Nuôi lươn mùa nước nổi 

Được đăng : 13-12-2016 13:57:25
Bình Chánh là một trong 5 xã vùng sâu của huyện Châu Phú (An Giang). Mỗi khi mùa nước nổi về người dân lại tất bật làm bồn nuôi lươn.Anh Phan Thanh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh cho biết: Mùa lũ năm 2007, toàn xã có 46 hộ nuôi lươn trong bồn đất lót tấm bạt ni- lông (so với năm trước tăng gấp đôi), diện tích 630 m2, thả nuôi 2.175 kg lươn giống. Đây là mô hình vừa dễ làm, nhẹ vốn đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế cao. Nông dân tận dụng nguồn thức ăn ốc bươu vàng hoặc cá. Âëp Bình Phước và Bình Thạnh có lung sen, lung ấu. Lũ về, cá thường tập trung ở các lung trũng trên nên tạo thành nguồn tài nguyên dồi dào trong việc săn bắt cá mồi. Hai bên bờ kênh 7 nhỏ bà con tập trung nuôi lươn, nuôi cá trong vèo và đăng quầng trên chân ruộng. Những hộ dân có khả năng còn đào ao, đào hầm thả cá.Trên con lộ liên ấp Bình Phước, chúng tôi đi cùng với cán bộ xã Bình Chánh,..

Bình Chánh là một trong 5 xã vùng sâu của huyện Châu Phú (An Giang). Mỗi khi mùa nước nổi về người dân lại tất bật làm bồn nuôi lươn.
Anh Phan Thanh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh cho biết: Mùa lũ năm 2007, toàn xã có 46 hộ nuôi lươn trong bồn đất lót tấm bạt ni- lông (so với năm trước tăng gấp đôi), diện tích 630 m2, thả nuôi 2.175 kg lươn giống. Đây là mô hình vừa dễ làm, nhẹ vốn đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế cao. Nông dân tận dụng nguồn thức ăn ốc bươu vàng hoặc cá. Âëp Bình Phước và Bình Thạnh có lung sen, lung ấu. Lũ về, cá thường tập trung ở các lung trũng trên nên tạo thành nguồn tài nguyên dồi dào trong việc săn bắt cá mồi. Hai bên bờ kênh 7 nhỏ bà con tập trung nuôi lươn, nuôi cá trong vèo và đăng quầng trên chân ruộng. Những hộ dân có khả năng còn đào ao, đào hầm thả cá.
Trên con lộ liên ấp Bình Phước, chúng tôi đi cùng với cán bộ xã Bình Chánh, được biết: “Mùa lũ năm 2000 đến nay bà c Thường cho lươn ăn vào lúc chạng vạng, đến 21 giờ thì kiểm tra thức ăn, để hôm sau điều chỉnh cho phù hợp. Lươn ăn tạp nhưng ở thì sạch, thông thường 3 đến 4 ngày phải thay nước bồn một lần. Chọn giống lươn xúc ủ hoặc đặt lợp, đặt trúm. Không mua lươn bị xiệc điện hoặc lươn từ nơi khác về nuôi dễ bị sốc nước.
Con ấp Bình Phước vừa khai thác nguồn lợi thuỷ sản, vừa kết hợp chăn nuôi cá lóc, cá rô phi, hoặc nuôi tôm, nuôi lươn. Năm 2007, toàn xã có 61 bồn đất tấn bạt ni – lông nuôi lươn thì ấp Bình Phước đã chiếm hơn một nửa. Có nhà nuôi từ 2 đến 4 bồn. Đến bồn lươn của anh Nguyễn Phi Hùng, ngụ tổ 17, ấp Bình Phước, anh cho biết: Tôi đã nuôi lươn được 2 năm. Năm trước, tôi học xong lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lươn tại xã về mua 10 kg lươn giống nuôi thử nghiệm, với giá 22.000 đồng/kg. Sau 6 tháng thu hoạch được 50 kg lươn thịt, bán giá từ 25.000 đồng đến 58.000 đồng/kg, lời hơn 1 triệu đồng. Mùa lũ năm nay, tôi mở rộng mô hình ra 3 bồn, thả nuôi 40 kg lươn giống. Hiện, lươn nuôi được hơn 1 tháng, ăn mỗi ngày từ 6 đến 7 kg ốc ruột.
Anh Lê Hữu Bắp, ngụ tổ 17, ấp Bình Phước, trước đây, mỗi khi lũ về, anh thường giăng câu, bủa lưới. Thấy ốc bươu vàng nổi đầy mặt nước anh tận dụng về làm thức ăn cho cá. Nhưng năm 2005, giá cá lóc bấp bênh, anh chuyển sang nuôi 40 kg lươn giống. Sau vụ nuôi gần 6 tháng, anh bán với giá 60.000 đồng/kg, lời trọn 9 triệu đồng. Hiện anh đang tiếp tục mở rộng diện tích nuôi. Anh tâm sự: “Các mô đất trong bồn ni – lông phải có nhiều khe hở cho lươn bò, phía trên chỉ trồng cây rau muống, tai tượng. Không trồng lục bình, nước mau dơ. Còn anh Nguyễn Thành Trung, tổ 10, ấp Bình Chơn, năm ngoái thả nuôi 2 bồn (90 m2) 100 kg giống. Sau hơn 4 tháng thu hoạch được 350 kg, bán hơn 12 triệu đồng.
Hầu như những hộ nuôi lươn ở Bình Chánh không có đất sản xuất, đa phần tận dụng đất trước nhà làm bồn nuôi lươn, vốn đầu tư không nhiều. Nhưng để giúp nông dân có vốn sản xuất xã cũng đã thành lập tổ liên kết đề nghị ngân hàng giải ngân. Hy vọng rằng mô hình nuôi lươn mùa lũ đạt hiệu quả sẽ được nhân rộng, giúp cho việc khôi phục lại việc chăn nuôi mùa lũ được thành công, nhiều hộ sẽ khá lên - anh Cảnh, Phó Chủ tịch xã Bình Chánh, nói.