Sâu đục trái sapô 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Cây Sapô ở chỗ chúng tôi phát triển khá xanh tốt, cho nhiều trái, nhưng có một khó khăn tương đối khó khắc phục đó là con Sâu đục trái thường gây hại rất nặng. Xin cho biết thêm về con sâu này, và cách phòng trị chúng? Võ Văn Năm (Bình Trưng, Châu Thành, Tiền Giang) và một số bà con ở Vĩnh Cửu (Đồng Nai) Trả lời: Trên cây Sapôâ (Hồng Xiêm), có khá nhiều lọai sâu bệnh gây hại, nhưng con Sâu đục trái (Alophia sp.) có thể được coi là một trong vài con sâu hại nguy hiểm nhất. Sâu có thể làm giảm bẩy, tám chục phần trăm năng xuất, cá biệt có những vườn ở Cần Thơ có đến 100% số trái bị lòai sâu này gây hại.Con trưởng thành của sâu là một lọai bướm mầu nâu, chiều dài thân khỏang 1,2 cm, sải cánh rộng khỏang 2,5 cm.Trứng rất nhỏ, hơi bầu dục, chiều dài khỏang 0,5mm, có mầu vàng nhạt hoặc mầu hồng (khi sắp nở), được đẻ rải rắc trên vỏ trái ở vị trí tiếp giáp giữa các trái với nhau hoặc bên dưới lá đài gần cuống trái, mỗi trái sâu thường đẻ 2-3 trứng. Sau khi nở sâu non cạp ăn vỏ trái, từ tuổi 2 trở đi sâu đục tiến dần vào bên trong trái. Khi bị tấn công chỗ bị đục sẽ chẩy nhựa..

Câu hỏi: Cây Sapô ở chỗ chúng tôi phát triển khá xanh tốt, cho nhiều trái, nhưng có một khó khăn tương đối khó khắc phục đó là con Sâu đục trái thường gây hại rất nặng. Xin cho biết thêm về con sâu này, và cách phòng trị chúng?
Võ Văn Năm (Bình Trưng, Châu Thành, Tiền Giang)
và một số bà con ở Vĩnh Cửu (Đồng Nai)


Trả lời: Trên cây Sapôâ (Hồng Xiêm), có khá nhiều lọai sâu bệnh gây hại, nhưng con Sâu đục trái (Alophia sp.) có thể được coi là một trong vài con sâu hại nguy hiểm nhất. Sâu có thể làm giảm bẩy, tám chục phần trăm năng xuất, cá biệt có những vườn ở Cần Thơ có đến 100% số trái bị lòai sâu này gây hại.
Con trưởng thành của sâu là một lọai bướm mầu nâu, chiều dài thân khỏang 1,2 cm, sải cánh rộng khỏang 2,5 cm.
Trứng rất nhỏ, hơi bầu dục, chiều dài khỏang 0,5mm, có mầu vàng nhạt hoặc mầu hồng (khi sắp nở), được đẻ rải rắc trên vỏ trái ở vị trí tiếp giáp giữa các trái với nhau hoặc bên dưới lá đài gần cuống trái, mỗi trái sâu thường đẻ 2-3 trứng.
Sau khi nở sâu non cạp ăn vỏ trái, từ tuổi 2 trở đi sâu đục tiến dần vào bên trong trái. Khi bị tấn công chỗ bị đục sẽ chẩy nhựa mủ trắng ra bên ngòai. Sâu gây hại từ khi trái còn rất nhỏ (cỡ đầu ngón út) cho đến lúc thu họach, nhưng thường mạnh nhất từ khi trái được ba, bốn tháng tuổi trở đi. Vị trí lỗ đục thường cũng là chỗ tiếp giáp các trái với nhau. Sau khi đã chui được vào bên trong trái, sâu tiếp tục đục ruột trái thành các đường hầm tương đối rộng rồi “định cư” ở trong đó , tuy nhiên cũng có những con chỉ “tạm trú” trong đó một thời gian ngắn rồi lại tiếp tục chui ra ngòai đục vào phá trái khác. Sâu thải phân ra ngòai ngay tại lỗ đục, nhìn giống như mùn cưa mầu nâu, dính lại với nhau và nằm ngay ở vị trí xung quanh lỗ đục . Một con sâu có thể gây hại nhiều trái trên một chùm. Trong một trái thường có một con sâu, tuy nhiên cũng có những trái có đến 2, 3 hoặc 4 con. Mầu sắc của sâu thay đổi tùy theo tuổi, từ mầu trắng ngà, nâu vàng, nâu nhạt (lúc tuổi còn nhỏ) cho đến mầu nâu đỏ, nâu đen (khi tuổi lớn). Khi chuẩn bị hóa nhộng lại chuyển sang mầu xanh nhạt. đẫy sức sâu có thể dài tới 3 cm.
Sâu thường hóa nhộng ngay bên trong trái, cũng có những con hóa nhộng ở bên ngòai vỏ trái. Nhộng có mầu nâu nhạt, sau chuyển sang mầu nâu đỏ hoặc nâu đen (lúc sắp vũ hóa).
Ở các tỉnh Phía Nam sâu thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô, đặc biệt là các tháng 1, 2 và 3. Thực tế vườn cây cho thấy những vườn Sapô đã già cỗi, những vườn ít được đầu tư chăm sóc ...là những vườn thường bị sâu gây hại nhiều hơn.
Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
-Định kỳ tỉa bỏ những cành già, cành nhỏ nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái, những cành bị chết bị sâu bệnh hại nặng...Thường xuyên phát quang những bụi dậm, cỏ dại trong vườn. Tạo cho vườn luôn thông thóang hạn chế nơi trú ẩn của con trưởng thành.
-Thu gom và tiêu hủy những trái đã bị sâu hại còn sót lại từ đợt trái trước để hạn chế mật số sâu cho các đợt trái sau.
-Thường xuyên kiểm tra và thu gom những trái đang bị sâu hại trên cây đem tiêu hủy để diệt sâu, không cho chúng di chuyển sang phá trái khác. Trong thực tế sản xuất biện pháp này tuy có tốn công sức một chút nhưng lại thu được hiệu qủa cao.
-Với những cây, những vườn đã qúa già cỗi, cho năng xuất và hiệu qủa kinh tế thấp nên mạnh dạn phá bỏ lập vườn mới để hạn chế nơi trú ngụ của sâu, hạn chế sâu lây lan sang phá các vườn xung quanh.
-Kiến hôi (Dolichodorus thoracicus) là lòai kiến có khả năng khống chế mật số của sâu, vì vậy nếu có thể được nên nhử và nuôi kiến hôi trong vườn.
-Nếu đã áp dụng kết hợp nhiều biện pháp như đã nêu trên mà tỷ lệ trái bị sâu gây hại vẫn còn cao trên 1% thì có thể sử dụng một số lọai thuốc trừ sâu như: Sumicidin 10EC hoặc 25EC; First 20EC; Sumitigi 30EC; Sumicombi 30EC; Bian 40EC; Sevin 43FW...để phun xịt. Về liều lượng và cách sử dụng thuốc các bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhanõ thuốc. Chú ý bảo đảm đủ thời gian cách ly của thuốc để tránh gây độc hại cho người ăn./.