Nuôi ếch trong bể xi măng 

Được đăng : 13-12-2016 13:57:24
I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC- Tên khoa học là Rana Tigrina, có kích cỡ lớn (200-400g/con), được thuần hoá từ lâu ở Thái Lan và du nhập vào Việt Nam từ năm 2003.- Ếch công nghiệp có khả năng thích nghi điều kiện nuôi giữ với mật độ cao và ăn mồi tỉnh (thức ăn viên, thức ăn tự chế biến).1.1/ Môi trường sống:- Ếch công nghiệp có thể nuôi được ở hồ xi măng, ở giai, lồng trong ao hay đăng quần nơi mương vườn, đồng ruộng nhưng phải có nguồn nước ngọt hoàn toàn (độ mặn khơng quá 5%o). pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5 nếu nước nhiễm phèn phải lọc hoặc xử lý vôi trước khi cho vào ao, hồ nuôi. Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25-32 độ C, tốt nhất 28-30 độ C.- Nguồn nước sạch không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch.- Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.1.2/ Dinh dưỡng và thức ăn:- Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những lồi cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất (độ đạm từ 25 – 40%). - Giống như ếch đồng hoang dã, ếch công nghiệp cũng thích ăn mồi động vật sống, di động như các lồi côn trùng, giun, ốc… Tuy nhiên, do đã được thuần hoá nên Ếch công nghiệp sử dụng được hoàn toàn thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…).1.3/ Sinh trưởng: Ếch công nghiệp là lồi lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn:- Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): khoảng 21- 28 ngày, giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước). Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước hoặc thức ăn bổ sung như bo bo, trùng chỉ, cám nhuyễn.- Ếch giống (2g - 50g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm. - Ếch trưởng thành (200-300g): Từ 8-10 tháng tuổi ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản 1.4/ Sinh sản:- Ở ếch công nghiệp mùa vụ sinh sản chính vẫn là vào mùa mưa (tháng 5-11). Tuy nhiên, có thể sản xuất giống nhân tạo quanh năm.- Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 – 4 tuần.- Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể. Trứng nở ra nòng nọc sau 18-24..

I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
- Tên khoa học là Rana Tigrina, có kích cỡ lớn (200-400g/con), được thuần hoá từ lâu ở Thái Lan và du nhập vào Việt Nam từ năm 2003.
- Ếch công nghiệp có khả năng thích nghi điều kiện nuôi giữ với mật độ cao và ăn mồi tỉnh (thức ăn viên, thức ăn tự chế biến).
1.1/ Môi trường sống:
- Ếch công nghiệp có thể nuôi được ở hồ xi măng, ở giai, lồng trong ao hay đăng quần nơi mương vườn, đồng ruộng nhưng phải có nguồn nước ngọt hoàn toàn (độ mặn khơng quá 5%o). pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5 nếu nước nhiễm phèn phải lọc hoặc xử lý vôi trước khi cho vào ao, hồ nuôi. Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25-32 độ C, tốt nhất 28-30 độ C.
- Nguồn nước sạch không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch.
- Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.
1.2/ Dinh dưỡng và thức ăn:
- Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những lồi cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất (độ đạm từ 25 – 40%).
- Giống như ếch đồng hoang dã, ếch công nghiệp cũng thích ăn mồi động vật sống, di động như các lồi côn trùng, giun, ốc… Tuy nhiên, do đã được thuần hoá nên Ếch công nghiệp sử dụng được hoàn toàn thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…).
1.3/ Sinh trưởng:
Ếch công nghiệp là lồi lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn:
- Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): khoảng 21- 28 ngày, giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước). Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước hoặc thức ăn bổ sung như bo bo, trùng chỉ, cám nhuyễn.
- Ếch giống (2g - 50g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm.
- Ếch trưởng thành (200-300g): Từ 8-10 tháng tuổi ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản
1.4/ Sinh sản:
- Ở ếch công nghiệp mùa vụ sinh sản chính vẫn là vào mùa mưa (tháng 5-11). Tuy nhiên, có thể sản xuất giống nhân tạo quanh năm.
- Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 – 4 tuần.
- Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể. Trứng nở ra nòng nọc sau 18-24 giờ. Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thời gian biến thái từ nòng nọc mới nở thành ếch con khoảng 21– 28 ngày.
II/ KỸ THUẬT NUÔI
Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đất giới hạn (có thể tận dụng chuồng heo cũ hay bể xi măng bỏ không để nuôi).
2.1/ Chọn và thiết kế hồ nuôi:
- Chọn vị trí xây hồ gần nơi ở để thuận tiện trong việc chăm sóc, quản lý ếch nuôi. Hồ có diện tích từ 6 - 30 mét vuông (2x3, 2x5, 3x5, 4x6m, 5x6m) có thể nuôi được, thành hồ cao 1.2 – 1.5m, bên trong tráng xi măng, lót gạch men hay lót bạt nylon đều được.
- Hồ phải có khả năng cấp, thoát nước chủ động, nguồn nước không bị nhiễm phèn (pH: 6.5 – 8.5), kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu.
- Đáy hồ hơi nghiêng về phía cống thoát nước để dễ dàng cho việc vệ sinh thay nước hàng ngày. Để thuận tiện trong việc thay nước, nên đặt ống nhựa PVC có đường kính 49 mm, mỗi hồ có van cấp thóat nước riêng, Mỗi lổ thoát nước phải bao lưới để chặn giữ ếch.
- Hồ phải chừa cửa ra vào cách đáy hồ 50 cm (rộng từ 40 – 50 cm) để thuận tiện trong việc làm vệ sinh, chăm sóc ếch hàng ngày.
- Nên làm mái che bằng lưới để lọc ánh sáng và giảm nắng gắt (tốt nhất là dùng lưới lan màu xanh hoặc màu đen). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi.
- Xung quanh hoặc phía trên miệng hồ cần có lưới bảo vệ đề phòng các lòai địch hại như : chuột, rắn, chim, cò … vào ăn ếch.
2.2/ Chuẩn bị hồ nuôi:
- Hồ sau khi xây hoặc sửa xong phải tẩy rửa chất xi măng trong hồ bằng cách ngâm nước và xả bỏ nhiều lần (có thể dùng thân cây chuối chặt nhỏ cho vào hồ ngâm 1 tuần rồi xả bỏ sẽ nhanh sạch chất xi măng hơn). Sau khi ngâm tẩy chất xi măng khoảng 3 – 4 tuần, kiểm tra độ pH nước trong hồ đạt từ 6.5 – 7.0 là thả ếch vào nuôi được.
- Vệ sinh, chà rửa hồ sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả ếch vào nuôi.
- Cho nước vào từ 20 – 30 cm (chổ sâu nhất khoảng 30cm).
- Chuẩn bị hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi.
2.3/ Chọn ếch giống:
- Chọn ếch cỡ 30 - 35 ngày tuổi (khoảng 350 - 400 con/Kg), khỏe mạnh, tương đối đều cỡ, màu sắc đậm, không dị tật.
- Nên chọn mua ếch giống ở nơi có uy tín, chất lượng cao và có cùng môi trường nước như ở địa điểm nuôi của mình.
2.4/ Thả giống:
- Kiểm tra lại môi trường nước trước khi thả giống (pH, nhiệt độ)
- Thời gian thả: lúc trời mát (sáng hoặc chiều)
- Cho thùng ếch vào hồ, mở nắp và tưới nước của hồ nuôi lên ếch để ếch từ từ quen dần với môi trường nước mới rồi mới thả ra hồ nuôi.
- Mật độ thả nuôi:
•Tháng thứ nhất : 150-200 con/mét vuông.
•Tháng thứ hai : 100-150 con/mét vuông.
•Tháng thứ ba : 80-100 con/mét vuông
- Nên khử trùng ếch bằng thuốc tím hoặc Iodine trước khi thả nuôi.
2.5/ Chọn thức ăn cung cấp:
- Chọn thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm cao (25 – 40%). Ngoài ra, có thể cho ăn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên (ốc bưu vàng, sâu quy, trùn quế).
- Chất lượng: Thức ăn không bị ôi thiu, ẩm mốc, có mùi vị hấp dẫn.
- Thức ăn cung cấp cho ếch thích hợp cho từng giai đoạn phát triển (kích cỡ, độ đạm, số lượng).
2.6/ Cho ăn:
- Thức ăn được rưới nước có pha thuốc khoảng 15 – 20 phút trước khi cho ăn. Nếu sử dụng thức ăn tươi sống nên rửa sạch, luộc sơ hoặc khử trùng nhẹ trước khi cho ăn.
- Có 2 cách cho ăn: cho ăn trên sàn ăn hoặc rải thức ăn vào hồ.
- Lượng thức ăn cho ăn căn cứ theo ước tính % trọng lượng đàn ếch và theo thực tế kiểm tra trên sàn ăn.
- Thời gian và lượng cho ăn:
•Tháng đầu (5 - 100g): 3- 4 lần ngày. Lượng thức ăn 7- 10% trọng lượng thân.
•Tháng thứ 2 trở đi (100 - 250g): 2 - 3 lần ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân
- Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày).
- Thức ăn viên nỗi có kích cỡ và hàm lượng protein thay đổi tùy theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi.2.7/ Chăm sóc - quản lý nguồn nước:
* Chế độ thay nước:
- Tháng đầu ít thay nước, 2 – 3 ngày thay nước một lần, mực nước duy trì ở mức 20 - 30 cm để giữ cho nước ít bị ô nhiễm và nhiệt độ nước ít bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Cần bố trí đủ giá thể (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…) để tất cả ếch có chổ lên nghĩ ngơi
- Tháng thứ hai trở đi thay nước mỗi ngày, mực nước trong ao nên khống chế ngập khoảng 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng. Nếu khống chế độ sâu nước 10 - 20 cm thì phải sử dụng giá thể (bằng gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…) để ếch lên cạn cư trú. Trường hợp giữ mực nước cao 10-20 cm có thể không cần phải che bể
- Nước giếng khoan được bơm lên trữ lại ít nhất một ngày mới sử dụng, không bơm trực tiếp vào hồ ếch. Có thể sử dụng nước ao hoặc nước sông bơm vào hồ để nuôi ếch nhưng phải lắng lọc kỹ để tránh trường hợp nước bị nhiễm bẩn và các loài địch hại vào gây nguy hiểm cho ếch.
- Thời gian thay nước thích hợp nhất là vào buổi sáng, nếu thay vào buổi chiều thì phải thay trước khi cho ếch ăn.
* Phân cỡ: Hàng ngày kết hợp với việc cho ăn và thay nước là việc tách đàn, phân cỡ ếch. Thông thường là phân thành hai cỡ lớn và nhỏ tương đối đều nhau. Việc phân cỡ càng kỹ thì ếch ít có cơ hội ăn thịt lẫn nhau, giảm tỷ lệ hao hụt đáng kể. Khi ếch đạt trọng lượng 50-60 g sự ăn nhau giảm
* Chăm sóc:
- Kiểm tra quan sát thường xuyên các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bị bệnh. Trường hợp ếch bị bệnh phải tách riêng ra khỏi hồ để điều trị.
- Thường xuyên bổ sung Vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh liều nhẹ vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.
- Mỗi tuần nên ngâm tắm ếch một lần bằng thuốc sát trùng (thuốc tím, Iodine, Gansil).
- Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cấp thoát nước, lưới bảo vệ đề phòng thất thoát ếch.
- Cần tránh không cho nước mưa vào hồ nhiều làm cho độ pH và nhiệt độ nước trong hồ giảm đột ngột gây sốc cho ếch, nhất là giai đoạn ếch còn nhỏ sẽ bị hao hụt rất nhiều.
- Định kỳ khoảng 2 tuần nên cân ếch một lần để kiểm tra mức tăng trọng và trọng lượng trung bình cả đàn. Từ đó có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý.
2.8/ Thu hoạch:
- Sau 3 – 3,5 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200g/con, có thể thu hoạch tòan bộ hoặc sau 2,5 tháng nuôi có thể tách những con lớn ra bán trước, số còn lại nuôi thêm 0,5 – 1 tháng nữa thì thu hoạch.