Sâu vẽ bùa hại cam sành 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:22
Câu hỏi: Trên cây cam sành nhà tôi vài nămgần đây thường hay có một chứng bệnh có triệu chứng như sau: Trên lá(chủ yếu là lá non và lá bánh tẻ) xuất hiện nhiều đường ngoằn ngèo cỡ sợi chỉ hoặc lớn hơn, những đường này có mầu ánh bạc lấp lánh. Nếu nặng có thể làm cho lá phát triển không bình thường, mà vặn vẹo, cong queo co rúm lại. Làm cho cây còi cọc, tán lá xấu xí không phát triển được, hoa và trái non có thể bị rụng. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Cách điều trị chúng? Nguyễn Văn Vy (Long Thành, Đồng Nai) Trả lời: Qua mô tả của bạn chúng tôi cho rằng cây cam sành nhà bạn đã bị con sâu vẽ bùa hại cam quýt (Phyllocnistis citrella)còn gọi là sâu đục lòn lá gây hại. Đây là một đối tượng rất quan trọng, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến, và đôi khi rất trầm trọng trên các vườn cam qúyt...đang ở thời kì ra lá non, nhất là vào dịp giao mùa ( cuối mùa khô đầu mùa mưa) hoặc vào những thời điểm sau làm gốc để sử lý cho cây ra..

Câu hỏi: Trên cây cam sành nhà tôi vài nămgần đây thường hay có một chứng bệnh có triệu chứng như sau: Trên lá(chủ yếu là lá non và lá bánh tẻ) xuất hiện nhiều đường ngoằn ngèo cỡ sợi chỉ hoặc lớn hơn, những đường này có mầu ánh bạc lấp lánh. Nếu nặng có thể làm cho lá phát triển không bình thường, mà vặn vẹo, cong queo co rúm lại. Làm cho cây còi cọc, tán lá xấu xí không phát triển được, hoa và trái non có thể bị rụng. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Cách điều trị chúng?
Nguyễn Văn Vy (Long Thành, Đồng Nai)

Trả lời: Qua mô tả của bạn chúng tôi cho rằng cây cam sành nhà bạn đã bị con sâu vẽ bùa hại cam quýt (Phyllocnistis citrella)còn gọi là sâu đục lòn lá gây hại. Đây là một đối tượng rất quan trọng, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến, và đôi khi rất trầm trọng trên các vườn cam qúyt...đang ở thời kì ra lá non, nhất là vào dịp giao mùa ( cuối mùa khô đầu mùa mưa) hoặc vào những thời điểm sau làm gốc để sử lý cho cây ra trái theo ý muốn. Đã có những vườn giống cây bị hại nặng đến mức không thể làm giống được.
Con trưởng thành của sâu là một lọai bướm rất nhỏ, cơ thể dài khỏang 2 mm, sải cánh rộng khỏang 4-5 mm, mầu vàng nhạt hoặc nâu sáng, có ánh bạc. Chúng thường hoặt động vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm nên nhà vườn khó phát hiện.
Trứng rất nhỏ (dài khỏang 0,2-0,3 mm), mầu trong suốt hoặc hơi vàng, trứng được đẻ vào ban đêm, rải rác ở mặt dưới của lá gần gân chính.
Sau khi nở sâu non đục vào ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục ở dưới lớp biểu bì của phiến la,ù làm thành những đường hầm ngoằn ngèo, làm cho biểu bì lá phồng lên. Sâu đục tới đâu lớp biểu bì phồng lên tới đó vẽ thành những đường ngoằn ngèo có mầu trắng lóng lánh như bạc (ảnh III-53). Tuổi sâu càng lớn thì đường đục càng dài và rộng. Ngòai lá còn thấy sâu gây hại trên cả cành non. Có thể nhìn thấy sâu non rất nhỏ (vài mm) mầu xanh lợt (lúc mới nở) hoặc xanh vàng, trắng hơi vàng (khi tuổi lớn hoặc lúc sắp hóa nhộng) ở cuối đường hầm.
Khi đẫy sức sâu chui ra ngòai làm nhộng ở một bìa lá bị cuốn lại mặt dưới phiến lá, gần cuống. Nhộng có mầu vàng nhạt hoặc hoặc mầu nâu khi sắp vũ hoá.Vòng đời của sâu ngắn (khỏang trên 2 tuần).
Những lá bị sâu gây hại sẽ không phát triển được, co rúm, quăn queo, dị dạng, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm cho cây chậm tăng trưởng, nhất là những cây còn đang ở giai đọan vườn ươm, hoa và trái dễ bị rụng. Ngòai gây hại trực tiếp, các vết đục của sâu còn là cửa ngõ cho vi khuẩn của bệnh lóet xâm nhập gây hại. Qua quan sát thực tế cho thấy sâu thường gây hại nhiều ở những vườn cây còn nhỏ (khỏang 3-4 năm tuổi). Tác hại của sâu có chiều hướng gia tăng trong vài năm gần đây.
Để hạn chế tác hại của sâu bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
-Chăm sóc cho cây sinh trưởng thật tốt, điều khiển cho cây ra đọt tập trung, để hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho sâu trên vườn cây. Nếu vận động được nhiều nhà vườn cùng áp dụng trên diện rộng thì biện pháp này sẽ có hiệu qủa rất tốt.
-Để bảo vệ thiên địch chỉ nên xịt thuốc khi trên cây có khỏang 10% số lá bị sâu gây hại trở lên . Về thuốc có thể xử dụng một số lọai thuốc như: Confidor; Trebon; Bi-58; Bian; Sherpa; Lannate; Cyper; DC-Tron Plus... sau khi xịt đợt 1 có thể xịt thêm 1-2 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khỏang 5-7 ngày. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn cách xử dụng thuốc của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì.