Xu hướng mới trong buôn bán cá cảnh trên thị trường quốc tế 

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Trong buôn bán cá cảnh quốc tế đang xuất hiện một số xu hướng mới, như cá được bán từ nam bán cầu lên bắc bán cầu, xuất khẩu chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, những thị trường truyền thống như Mỹ và Nhật Bản suy giảm, trong khi thị trường EU mạnh lên. Những xu hướng thương mại Ước tính khiêm tốn, giá trị bán buôn cá cảnh hàng năm trên thị trường thế giới đạt trên 1 tỷ USD. Khoảng 1,5 tỷ cá cảnh bán lẻ mỗi năm với giá trị ít nhất đạt 6 tỷ USD. Toàn bộ ngành công nghiệp cá cảnh, kể cả cung cấp phụ tùng, thiết bị, đạt giá trị khoảng 14 tỷ USD. Thị trường chủ yếu buôn bán 30 – 35 loài cá cảnh. Ví dụ, ở Mỹ, 30 loài chiếm 60% giá trị nhập khẩu, trong đó riêng 2 loài là cá bảy màu và neon hoàng đế đã chiếm tới 40%. Thị trường cá cảnh thế giới có thể chia thành 4 mảng: các loài cá nước ngọt nhiệt đới (chiếm tới 80 – 90% giá trị); các loài cá nước mặn và nước lợ nhiệt đới; các loài cá nước ngọt ôn đới, chủ yếu là cá bảy màu (cá khổng tước) và cá chép Nhật Bản (Koi); và các loài cá nước mặn và nước lợ ôn đới. Tổng cộng có khoảng 1.600 loài được bán buôn quốc tế, trong đó 750 loài cá nước ngọt. Khoảng 90% số loài có nguồn gốc nuôi, còn lại là đánh bắt từ tự nhiên. Với các tiến bộ trong việc sinh sản nhân tạo, vận chuyển và nuôi bể, ngày càng có nhiều loài cá được đưa ra thị trường. Các loài cá cảnh nước mặn hiện chiếm 20% thị phần, nhờ..

Trong buôn bán cá cảnh quốc tế đang xuất hiện một số xu hướng mới, như cá được bán từ nam bán cầu lên bắc bán cầu, xuất khẩu chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, những thị trường truyền thống như Mỹ và Nhật Bản suy giảm, trong khi thị trường EU mạnh lên.
Những xu hướng thương mại
Ước tính khiêm tốn, giá trị bán buôn cá cảnh hàng năm trên thị trường thế giới đạt trên 1 tỷ USD. Khoảng 1,5 tỷ cá cảnh bán lẻ mỗi năm với giá trị ít nhất đạt 6 tỷ USD. Toàn bộ ngành công nghiệp cá cảnh, kể cả cung cấp phụ tùng, thiết bị, đạt giá trị khoảng 14 tỷ USD. Thị trường chủ yếu buôn bán 30 – 35 loài cá cảnh. Ví dụ, ở Mỹ, 30 loài chiếm 60% giá trị nhập khẩu, trong đó riêng 2 loài là cá bảy màu và neon hoàng đế đã chiếm tới 40%.
Thị trường cá cảnh thế giới có thể chia thành 4 mảng: các loài cá nước ngọt nhiệt đới (chiếm tới 80 – 90% giá trị); các loài cá nước mặn và nước lợ nhiệt đới; các loài cá nước ngọt ôn đới, chủ yếu là cá bảy màu (cá khổng tước) và cá chép Nhật Bản (Koi); và các loài cá nước mặn và nước lợ ôn đới. Tổng cộng có khoảng 1.600 loài được bán buôn quốc tế, trong đó 750 loài cá nước ngọt. Khoảng 90% số loài có nguồn gốc nuôi, còn lại là đánh bắt từ tự nhiên. Với các tiến bộ trong việc sinh sản nhân tạo, vận chuyển và nuôi bể, ngày càng có nhiều loài cá được đưa ra thị trường. Các loài cá cảnh nước mặn hiện chiếm 20% thị phần, nhờ những kỹ thuật mới nên tuy chỉ 5% số loài cá biển được sinh sản nhân tạo, nhưng thị phần của chúng ngày càng tăng.
Các loài cá cảnh nước ngọt buôn bán chính trên thị trường là cá bảy màu, cá neon hoàng đế, cá mún, cá kiếm, cá hacmôni, cá thần tiên, cá vàng, cá ngựa vằn và cá dĩa. Các loại cá cảnh nước mặn quan trọng là cá hải quỳ, cá rô mang láng, cá rô biển, cá cờ, cá lon mây, cá mó, cá thần tiên, cá bướm mỏm, cá chim, cá mặt quỷ, cá ong, cá nóc gai và cá ngựa.
Xuất khẩu cá cảnh
Kim ngạch XK của cá cảnh thế giới tăng từ 44,5 triệu USD năm 1982 lên cao nhất 204,8 triệu USD năm 1996, năm 1998 giảm còn 159,2 triệu USD do khủng hoảng kinh tế thế giới, sau đó lại tăng lên 189,5 triệu US vào năm 2002.
Năm 2002, các nước Châu Á chiếm tới 60% tổng kim ngạch XK cá cảnh thế giới, trong đó Singapore chiếm 22%, Malaysia (9%), Indonesia (7%), Philippin (3%), Xrilanca (3%)… Các nước XK lớn khác là Cộng hòa Séc (7%), Trung Quốc (chủ yếu là Hồng Kông: 5%), Mỹ (4%), Nhật Bản (4%)…
Nhập khẩu cá cảnh
Xu hướng NK luôn theo sát xu hướng XK, giá trị NK tăng từ 50 triệu USD năm 1982 lên đỉnh điểm 330 triệu USD năm 1994 – 1996, giảm còn 262 triệu USD năm 1998 và tăng lên 234,2 triệu USD năm 2002.
Các nước NK chính là Mỹ (16,9%), Nhật Bản (10,9%), Đức (10,4%), Anh (10,1%), Pháp (8,8%), Singapore (4,8%), Italia (4,4%) Bỉ (4,3%) Hà Lan (4,3%), Trung Quốc (4,1%) và Canada (2,8%).
Thị trường Mỹ
Mỹ hiện là thị trường NK cá cảnh lớn nhất thế giới, với giá trị đạt 39,7 triệu USD năm 2002. Mỹ hiện có khoảng 1,2 triệu người kinh doanh cá cảnh và trên 10 triệu bể nuôi trong nhà. Khoảng 10% số hộ gia đình cho biết trong nhà có bể cá cảnh, trong đó 40% có từ 1 bể trở lên.
Cá cảnh nước ngọt là loài chính được NK, trong đó 40% là cá bảy màu và cá neon hoàng đế, cón lại là cá hacmôni, cá kiếm, cá dĩa, cá thần tiên, cá họ cá rô Châu Phi, cá ngựa vằn và cá mún. Thị trường Mỹ cũng đang ngày càng quan tâm đến các loài cá cảnh nước mặn. Vài năm gần đây, mảng thị trường NK này đã suy giảm, NK năm 2002 giảm 36% so với năm 2001. Những nước XK cá cảnh nước mặn chính sang Mỹ là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia va Braxin.
Thị trường Nhật Bản
Đây là thị trường NK cá cảnh lớn thứ 2, chiếm 25,6 triệu USD giá trị NK năm 2002 của thế giới. Những quy định ngày càng nhiều đối với việc nuôi động vật trong nhà cao tầng đã làm cho thú nuôi cá cảnh trở nên phổ biến. Ngoài ra, người Nhật cũng rất coi trọng tác dụng trang trí trong nhà của việc nuôi cá cảnh. Cá bảy màu chiếm 28% thị trường, tiếp đến là cá hoàng đế, cá thè be, cá harlequin, cá dĩa, cá bướm, cá kiếm…
Cũng như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản suy giảm trong vài năm gần đây, chủ yếu do suy thoái kinh tế. NK năm 2002 giảm 10% so với năm 2001, với những nhà cung cấp chính là Singapore, Braxin, Indonesia, Malaysia, Mỹ và Trung Quốc (Hồng Kông)
Thị trường EU
EU hay Tây Âu hiện là khối thị trường lớn nhất về NK cá cảnh, với kim ngạch năm 2002 đạt 121,1 triệu USD, chiếm 51% tổng giá trị NK thế giới. Các loài cá cảnh nước ngọt chiếm 90% giá trị nhập khẩu, phổ biến nhất là cá neon hoàng đế, cá hoàng đế, cá bảy màu, cá mún, cá chọi, cá bướm, cá corydoras, cá tam giác, cá sặc gấm và cá chuột xám. Không như Mỹ và Nhật Bản, NK của thị trường EU liên tục tăng, với những nhà cung cấp chính là Singapore, Séc, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Mỹ và Braxin. Các nước NK nhiều nhất năm 2002 là Đức (20,1%), Anh (17,2%), Pháp (17,2%), Italia (8,5%), Bỉ (8,4%) và Hà Lan (8,2%)
Xu hướng chung
Xu hướng đáng chú ý là sự chuyển dịch các hoạt động xuất khẩu từ thị trường Mỹ và Nhật Bản sang EU, từ nam bán cầu lên bắc bán cầu. Nguồn cung cấp chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Kinh nghiệm cho thấy việc buôn bán cá cảnh luôn gắn liền với tình hình kinh tế của đất nước. Những năm gần đây đã xuất hiện một số nhà cung cấp cá cảnh mới cho thị trường thế giới là Séc, Indonesia, Thái Lan.