29/07/2021
Kỹ thuật nuôi chim công

 

1. Chuẩn bị chuồng nuôi

Chim công là giống chim có kích thước lớn. Chưa kể phần đuôi công xòe ra khá tốn diện tích nữa. Vì thế chuồng nuôi cần đảm bảo đủ diện tích. Hơn nữa còn phải thông thoáng, mùa hè mát, mùa đông ấm.

Bà con có thể tận dụng các vật liệu có sẵn để làm chuồng chim công. Đó có thể là tre, nứa hay lưới đều được cả. Muốn chim không có cơ hội bay ra ngoài thì nóc chuồng bà con nên phủ lưới cước.

Ngoài ra bà con có thể dùng các tấm lợp nhựa trắng để làm mái. Vừa tránh chim bay vừa giúp chim che nắng mưa. Chuồng nuôi nhất định không được dùng lưới nilon hay lưới sắt. Chim sẽ tưởng là thức ăn mà ăn mất. Như vậy dễ thủng ruột hoặc thắt diều.

Bà con nên dùng cát vàng để rải ở đáy chuồng để chuồng luôn thoáng sạch. Chúng sẽ giúp chim thoải mái hơn trong vận động. Hơn nữa còn giúp ngừa giun, sán hiệu quả. Nếu có điều kiện bạn có thể làm thêm sân trước để chim vui chơi, tắm nắng.
2.  Giống chim và chăm sóc

Giống chim công hiếm và nhìn chung là tương đối khó nhập. Còn việc chăm chim công thì đơn giản hơn. Nó cùng họ với gà nên chăm gà như nào ta chăm chim công như vậy. Chúng là giống ăn tạp. Thức ăn chính của chúng là lúa, gạo, ngô. Thỉnh thoảng cho ăn cám tổng hợp của gà cũng được.

Giai đoạn chim non

Chim non ra đời cần được nuôi trong lồng nhỏ. Bạn nên dùng lồng bằng lưới thép để nuôi chim non để bảo vệ chim. Dù là nhiều hay ít chim giống thì đều cần máng nước và thức ăn đầy đủ, sạch sẽ. Bà con cũng cần đèn sưởi để chim không bị lạnh.

Chim công mới nở đã có thể tự ăn được (giống gà con). Lúc này bà con dùng hoàn toàn thức ăn cho gà con. Loại cám tổng hợp giúp chim đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Đến khi được 30 ngày tuổi thì kết hợp thêm ngô, thóc cho chim ăn cùng. Nhưng vẫn phải đảm bảo 70% là cám tổng hợp. Thức ăn phụ chỉ được chiếm 30%.

 

chim-cong 

 

 

Giai đoạn trưởng thành

Đến gia đoạn này bà con đã có thể cho chim ăn thêm rau xanh, ngô, gạo. Nhưng vẫn giữ 70% là cám tổng hợp. Số còn lại là thức ăn thêm.

Bà con lưu ý: Thức ăn là rau xanh như rau muống, cải bắp,… cần được thái nhỏ.

Chim lớn dần thì lượng cám tổng hợp cũng từ đó mà giảm đi. Khi chim được 6 đến 8 tháng tuổi bà con chuyển chim ra chuồng nuôi rộng rãi. Nền chuồng đổ cát vàng, lượng cám tổng hợp lúc này chỉ cần 50%.

Bà con lưu ý: Nếu để chim dùng quá nhiều cám tổng hợp, chúng sẽ mất sức đề kháng tự nhiên. Hơn nữa lông cũng sẽ không còn được bóng đẹp như ban đầu.

Khi chim đã trưởng thành hoàn toàn thì dùng cám cho gà đẻ. Lúc này bà con cho ăn ngô, thóc nguyên hạt là được. Lượng rau xanh cũng cần tăng lên. Vừa để chim tăng sức đề kháng vừa giúp lông chim đẹp hơn.

3. Các bệnh thường gặp, cách phòng, trị bênh cho chim công

Khi chim non nở ra bà con nên sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con (cho uống trực tiếp, hoà thức ăn, nước uống, chủng ngừa... vv, theo tỉ lệ ghi trên bao bì nhãn thuốc).
          Các bệnh thường gặp khi nuôi chim công :

+  Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột: (phân xanh, phân trắng …) . Bệnh do

nhiễm khuẩn do Ecoli…

+ Bệnh tụ huyết trùng, xã cánh, sù lông, teo chân

+ Bệnh sưng mặt, phù đầu

+ Bệnh về đường hô hấp (sưng phổi, thở khò khè)

+ Bệnh do kí sinh ngoài da ghẻ: Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó, mèo phun trực tiếp lên chim (Bà con lưu ý khi phun tránh vào phần mắt)
 +  Bệnh giun, sán ở mắt dẫn đến hiện tượng mù mắt (điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu).

* Để tránh rủi ro trong quá trình nuôi. Bà con nên tiêm phòng cho chim các loại vắcin cho gia cầm định kỳ theo mùa, hoặc theo độ tuổi …vv; về cơ bản cách phòng, trị bệnh cho chim công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm. Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các hiệu thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì.
 (Bà con lưu ý: nên mua thuốc của những nhà sản xuất, có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng). Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận. Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất.

                                                                                             Lê Văn Khôi

 

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 2848