Trồng mía theo phương pháp mới 

Được đăng : 13-12-2016 12:33:35
1. Khâu chuẩn bị: Cây mía thích hợp với nhiều loại đất nhưng tốt nhất là trồng trên đất phù sa pha cát có độ pH 4-9. Khi đặt hom mía, nên chọn thời điểm nhiệt độ từ 26 - 300 C và giữ độ ẩm cho đất khoảng 65%.2. Thời vụ trồng: Ở miền Bắc: Vụ xuân từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; Vụ hè từ tháng 4- 5 còn vụ thu từ tháng 7 – 8. Ở miền Nam thì thời vụ trồng mía rộng rãi hơn, song bà con nên tránh trồng vào những tháng thời tiết quá nóng.3. Chuẩn bị đất: Đất trồng mía nên cày sâu 25- 30 cm, sau đó bừa phẳng cho đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ và đánh rạch sâu 25 cm. Bà con nên đánh luống cao 30 cm, rộng 1,20m; rãnh rộng 30 cm. Bón phân lót khoảng 15- 20 tấn..

1. Khâu chuẩn bị: Cây mía thích hợp với nhiều loại đất nhưng tốt nhất là trồng trên đất phù sa pha cát có độ pH 4-9. Khi đặt hom mía, nên chọn thời điểm nhiệt độ từ 26 - 300 C và giữ độ ẩm cho đất khoảng 65%.
2. Thời vụ trồng: Ở miền Bắc: Vụ xuân từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; Vụ hè từ tháng 4- 5 còn vụ thu từ tháng 7 – 8. Ở miền Nam thì thời vụ trồng mía rộng rãi hơn, song bà con nên tránh trồng vào những tháng thời tiết quá nóng.
3. Chuẩn bị đất: Đất trồng mía nên cày sâu 25- 30 cm, sau đó bừa phẳng cho đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ và đánh rạch sâu 25 cm. Bà con nên đánh luống cao 30 cm, rộng 1,20m; rãnh rộng 30 cm. Bón phân lót khoảng 15- 20 tấn phân chuồng + 300 kg phân supe lân hoặc 1 tấn phân NPK/ ha (loại phân 8.7.4). Hom giống phải đạt tiêu chuẩn dài 30 cm, có 2- 3 mắt. Cứ mỗi ha đất cần 20- 30.000 hom. Trong khâu đặt hom, bà con nên chú ý đặt 1 hoặc 2 hàng so le, gối nhau 1/3. Sau khi đặt hom, dùng đất tơi xốp lấp kín, nén nhẹ và giữ ẩm. Lớp đất nén có độ dày khoảng 5 - 6 cm.
4. Chăm sóc: Dặm mầm khi mía có 2 lá thật và khoảng cách mầm không quá 50 cm. Dùng hom tốt hoặc mầm để dặm sau đó tưới giữ ẩm. Để đảm bảo độ mầm đồng đều trên luống, bà con nên tỉa bỏ những mầm yếu, mầm bị sâu bệnh. Thời kỳ mía có 2 - 4 lá thì bà con chỉ nên xới nông và cách xa gốc; khi mía có 5- 10 lá thì xới sâu gần gốc; thời kỳ mía mọc trên 12 lá thì bà con xới xa gốc, dọn sạch cỏ dưới vồng.
5. Bón phân thúc: Bón 100- 120 kg đạm urê và 150 kg sunfat kali/ ha vào thời kỳ xới xáo lần 2 kết hợp vun gốc cao 25- 30 cm. Sau khi bón phân xong thì bà con nên vun vồng cao và bóc các lá khô vàng, không nên để quá 5 lá khô trên cây. Khi nghe tin có gió bão thì bà con nên buộc túm 4- 5 cây mía lại, sau bão thì gỡ dây buộc ra và tháo nước ở rãnh sau khi mưa xong.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại mía:
+ Sâu đục thân: Dùng thuốc Padan pha loãng 0,1% tưới vào mầm cây bị sâu đục.
+ Rệp hại lá: Trước hết bà con nên bóc lá kịp thời. Dùng thuốc Batsa pha loãng 0,1 phun lên lá.
+ Bọ hung cắn và mối hại gốc: Dùng thuốc Padan bột rắc hai bên rạch mía rồi lấp đất. Liều lượng: 10 kg thuốc/ ha.
+ Phá hết tổ mối khi làm đất.
7. Thâm canh mía gốc: Chọn gốc: Chọn các ruộng mía F134, POJ 2878 sinh trưởng tốt để làm mía gốc.
Xử lý gốc: + Cày hoặc cuốc lõng gốc: Moi gốc mía phơi ra ánh sáng, kích thích nảy mầm khỏe.
+ Dặm mầm vào những chỗ gốc mía thưa hoặc bị chết.
+ Bón phân: 10- 15 tấn phân chuồng + 300 kg supe lân rồi lấp đất.
Sau khi mía mọc mầm đều thì bà con thực hiện chăm sóc như đối với mía tơ.