Trồng Mít tố nữ 

Được đăng : 13-12-2016 12:38:38
Cây không khác lắm nhưng trên lá và trên ngọn non có những lông màu nâu dựng đứng, trái nhỏ hơn và múi thường dính vào với lõi; vỏ có xơ dính liền có thể mổ bằng một nhát dao dọc, rồi tách khỏi múi dễ dàng - Trái tuy nhỏ, chỉ khoảng 12 kg nhưng cây rất sai có hàng trăm trái. Cả hai loại mít đều có hai dạng : mít khô (miền Bắc gọi là mít dai) và ướt (mít mật). Mít khô khi chín còn rắn nhưng mít ướt khi chín nhão ra như bột. Do gần đây còn nhân giống bằng hạt, biến dị rất nhiều. Hội đồng khoa học của Bộ Nông Nghiệp và PTNN cũng chưa thể duyệt một giống mít nào với lý lịch và đặc tính tiêu chuẩn, nên trong sản xuất chưa có một dòng vô tính nào. (Năm 1980 Malaysia đã cho phổ biến 7 dòng vô tính mít thường và 21 dòng vô tính mít tố nữ). Trong khi đó bằng nhiều đường, những giống ngoại vẫn tiếp tục được nhập, ví dụ giống Malaysia không hạt được trồng khá nhiều ở Bến Tre, ở Nhị Bình, Thạnh Lộc (Hóc Môn) và ngay cả trong nội thành cũng trồng.Nhân giống cho sản xuất phải bắt đầu bằng chọn cây mẹ tiêu chuẩn có thể như sau :- Chóng ra hoa, trái và đậu nhiều trái. Khi nhân vô tính, cây phải có trái sau 3 năm.- Tùy theo mục đích trồng mà chọn chất lượng trái - Hiện nay người ta trồng mít để ăn phần cơm (phần thịt) của múi mít -..

Cây không khác lắm nhưng trên lá và trên ngọn non có những lông màu nâu dựng đứng, trái nhỏ hơn và múi thường dính vào với lõi; vỏ có xơ dính liền có thể mổ bằng một nhát dao dọc, rồi tách khỏi múi dễ dàng - Trái tuy nhỏ, chỉ khoảng 12 kg nhưng cây rất sai có hàng trăm trái. Cả hai loại mít đều có hai dạng : mít khô (miền Bắc gọi là mít dai) và ướt (mít mật). Mít khô khi chín còn rắn nhưng mít ướt khi chín nhão ra như bột. Do gần đây còn nhân giống bằng hạt, biến dị rất nhiều. Hội đồng khoa học của Bộ Nông Nghiệp và PTNN cũng chưa thể duyệt một giống mít nào với lý lịch và đặc tính tiêu chuẩn, nên trong sản xuất chưa có một dòng vô tính nào. (Năm 1980 Malaysia đã cho phổ biến 7 dòng vô tính mít thường và 21 dòng vô tính mít tố nữ). Trong khi đó bằng nhiều đường, những giống ngoại vẫn tiếp tục được nhập, ví dụ giống Malaysia không hạt được trồng khá nhiều ở Bến Tre, ở Nhị Bình, Thạnh Lộc (Hóc Môn) và ngay cả trong nội thành cũng trồng.
Nhân giống cho sản xuất phải bắt đầu bằng chọn cây mẹ tiêu chuẩn có thể như sau :
- Chóng ra hoa, trái và đậu nhiều trái. Khi nhân vô tính, cây phải có trái sau 3 năm.
- Tùy theo mục đích trồng mà chọn chất lượng trái - Hiện nay người ta trồng mít để ăn phần cơm (phần thịt) của múi mít - Phần này ở mít Hương Khê nói trên đây là 28% nhưng ở giống tốt có thể tới 35 - 40%. Hương vị của múi mít tùy thuộc vào lượng đường, vào mùi thơm, vào tỷ lệ nước trong múi mít gọi là mật, vào tỷ lệ xơ ở múi mít (càng ít xơ càng tốt) và phải đánh giá dựa theo ý kiến của nhiều người (một người nếm dễ chủ quan) và cố nhiên có thể dựa vào một số dụng cụ phân tích.
Có vùng nghèo, thích những giống nhiều hạt thì phải chọn những trái mít tỉ lệ hạt không phải là 15% mà 30 - 40% như ở một xã ở Đoan Hùng (Phú Thọ).
- Ít sâu bệnh v.v. . .
- Còn có thể chọn cây mẹ theo nhiều tiêu chuẩn khác như bộ lá và bóng râm, chiều cao và hình thù tán cây, thân thẳng, đường kính lớn để lấy gỗ .v.v...
Nhân giống hiện giờ không dùng hạt. Người ta chỉ trồng hạt để ương gốc ghép. Một trái mít có từ 100 đến 500 hạt mỗi hạt nặng từ l gam đến 7 gam - phải chọn hạt to, gieo ngay sau khi bóc áo và rửa sạch. Trong một thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản ở độ nhiệt bình thường đến sức mọc, kết quả như sau : gieo ngay sau khi tách từ múi tỷ lệ mọc là 100%, thời gian từ gieo đến mọc là 32 ngày; để đến tuần thứ tư tỷ lệ mọc chỉ còn 88% và thời gian gieo mọc là 45 ngày. Vậy gieo ngay là tốt nhất nhưng cũng có thể bảo quản để sau 30 ngày mới gieo. Hạt càng nặng càng giữ được lâu sức nẩy mầm.
Hạt mít gieo trên luống đánh cây đi trồng chỗ khác dễ chết vì rễ cọc dài, dễ bị tổn thương. Vậy nên gieo hạt vào bầu to một chút cho bộ rễ phát triển dễ hơn. Chăm sóc tốt thì 6 tháng đã có thể buộc bầu dưa lên gần cành ghép trên cây mẹ. Ghép áp dễ sống nhất - ở miền Nam cũng có ngươi thích cắt ngọn gốc ghép, vót thành nêm sau 2 lát cắt nghiêng, xẻ khoảng 1/3 cành, ghép bằng một lát cắt xiên từ dưới lên đưa nêm vừa gọt vào vết xẻ rồi buộc chát sau 3 tháng có thể cắt rời cành ghép, ương lại l tháng cho cứng cáp rồi đem đi trồng.
Ghép- vào mùa mưa (tháng V - VIII) dễ sống nhất.
Ghép mắt cũng có thể sống nhưng kết quả thất thường. ở Cái Mơn (Bến Tre) sau khi bóc vỏ gốc ghép, lắp mặt ghép vào chỗ người ta đặt một mảnh lá dừa nước lên trên chỉ to hơn mắt ghép một chút, rồi mới buộc dây có lẽ để cho mắt ghép khỏi bị mủ, nhựa ở gốc ghép làm cho nghẹt thở - tỷ lệ sống có thể đạt 70%.
Ngoài ghép ra, chiết cành (bó) cũng là phương pháp nhân giống mít khá phổ biến ở Đông Nam á cũng như ở Việt Nam, tuy rằng khi sản xuất kinh doanh muốn có nhiều con giống, ghép vẫn hơn.
Mùa chiết là mùa mưa - Cành ghép chọn trên những cây còn trẻ - Khoảng 18 - 24 tháng tuổi, đã hóa gỗ, đường kính cành chỗ bó phải được 1 cm trở lên. Khoanh vỏ bóc đi rộng 4 - 5 cm. Cạo tầng sinh gỗ dưới vỏ để khô 1, 2 ngày rồi bó. Chuẩn bị trước rơm hoặc rễ bèo sen, trộn với bùn, bó quanh nơi đã bóc vỏ, ngoài cùng buộc giấy ni lông. Nếu có chất kích thích, ví dụ IBA 1.000 ppm (1 phần nghìn nguyên chất) bôi vào miếng vết cắt, phía trên, nơi rễ sẽ đâm ra thì tỷ lệ sống có thể 100%, rễ ra vừa nhanh vừa nhiều. Không có chất kích thích, rễ ra chậm, ít, tỷ lệ sống thấp hơn. Khoảng 70 - 80 ngày sau khi rễ đã xuất hiện phía ngoài bầu chiết thì cắt bầu. Muốn cẩn thận nên cắt làm hai lần, lần đầu cắt 1/2 cành phía dưới bầu, 15 ngày sau cắt nốt, trồng bầu vào vườn giâm, hoặc vào chậu, vào túi ni lông ở chỗ râm mát.
Năng tưới để giữ đủ ẩm. Thêm khoảng 1, 2 tháng, khi đã có rễ thứ sinh, thì đem trồng thẳng.