cần chú ý:
Cửa cống chắn bằng lưới sắt.
Đỉnh tường và các gốc tường xây gờ chắn rộng 5 – 10 cm nhô về phía lòng ao.
Bờ ao phải thật chắc chắn, không để có lổ rò rỉ nước ba ba có thể khoét rộng chui đi mất.
2.3/ Chuẩn bị ao:
Trước khi thả giống cần chuẩn bị ao kỷ, xử lý sạch lớp bùn cát bẩn ở đáy ao: tháo cạn nước, rắc vôi bột lên mặt bùn với lượng 10 – 15 kg/ 100 mét vuông, đảo đều và phơi nắng 1 – 2 tuần, sau đó cho nước sạch vào ao, kiểm tra lại chất nước trước khi thả ba ba. Trường hợp ao, bể nhỏ, khối lượng bùn cát ít, nên thay toàn bộ bùn cát mới.
2.4/ Thả giống:
- Cần tính toán thời gian thả giống sao cho có thể tranh thủ được tất cả các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cho ba ba. Các tỉnh phía Nam nên thả từ tháng 1, tháng 2.
- Trong một ao nên thả cùng cở ba ba giống, con giống khỏe mạnh, nên mua ở những cơ sở đáng tin cậy.
- Mật độ thả 1 – 5 con /mét vuông, tối đa 1 kg/mét vuông, tùy thuộc vào điều kiện thay nước, khả năng cung cấp thức ăn, khả năng quản lý của người nuôi.
2.5/ Cho ăn:
* Loại thức ăn:
Ba ba ăn thức ăn động vật là chính: cá tươi các loại, nhuyển thể - các loài ốc, trai, hến, các loài tôm cua rẻ tiền, giun đất, nhộng, tằm, phế phẩm lò mổ gia súc, gia cầm, phế liệu các xí nghiệp chế biến tôm, cá, mực. . . . Lúc nhỏ, thức ăn tốt nhất của ba ba là trùng chỉ, hoặc cá xay hấp chín trộn thức ăn công nghiệp chất lượng cao. Ngoài ra ba ba ăn thức ăn động vật khô, có thể dùng cá khô nhạt để dự trữ bổ sung khi thức ăn tươi bị thiếu. Ba ba cũng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp nhưng cần tập cho ba ba ăn ngay từ nhỏ.
*Cách cho ăn:
Cho ăn theo địa điểm quy định để ba ba quen ăn, dể theo dỏi sức ăn hàng ngày và dể làm vệ sinh khu vực cho ăn.
Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn.
Tuỳ cở ba ba mà nên thái nhỏ thức ăn để ba ba ăn vừa miệng và ăn đều, không tranh giành cắn nhau.
Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật khác nhau, để đảm bảo đầy đủ dinh dưởng. Không nên chỉ cho ăn một loại thức ăn.
Nên cho ăn 1 – 2 lần trong ngày
Lượng thức ăn trong một ngày đêm:
+ Lúc nhỏ ( < 300gr / con): 10 – 12 % trọng lượng ba ba trong ao.
+ Lúc lớn ( > 300gr / con): 3 – 6 % trọng lượng ba ba trong ao
Tuy nhiên, cần căn cứ vào sức ăn hàng ngày của ba ba để điều chỉnh lượng thức ăn tránh bị thiếu hay bị thừa đều có hại cho ba ba.
2.6/ Chăm sóc:
- Đề phòng mất mát: kiểm tra phát hiện kịp thời các trường hợp gây ra mất ba ba như cống hở, nước tràn bờ, ba ba leo vượt rào, vượt tường, động vật có hại vào ao, trộm cắp.
- Cho ba ba ăn đều đặn, no đủ, thức ăn sạch, không bị ươn thối. Theo dỏi sức ăn hàng ngày, giử sạch khu vực cho ăn, vớt sạch thức ăn thừa.
- Không để lớp bùn cát dưới đáy ao bị bẩn.
3/ Phòng trị bệnh
3.1/ Phòng bệnh:
- Chọn giống kỷ, không bị bệnh, không bị trầy xước, tắm khử trùng ba ba trước khi thả vào ao bằng dung dịch nước muối (2 – 3 %) trong 15 – 20 phút.
- Tẩy dọn ao sạch sẽ trước khi thả giống.
- Chú ý thay nước, không để ao nuôi quá dơ. Nhất là vào mùa hè nên thay nước hàng ngày. Mỗi ngày thay 20 % lượng nước ao, khi thay nên tháo bỏ lớp nước đáy.
- Không để lớp bùn cát đáy ao bị bẩn.
- Chủ động phòng bệnh cho ba ba bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn và định kỳ 15 – 30 ngày rắc vôi trực tiếp xuống ao với lượng 02 – 04kg/ 100 mét khối nước. Nhất là những lúc giao mùa, nhiệt độ nước < 22 độ C kéo dài.
- Khi thấy ba ba bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nhốt riêng theo dỏi và điều trị, đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý môi trường ao để ngăn ngừa bệnh cho những con khác.
3.2/ Một số bệnh thường gặp:
3.2.1/ Bệnh nấm thủy mi
- Lúc đầu trên da, cổ, chân của ba ba xuất hiện những vùng trắng xám, sau vài ngày phát triển thành những búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Điều trị: tắm ba ba trong chậu bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 2 – 3 ppm (2 – 3 g/ m3 nước). Hoặc rắc xuống ao để điều trị cho cả đàn với nồng độ 0.05 – 0.10 ppm (0.05 – 0.10 g/m3 nước). Mỗi tuần rắc một lần cho đến khi hết bệnh.
3.2.2/ Bệnh ký sinh trùng
- Do ký sinh trùng ký sinh trên da, trên cổ và kẽ chân ba ba. Khi bệnh phát triển nhiều mắt thường có thể nhìn thấy được như sợi bông và dể nhằm lẩn với bệnh nấm thủy mi. Bệnh này thường xảy ra trên ba ba con.
- Điều trị: giống bệnh nấm thủy mi hoặc sử dụng Hadaclean trộn vào thức ăn cho Ba ba ăn kết hợp với sát trùng nước.
3.2.3/ Bệnh viêm loét do nhiểm khuẩn
- Trên đầu, cổ, lưng, bụng, chân của ba ba có các vết loét bị xuất huyết, đôi khi các vết loét sâu có kén đóng bên trong.
- Điều trị: tắm cho ba ba bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh: Tetracyline, với liều lượng 20 – 50 ppm từ 6 – 12 giờ mỗi ngày trong 3 – 5 ngày. Nếu có điều kiện bắt Ba ba bị bệnh: làm sạch chỗ vết loét (lấy sạch kén bên trong) và bôi Tetracyline mỡ lên vết loét. Trong trường hợp có nhiều ba ba trong ao bị bệnh, phải điều trị cho cả đàn bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn đồng thời sát trùng nước ao (chú ý lượng thức ăn trộn thuốc cho Ba ba ăn chỉ bằng 1/3 – 1/2 lượng thức ăn bình thường).