Vệ sinh môi trường và chăm sóc, phòng bệnh cho heo 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
Việc phát sinh dịch bện ở heo do nhiều nguyên nhân: Các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng phối hợp với các yếu tố như stress, dinh dưỡng, môi trường và công tác quản lý. Nếu nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của đàn heo, tránh bớt stress cũng như khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ giảm được tổn thất do dịch bệnh ở heo. Vì thế việc chăm sóc nuoi dưỡng và vệ sinh phòng dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.Dịch bệnh có thể lan truyền bằng cả đường tiếp xúc trực tiếp và giám tiếp. Một vài dịch bệnh như viêm mũi teo và viêm phổi do mycoplasma thì chủ yếu lan truyền do tiếp xúc trực tiếp từ con vật này sang con vật khác. Còn vius gây bệnh “tai xanh” (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo - Porcine Reproductive and Respiratory syndrome viết tắt là PRRS) lây lan do virus có trong dịch tiết của heo bệnh như nước miếng, nước mũi,..

Việc phát sinh dịch bện ở heo do nhiều nguyên nhân: Các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng phối hợp với các yếu tố như stress, dinh dưỡng, môi trường và công tác quản lý. Nếu nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của đàn heo, tránh bớt stress cũng như khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ giảm được tổn thất do dịch bệnh ở heo. Vì thế việc chăm sóc nuoi dưỡng và vệ sinh phòng dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Dịch bệnh có thể lan truyền bằng cả đường tiếp xúc trực tiếp và giám tiếp. Một vài dịch bệnh như viêm mũi teo và viêm phổi do mycoplasma thì chủ yếu lan truyền do tiếp xúc trực tiếp từ con vật này sang con vật khác. Còn vius gây bệnh “tai xanh” (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo - Porcine Reproductive and Respiratory syndrome viết tắt là PRRS) lây lan do virus có trong dịch tiết của heo bệnh như nước miếng, nước mũi, phân, tinh dịch, sữa vật nuôi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua chuồng trại, qua thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các con vật trung gian như chim, chuột. Khi hiểu rõ tính chất lây lan của từng loại mầm bệnh chúng ta sẽ chủ động hơn trong công tác vệ sinh phòng dịch, đạt hiệu quả hơn.
-Vệ sinh: thời gian tồn tại và diễn biến của từng loại mầm bệnh rất khác nhau, tuỷ từng tình hình mang bệnh ở heo và các phương thức lan truyền mà có công tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thích hợp. Cần thực hiện các bước sau:
- Để trống chuồng: giúp phá vỡ chu kỳ dịch bệnh, nhất là khi kết hợp với làm vệ sinh và khử trùng. Nhiều loài vi sinh vật gây bệnh tìm thấy trong chuồng lợn nái hoặc trên nền chuồng lợn thịt không thể tồn tại dài ngày ngoài cơ thể ký chủ. Khi chuyển hết heo đi, các mầm bệnh trong chuồng không bao lâu sẽ giảm số lượng. Nên để chuồng trống từ 3-4 tuần hoặc lâu hơn sẽ có kết quả tốt hơn.
- Làm vệ sinh và khử trùng rất cần thiết cho việc kiểm soát sự tích tụ và lan truyền của mầm bệnh.
- Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng vimekon, đây là một loại thuốc sát trùng có phổ cực rộng, có khả năng tiêu diệt nhanh chóng tất cả các mầm bệnh, rất an toàn cho người và gia súc (liều dùng gói 100gram pha với 20 lít nước) phun xịt khắp chuồng ngay khi có gia súc.
- Định kỳ kiểm tra sức khoẻ đàn heo, thường xuyên theo dõi quan sát để phát hiện dấu tích dịch bệnh, cách ly và xử lý heo bệnh đúng cách.
- Cấm vận chuyển, mua bán heo bệnh sang nơi khác để hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Nuôi dưỡng chăm sóc: khẩu phần của heo phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu phát triển của heo theo từng giai đoạn.
- Khi thấy heo con có dấu hiệu còi, chậm lớn cần bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng sau: Vimekat: 2,5ml/con tiêm 1 lần, giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể; Poly AD: 1ml/con, giúp heo còi mau lớn, tăng cường sức đề kháng.
- Ở heo lớn, lúc thời tiết thay đổi, nên kết hợp cho ăn, một số loại kháng sinh để phòng bệnh. Trong đó, các loại thuốc sau có khả năng phòng bệnh tụ huyết trùng, dấu son, phó thương hàn, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá hiệu quả như: Genta-Colenro: 1ml/10kg thể trọng; Vimexyson C.O.D (tím): 1ml/10kg thể trọng; kết hợp bổ sung vitamin cần thiết cho lợn, cho uống hàng ngày Vimix plus (1kg/1.200 lít nước).
- Đối với heo nái, để tăng cường sự tiết sữa và giúp heo khoẻ mạnh nên bổ sung vào khẩu phần ăn bằng Vime đạm sữa (1kg trộn với 20-30kg thức ăn) cho ăn 2 tháng trước khi đẻ và cho ăn suốt trong thời gian cho con bú. Tuỳ từng thời kỳ sinh trưởng của lợn mà có những hướng tác động thích hợp giúp heo tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.