29/07/2021
Hướng dẫn phòng bệnh bằng Văc xin cho một số l oại gia súc gia cầm

 

Trong chăn nuôi việc phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là vô cùng quan trọng, nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, bằng phẳng, hướng thích hợp để tránh được gió lùa và ánh nắng mặt trời trực tiếp.

ga

Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ ôxy và tạo độ thông thoáng. Tăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Chất thải được xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Sát khuẩn định kỳ xung quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.

Áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vắc - xin chống dịch, ví dụ như:

1.     Đối với gà nuôi thương phẩm:  

Ngày tuổi

Vắc xin

Phòng bệnh

1

MAREK

Marek

3

MYVAC ND-IB

Bệnh Newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

 

IBD UPM 93

Bệnh Gumboro

7

MYVAC POX

Bệnh đậu

2. Đối với lợn:

Xin giới thiệu quy trình tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt để bà con có thể tham khảo.

– Lợn 2-3 ngày tuổi:

+ Tiêm sắt lần 1.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh E.coli.

– Lợn 12-13 ngày tuổi:

+ Tiêm sắt lần 2.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn lợn lần 1.

– Lợn 20 ngày tuổi:

+ Tiêm vắc - xin tai xanh lần 1.

+ Tiêm vắc - xin Xoắn khuẩn lần 1, sau 1 tuần tiêm nhắc lại lần 2.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh suyễn lợn lần 2.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh Phó thương hàn lần 1.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh giả dại.

+ Tiêm vắc - xin Dịch tả lợn lần 1 (nếu lợn mẹ chưa tiêm phòng trước khi sinh). Chú ý: Nếu lợn mẹ đã được tiêm phòng trước đó, thì tiêm phòng lần 1 cho lợn con vào ngày 35-38 ngày tuổi và nhắc lại lần 2 vào thời gian lợn 60 ngày tuổi.

– Lợn 28-30 ngày tuổi.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh Phù đầu lợn con.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh Lở mồm long móng lần 1.

– Lợn được 30-34 ngày tuổi: Tiêm vắc xin Phó thương hàn lần 2.

– Lợn 45 ngày tuổi:

+ Tiêm vắc - xin Dịch tả lợn lần 2.

+ Tiêm vắc - xin Tai xanh lần 2.

– Lợn 60 ngày tuổi:

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh Tụ huyết trùng.

+ Tiêm vắc - xin phòng bệnh Lở mồm long móng lần 2.

– Lợn được 70 ngày tuổi: Tiêm vắc - xin phòng bệnh Đóng dấu lợn.

– Lợn được 90-100 ngày tuổi: Tiêm vắc - xin phòng bệnh Dịch tả lợn lần 3.

– Đối với lợn nái hậu bị 6 tháng tuổi trở lên:

+ 6 tuần trước khi phối giống tiêm vắc - xin Parvovac phòng bệnh sẩy thai lần 1.

+ 3 tuần trước khi phối giống tiêm vắc - xin Parvovac phòng bệnh sẩy thai lần 2.

          Bà con lưu ý: Khi tiến hành tiêm vắc - xin cho lợn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh và sát trùng cẩn thận. Kim tiêm cho lợn sử dụng phải phù hợp cho từng loại lợn:

+ Lợn con sử dụng kim số 7 dài 1cm.

+ Lợn cai sữa: Kim số 9 dài 1.25cm

+ Lợn choai: Kim số 12 dài 2.5cm

+ Lợn thịt: Kim số 16 dài 2.75cm

+ Lợn nái và lợn nọc: kim số 18 dài 3.75cm.

Số lượng kim phải được chuẩn bị đầy đủ, lợn nái sử dụng 1kim/1 con. Lợn con sử dụng một kim/ 1 ô nuôi. Lợn thịt sử dụng 1 kim trên 1 ô nuôi.
          Dụng cụ tiêm phải chuẩn bị đầy đủ và đựng trong khay sạch sẽ và để trong thùng đá không để trực tiếp trong thùng đá sẽ làm kim tiêm và xilanh bị nhiểm bẩn.

Ths. Phạm Văn Đức

 

 

 

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 287