14/11/2022
Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà

ga123

 

Nuôi gà ri lai an toàn sinh học

1.Bệnh tụ huyết trùng

* Nguyên nhân: Do vi trùng Pateurella Multocida gây ra, thường xảy ra khi gặp điều kiện môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại và khu vực chăn nuôi kém vệ sinh, tác động của vận chuyển xa.

* Triệu chứng: Mồng tím tái, cù rù, đi đứng chậm chạp khó khăn. Phân loãng trắng hoặc xanh, có thể có máu tươi, khó thở, chảy nước mũi, cấp tính gây chết đột ngột. Á cấp tính, gà mắt sưng viêm kết mạc, mũi sưng, viêm khớp, gà đẻ giảm đẻ hoặc ngưng đẻ, trứng vỏ mỏng, tỷ lệ chết cao có thể lên tới 80-100%

* Triệu chứng:Thịt tím sẫm,phủ tạng xuất huyết.

* Phòng bệnh: Giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn,nước uống đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh, khi thời tiết thay đổi bất thường nên cho uống vitamin C  và thuốc chống stress; Định kì cho uống kháng sinh đúng cũng là phương pháp tốt để phòng bệnh; Vacxin phòng tụ huyết trùng cho hiệu quả không cao

2. Bệnh thương hàn, bạch lỵ

* Nguyên nhân:Do vi trùng cơ hội Salmonella gây ra. Bệnh thường gặp ở những vùng ẩm thấp, gà vịt chăn thả dễ bị mắc bệnh,thường ở dạng mãn tính, chỉ bùng dịch khi gặp yếu tố môi trường bất lợi, gà con dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao ở hai tuần đầu.

* Triệu chứng:Gà kêu nhiều, thường tụ lại như bị lạnh, phân trắng nhầy, bết đít.

* Phòng bệnh:Giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh, khi thời tiết thay đổi bất thường nên cho uống Vitamin C và thuốc chông stress. Định kỳ cho uống kháng sinh đúng cũng là phương pháp tốt để phòng bệnh.

3. Bệnh đậu gà

* Nguyên nhân:Do virut gây ra, lây lan nhanh trong đàn

* Triệu chứng: Nổi các nốt đậu xù xì trên không lông như mắt, mồng, miệng hay trong thực quản hoặc khí quản, nốt đậu xưng to, vỡ ra làm gà đau đớn, mệt mỏi, bỏ ăn, gà suy kiệt dần và chết, tỷ lệ chết không cao nhưng giảm  sức sinh trưởng, giảm sức đề kháng nên dễ bị các mầm bệnh khác tấn công.

* Phòng bệnh: - Chủng ngừa bằng vacxin đạt hiệu quả cao; Những con đã bị bệnh nên tăng cường sức đề kháng cho gà bằng vitamin , B-Complex, ADE. Trong vườn có nhiều rau xanh tươi cũng là nguồn vitamin và vi khoáng làm tăng sức kháng bệnh cho gà.

4. Bệnh do ký sinh trùng

 Thường gặp là bệnh cầu trùng, hay xảy ra ở gà con 3-6 tuần khi nuôi nền hoặc thả vườn sớm.

* Nguyên nhân: Thường thấy sớm nhất là ở phân sáp, màu socola, gà bệnh nặng trong phân có lẫn máu. Khi phát hiện có phân sáp nên trôn thuốc phòng cầu trùng trong thức ăn và tăng cường Vitamin ADE bệnh sẽ nhanh chóng qua khỏi, vấn đề vệ sinh chuồng trại có ý nghĩa lớn để phòng bệnh, chất độn chuồng, nền chuồng khô sẽ ngăn cản trứng cầu trùng phát triển.

 * Phòng bệnh:Bệnh giun sán cũng thường gặp trên gà thả vườn khi chuồng trại nuôi nhiều đợt gà liên tiếp mà thời gian trống chuồng quá ngắn. Nuôi thả vườn theo phương thức luân phiên sẽ hạn chế được bệnh do ký sinh trùng.

5. Bệnh cúm gia cầm.

* Nguyên nhân:Do virut gây ra, bệnh truyền nhiễm nguy hiễm gây bệnh cho gà, vịt, ngang, ngỗng, gà tây, đà điểu, các loài chim, có thể gây bệnh cho người. Lây lan rất nhanh chóng, làm chết nhiều gia cầm, có thể gây bệnh cho người và làm tử vong.

* Triệu chứng:Đừng tụm một chỗ, lông xù, xốt cao, ho, thở khó, chảy nước mắt, nước mũi , đặc biệt chảy nước dãi ở mỏ, phù đàu và mặt, da tím tai và xuất huyết ở da chân.

* Phòng bệnh:Chỉ chọn mua gà khỏe mạnh ở những cơ sở có giống tốt, không nhốt chung gà mới mua về với gà khỏe đang nuôi, cách ly nuôi riêng trong vòng 10 ngày.Đảm bảo chuồng trại, khu vực chăn nuôi luôn luôn sạch sẽ và khô ráo.Thường xuyên sát trùng chuồng gà và khu vực thả gà.Có biện pháp ngăn ngừa, không cho gà tiếp xúc với thủy cầm, bồ câu, chim trời.Tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

 7. Bệnh Gumboro

* Nguyên nhân:Là bệnh truyền nhiễm rên gà con do virut gây nên.

* Đặc điểm bệnh: Gây viêm túi Fbricius( Tuyến Bursa), làm tổn thương hệ miễn dịch; Gà từ 3-6 tuần tuổi bị nặng nhất, nhiễm trước 3 tuần tuổi triệu chứng không rõ ràng, nhưng gây tổn thương hệ miễn dịch trầm trọng hơn; Tất cả các giống gà đều bị nhiễm bệnh, bồ câu dường như không mắc bệnh, thủy cầm mang trùng; Thời gian nung bệnh ngắn 2-3 ngày, lây lan rất nhanh 2-5 ngày lây lan toàn đàn, dứt bệnh sau 7-8 ngày, tỷ lệ chết trung bình 10-20%, ghép với bệnh khác tỷ lệ chết có thể 50-100%

* Triệu chứng:Gà bay nhảy không định hướng, thường mổ vào hậu môn;  Phân lỏng trắng hơi ngã vàng, suy nhược, mất nước, lông xù; Gà chết cao điểm vào 3-4 ngày sau khi nhiễm.

* Phòng bệnh: Bệnh không có thuốc đặc trị.Sử dụng vacxin để phòng bệnh Gumboro; Tăng cường sức đề kháng cho gà: Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng tốt cung cấp các vitamin, đặc biệt là vitamin C.

       

                                                                        Mai Loan

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 400