Cách nuôi cá rô phi thương phẩm 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:57
Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Mức chịu đựng được độ mặn lên đến 32‰. Chúng ta có thể nuôi cá rô phi trong ao hồ, trong lồng bè trên sông, hồ chứa nước, ruộng cấy lúa và ao đầm nước lợ. Cá rô phi có thể nuôi đơn hoặc ghép với các loài nuôi khác.Thức ăn của cá rô phi dễ kiếm, rẻ tiền như: khô đỗ, cám gạo, bột sắn, ngô hay rau bèo kết hợp với một phần bột cá. Mặc dù cá rô phi có khả năng tận dụng một phần chất thải từ chăn nuôi như phân gia súc, gia cầm nhưng trong nuôi cá rô phi sạch tạo sản phẩm hàng háo có chất lượng cao cần hạn chế cho cá rô phi ăn các loại chất thải này. Giai đoạn nuôi cá giống do cá rô phi có khả năng ăn tảo và động vật phù du nên có thể sử dụng thêm phân vô cơ bón cho ăo nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.Thịt cá rô phi thơm ngon, dễ chế biến nên được người tiêu dùng ở nhiều nước ưa thích. Trên thế giới cá rô phi được nhiều thị trường ưa chuộng. đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản và gần đây là Anh, Canada và Arập sêut. Chỉ tính riêng trong năm 2000, lượng cá rô phi xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã chiếm tới 50,94% tổng lượng cá nhập khẩu vào nứơc này (Madan và Ferdinand 2001). Thị trường cá rô phi vào Mỹ được phát triển một cách nhanh chóng. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ cá rô phi của Mỹ tăng trên 400% trong vòng 7 năm, từ 18 triệu bảng Anh năm 1993 lên 89,2 triệu bảng năm 2001 (Fu-Sung Chiang 2001). Đây là thị trường nhiều tiềm năng cho xuất khẩu cá rô phi song cũng là thị trường yêu cầu các sản phẩm có chất lượng cao, khắt khe về các chỉ tiêu an toàn về vệ sinh thực phẩm. Cá rô phi hiện nay được thị trường nội địa ưa chuộng. Tại thị trường Hà Nôi giá cá rô phi thương phẩm tại các chợ trung bình là 18-22 nghìn đồng/kg cá tươi sống cỡ 500 g/con. Giá này cao hơn giá cá chép, cá trắm cỏ. Thị trường nội địa với dân số trên 80 triệu người cũng sẽ là thị trường lớn cho tiêu thụ sản phẩm cá rô phi...Trong thập niên gần đây sản lượng cá rô phi trên thế giới liên tục tăng, chỉ trong vòng 15 năm tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới đã tăng 3 lần từ 500.000 tấn lên 1,6 triệu tấn. Sự tăng nhanh về sản lượng cá rô phi của thế giới là do sự phát triển liên tục của nghề nuôi cá rô phi. Từ 1990 đến 1999, sản lượng cá rô phi nuôi đã tăng từ 400.000 trên 1 triệu tấn năm 1999 (Helga 2001). Châu á là khu vực có sản lượng cá rô phi cao nhất, chiếm tới 60% tổng sản lượng cá rô phi của thế giới. Các nước có nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh là Trung Quốc (sản lượng năm 1999 là 560.000 tấn), Ai Cập là nước đứng thứ 2 về sản lượng cá rô phi (sản lượng năm 1999 là 220.000 tấn). Trong khi đó sản lượng cá rô phi của Thái Lan, Indonesia và Philippines tương đối ổn định và duy trì ở mức 100.000 tấn (Helga 2001).Việt Nam đang phát triển rộng rãi nghề nuôi cá rô phi đặc biệt là sản xuất tập trung tạo hàng hoá cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường và tiềm năng sản xuất cá rô phi của nước ta, Bộ Thuỷ sản đã tổ chức 2 cuộc hội thảo bàn về sản xuất và xuất khẩu cá rô phi tại An Giang và Bắc Ninth. Tại cuộc hội thảo này, đã vạch ra định hướng của Việt Nam trong việc sản xuất cá rô phi hàng hoá xuất khẩu đến năm 2010 sản lượng đạt 200.000 tấn, ngay trong năm 2004 phải đạt 70.000 tấn. Đạt giá trị xuất khẩu 80 triệu USD năm 2004 và 160 triệu USD năm 2010.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi.a.Nguồn gốc và sự phân bốCá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược Perciformes. Cho đến năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số đó khoảng 100 loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế. Những loài được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi đen, trong đó loài nuôi phổ biến nhất là cá rô phi vằn.Ngày nay cá rô phi không những được nuôi ở Châu Phi mà đã được phán tán và nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vài chục năm trở lại đây, chúng mới thực sử trở thành loài cá nuôi công nghiệp, sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao.Cá rô phi vằn có tên khoa học là Oreochromis niloticus, là loài cá có thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng nhanh và rất ít khi bị bệnh. Cá rô phi có khả năng chống chịu tốt với các môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao.b.Đặc điểm hình thái một số giống cá rô phi nuôi phổ biếnLoài cá rô phi Oreochromis niloticus: toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7-9 vạch chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Cá rô phi vằn là loài kích cỡ thương phẩm lớn, lớn nhanh, đẻ thưa hơn cá rô phi đen. Đây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.Loài cá rô phi đen Oreochromis mossambicus, toàn thân phủ vẩy, vẩy ở lưng có mầu xám, tro đậm hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng sáng hoặc xám ngà. Trên thân và vây đuôi có các sọc chạy từ lưng xuống bụng như ở cá rô phi vằn. Cá rô phi đen còn gọi là cá rô phi cỏ, cá rô phi sẻ là loài lớn chậm, kích cỡ thương phẩm nhỏ, đẻ mau nên không được ưa chuộng. Ngoài ra còn có 1 số giống cá rô phi khác như cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) cũng được nuôi khá phổ biến hiện nay đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu long.Tính ăn tạp của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá rô phi là loài cá ăn tạp ngiêng về thực vật. Thức ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. ở giai đoạn cá con (từ giai đoạn cá bột lên hương) thức ăn là động thực vật phù du. Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo lục mà một số loài các khác không có khẳ năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt cá rô phi có thể sử dụng có hiệu quả thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi thâm canh, nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao từ 18-35% protein. Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5 – 2%), phôtpho (1-1,5%), K, Na. Chỉ có một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu hàm lượng đạm thấp hơn. Điều này rất có ý nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi.c.Sinh trưởngTốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép.Giai đoạn cá hương: trong ao nuôi, cá rô phi vằn từ hương lên giống có tốc độ sinh trưởng khá nhanh từ..

Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Mức chịu đựng được độ mặn lên đến 32‰. Chúng ta có thể nuôi cá rô phi trong ao hồ, trong lồng bè trên sông, hồ chứa nước, ruộng cấy lúa và ao đầm nước lợ. Cá rô phi có thể nuôi đơn hoặc ghép với các loài nuôi khác.
Thức ăn của cá rô phi dễ kiếm, rẻ tiền như: khô đỗ, cám gạo, bột sắn, ngô hay rau bèo kết hợp với một phần bột cá. Mặc dù cá rô phi có khả năng tận dụng một phần chất thải từ chăn nuôi như phân gia súc, gia cầm nhưng trong nuôi cá rô phi sạch tạo sản phẩm hàng háo có chất lượng cao cần hạn chế cho cá rô phi ăn các loại chất thải này. Giai đoạn nuôi cá giống do cá rô phi có khả năng ăn tảo và động vật phù du nên có thể sử dụng thêm phân vô cơ bón cho ăo nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Thịt cá rô phi thơm ngon, dễ chế biến nên được người tiêu dùng ở nhiều nước ưa thích. Trên thế giới cá rô phi được nhiều thị trường ưa chuộng. đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản và gần đây là Anh, Canada và Arập sêut. Chỉ tính riêng trong năm 2000, lượng cá rô phi xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã chiếm tới 50,94% tổng lượng cá nhập khẩu vào nứơc này (Madan và Ferdinand 2001). Thị trường cá rô phi vào Mỹ được phát triển một cách nhanh chóng. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ cá rô phi của Mỹ tăng trên 400% trong vòng 7 năm, từ 18 triệu bảng Anh năm 1993 lên 89,2 triệu bảng năm 2001 (Fu-Sung Chiang 2001). Đây là thị trường nhiều tiềm năng cho xuất khẩu cá rô phi song cũng là thị trường yêu cầu các sản phẩm có chất lượng cao, khắt khe về các chỉ tiêu an toàn về vệ sinh thực phẩm. Cá rô phi hiện nay được thị trường nội địa ưa chuộng. Tại thị trường Hà Nôi giá cá rô phi thương phẩm tại các chợ trung bình là 18-22 nghìn đồng/kg cá tươi sống cỡ 500 g/con. Giá này cao hơn giá cá chép, cá trắm cỏ. Thị trường nội địa với dân số trên 80 triệu người cũng sẽ là thị trường lớn cho tiêu thụ sản phẩm cá rô phi...
Trong thập niên gần đây sản lượng cá rô phi trên thế giới liên tục tăng, chỉ trong vòng 15 năm tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới đã tăng 3 lần từ 500.000 tấn lên 1,6 triệu tấn. Sự tăng nhanh về sản lượng cá rô phi của thế giới là do sự phát triển liên tục của nghề nuôi cá rô phi. Từ 1990 đến 1999, sản lượng cá rô phi nuôi đã tăng từ 400.000 trên 1 triệu tấn năm 1999 (Helga 2001). Châu á là khu vực có sản lượng cá rô phi cao nhất, chiếm tới 60% tổng sản lượng cá rô phi của thế giới. Các nước có nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh là Trung Quốc (sản lượng năm 1999 là 560.000 tấn), Ai Cập là nước đứng thứ 2 về sản lượng cá rô phi (sản lượng năm 1999 là 220.000 tấn). Trong khi đó sản lượng cá rô phi của Thái Lan, Indonesia và Philippines tương đối ổn định và duy trì ở mức 100.000 tấn (Helga 2001).
Việt Nam đang phát triển rộng rãi nghề nuôi cá rô phi đặc biệt là sản xuất tập trung tạo hàng hoá cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường và tiềm năng sản xuất cá rô phi của nước ta, Bộ Thuỷ sản đã tổ chức 2 cuộc hội thảo bàn về sản xuất và xuất khẩu cá rô phi tại An Giang và Bắc Ninth. Tại cuộc hội thảo này, đã vạch ra định hướng của Việt Nam trong việc sản xuất cá rô phi hàng hoá xuất khẩu đến năm 2010 sản lượng đạt 200.000 tấn, ngay trong năm 2004 phải đạt 70.000 tấn. Đạt giá trị xuất khẩu 80 triệu USD năm 2004 và 160 triệu USD năm 2010.
1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi.
a.Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược Perciformes. Cho đến năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số đó khoảng 100 loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế. Những loài được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi đen, trong đó loài nuôi phổ biến nhất là cá rô phi vằn.
Ngày nay cá rô phi không những được nuôi ở Châu Phi mà đã được phán tán và nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vài chục năm trở lại đây, chúng mới thực sử trở thành loài cá nuôi công nghiệp, sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao.
Cá rô phi vằn có tên khoa học là Oreochromis niloticus, là loài cá có thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng nhanh và rất ít khi bị bệnh. Cá rô phi có khả năng chống chịu tốt với các môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao.
b.Đặc điểm hình thái một số giống cá rô phi nuôi phổ biến
Loài cá rô phi Oreochromis niloticus: toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7-9 vạch chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Cá rô phi vằn là loài kích cỡ thương phẩm lớn, lớn nhanh, đẻ thưa hơn cá rô phi đen. Đây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
Loài cá rô phi đen Oreochromis mossambicus, toàn thân phủ vẩy, vẩy ở lưng có mầu xám, tro đậm hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng sáng hoặc xám ngà. Trên thân và vây đuôi có các sọc chạy từ lưng xuống bụng như ở cá rô phi vằn. Cá rô phi đen còn gọi là cá rô phi cỏ, cá rô phi sẻ là loài lớn chậm, kích cỡ thương phẩm nhỏ, đẻ mau nên không được ưa chuộng. Ngoài ra còn có 1 số giống cá rô phi khác như cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) cũng được nuôi khá phổ biến hiện nay đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu long.
Tính ăn tạp của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá rô phi là loài cá ăn tạp ngiêng về thực vật. Thức ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. ở giai đoạn cá con (từ giai đoạn cá bột lên hương) thức ăn là động thực vật phù du. Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo lục mà một số loài các khác không có khẳ năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt cá rô phi có thể sử dụng có hiệu quả thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi thâm canh, nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao từ 18-35% protein. Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5 – 2%), phôtpho (1-1,5%), K, Na. Chỉ có một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu hàm lượng đạm thấp hơn. Điều này rất có ý nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi.
c.Sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép.
Giai đoạn cá hương: trong ao nuôi, cá rô phi vằn từ hương lên giống có tốc độ sinh trưởng khá nhanh từ 15-20 g/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng nuôi thứ 6, tăng trưởng bình quân ngày có thể đạt 2,8-3,2 g/con/ ngày. Cá rô phi vằn có thể đạt trọng lượng bình quân trên 500 g/con sau 5-6 tháng nuôi.
d.Sinh sản
Thành thục sinh dục: Trong điều kiện ao nuôi, cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3, 4 khi cá có trọng lượng thông thường là 100-150 g/con (cá cái). Tuy vậy kích thước thành thục sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi. Cá nuôi trong mô hình thâm canh năng suất cao. Cá cái tham gia sinh sản lần đầu trọng lượng đạt hơn 200 g trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt đầu đẻ khi trọng lượng cơ thể mới khoảng 100 g.
Chu kỳ sinh sản của cá rô phi: Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Oreochromis đều tham gia sinh sản nhiều lần trong 1 năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp, cá rô phi đẻ quanh năm (10 – 11 lứa ở các tỉnh phía Nam; 5-7 lứa ở các tỉnh phía Bắc).
Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng để đẻ. Vì vậy trong tự nhiên, ở các ao nuôi cá rô phi chúng ta gặp rất nhiều cá con ở các cỡ khác nhau (trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính). Số lượng trứng từ vài trăm trứng đến 2000 trứng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi thường kéo dài từ 3-4 tuần (tính từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo).
Tập tính sinh sản: Đến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá rô phi rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực và vây lưng, vây đuôi ở con cái có màu hơi vàng. Ngoài ra con cái xoang miệng hơi trễ xuống. Trước khi đẻ, cá đực đào tổ xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực nước 50-60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30-40 cm, sâu từ 7-10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh. Sau khi thụ tinh cá cái nhặt hết trứng vào miệng để ấp.
- ở nhiệt độ 280C thời gian ấp là 4 ngày.
- ở nhiệt độ 300C thời gian ấp là 2-3 ngày.
- ở nhiệt độ 200C thời gian ấp là 6 ngày.
Cá sau khi nở, lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng từ 4- 6 ngày, cá mẹ nhả con và vẫn tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1-2 ngày đầu. Cá bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được vào lúc sáng sớm.
2.Kỹ thuật nuôi cá rô phi sạch
Trước hết cần phải hiểu thế nào là nuôi sạch?
Nuôi cá rô phi sạch ở đây được hiểu là sản xuất cá rô phi đạt các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chế biến và tiêu thụ nội địa. Tiêu chí của nuôi cá rô phi sạch được dựa trên 1 số tiêu chí như sau:
- Lựa chọn địa điểm và xây dựng công trình nuôi.
- Quản lý thức ăn và cách cho ăn.
- Quản lý ao.
- Quản lý sức khoẻ của cá rô phi nuôi.
- Các dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải sạch.
- Phương pháp xử lý trước và trong khi thu hoạch.
Sau đây là 1 số quy tắc chung để sản xuất cá rô phi sạch đạt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Trang trại, ao nuôi cá rô phi phải được xây dựng ở khu vực có nguồn nước không bị ô nhiễm, pH đất 6,5 – 8,5, khu vực nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và không được ngập lụt.
- Các nhà xưởng xây dựng trên khu vực nuôi phải được quản lý tốt, kho chứa dụng cụ, thức ăn phải cao rỏo sạch sẽ thoáng khí đảm bảo thức ăn không bị ẩm mốc.
- Nước sử dụng cho nuôi cá rô phi phải là nguồn nước xa các nguồn gây ô nhiễm, được xử lý và kiểm soát trước khi lấy vào ao nuôi và khi thải ra môi trường. Nước nuôi phải có chất lượng tốt, không mang các nguồn lây nhiễm bệnh, coliform và fecal coliform phải nằm trong giới hạn cho phép.
- Nguồn nước phải đủ và sạch, các nguồn nước từ chuồng trại chăn nuôi và nước thải sinh hoạt không được thải vào nguồn nước cấp cho ao, đảm bảo hạn chế tối đa sự lây nhiễm của coliform vào nước ao nuôi.
- Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu ao nuôi, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh nhiễm bẩn ao nuôi.
- Các dụng cụ, máy móc sử dụng cho ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.
- Không được sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo quyết định số 01-2001/QĐ-BTS, ngày 22 tháng 1 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. Khi sử dụng các loại hoá chất và kháng sinh cho cá cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh cá.
3. Nuôi bán thâm canh cá rô phi trong ao đất năng suất 10 tấn/ha/vụ
Nuôi bán thâm canh đạt năng suất 10 tấn/ha là hình thức nuôi năng suất ở mức khá, kết hợp với cả thức ăn tự nhiên và công nghiệp nhằm hạ giá thành sản phẩm và phù hợp với điều kiện nuôi của nhiều địa phương. Hình thức nuôi này không cần sử dụng máy quạt nước và chi phí không cao.
3.1. Điều kiện ao nuôi bán thâm canh
Yêu cầu của ao nuôi thương phẩm cá rô phi sạch:
- Diện tích ao: 1.000 – 10.000 m2, tốt nhất là 4.000 – 6.000 m2, độ sâu trung bình 1,5 - 2 m nước.
- Đáy ao phải được vét bùn tạo điều kiện tốt cho cá sinh trưởng. Ao nuôi gần nguồn nước sạch và dễ thay nước. Bờ vững chắc, không bị cớm rợp đảm bảo mặt ao được thông thoáng nhằm tăng cường khả năng hoà tan oxy từ không khí vào nước.
3.2 Cá giống và mật độ nuôi
- Giống cá thả là giống cá rô phi chọn giống dòng GIFT đơn tính hoặc giống cá rô phi vằn được các cơ sở sản xuất giống có uy tín cung cấp, có bảo hành về chất lượng giống. Giống phải khoẻ mạnh, không bị dị hình, không mắc bệnh, cỡ cá đồng đều.
- Mùa vụ thả nuôi: miền Bắc thả giống từ tháng 3- tháng 6, nếu thả muộn khi mùa đông tới cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm (> 500 g/con). Miền Nam có thể thả giống quanh năm.
- Mật độ nuôi, kích cỡ cá giống: mật độ nuôi phụ thuộc vào kích cỡ dự kiến lúc thu và năng suất nuôi. Với mô hình 10 tấn/ha thả 2,3 – 3 con/m2 ao. Khi cá đạt bình quân 400-500 g/con năng suất nuôi sẽ đạt 10 tấn/ha. Nên thả cá giống có kích cỡ lớn để hạn chế tỉ lệ hao hụt. Cỡ cá giống nên từ 5-10 gam/con.
3.3. Cho ăn và chăm sóc
Để đảm bảo sản xuất cá rô phi thương phẩm sạch đạt các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không được sử dụng phân hữu cơ, các chất kháng sinh, hoá chất đã được cấm sử dụng theo quyết định số 01-2001/QĐ-BTS ngày 22 tháng 1 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
Cách bón phân vô cơ: Hoà phân đạm ra nước rồi té đều khắp mặt ao, sau đó hoà lân té đều. Không trộn đạm với lân để tránh phản ứng làm mất tác dụng. Chọn thời điểm nắng đều (9 – 10 h sáng) bón phân vô cơ cho ao là thích hợp nhất vì tảo sẽ hấp thụ ngay nguồn dinh dưỡng vừa bón xuống ao.
Thức ăn được chia đều thành 2 phần, buổi sáng cho ăn lúc 8h30, chiều cho ăn lúc 4 h. Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho ăn.
Trong quá trình nuôi theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ điều chỉnh thức ăn là 10ngày 1 lần. Cách tính cụ thể như sau: cứ 10 ngày.
dùng vó hoặc chài kéo lấy 30 cá thể, cân rồi tính trọng lượng trung bình (A), là cơ sở tính lượng cá trong ao. Lượng thức ăn phải cho cá ăn hàng ngày được tính theo công thức thực nghiệm sau (công thức 1).
Công thức 1
Khẩu phần ăn/ngày (kg) = A x D x S x 95% x F
Trong đó:
A là trọng lượng trung bình kg/con.
D: là mật độ cá thả (con/ m2).
S: là diện tích ao (m2).
F: là lượng cho cá ăn % tra từ bảng 1.
Thức ăn: Nên sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế dạng viên nén không tan trong nước nhằm hạn chế sự thất thoát thức ăn và tránh nhiễm bẩn môi trường.
Trong điều kiện không có thức ăn viên nén, có thể chế biến thức ăn phối trộn, nấu chín, nắm lại thành từng nắm nhỏ và cho cá ăn trên sàn ăn. Không nên cho cá rô phi ăn thức ăn dạng bột vì thức ăn bị tan vào nước vừa lãng phí thức ăn, vừa làm bẩn môi trường nước ao nuôi.
Chăm sóc: Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đủ theo quy định. Giai đoạn đầu chu kỳ nuôi duy trì màu xanh của ao để tạo thêm thức ăn tự nhiên cho cá bằng cách bón thêm phân vô cơ theo bảng 1. Giai đoạn cá lớn trên 300 g/con cần theo dõi thời tiết khí hậu, đặc biệt những hôm thời tiết thay đổi để có biện pháp cấp thêm nước hoặc thay nước để hạn chế cá nổi đầu.
Theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu thấy cá chết rải rác phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời.
3.4. Thu hoạch
Sau khi cá nuôi được 5-6 tháng, trọng lượng cá đạt trung bình trên 500 g/con có thể thu hoạch. Đánh bắt những cá thể đạt trọng lượng thương phẩm (>500 g/con), những cá thể nhỏ có thể nuôi tiếp 1 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng thương phẩm vì nuôi ở mật độ thưa cá lớn rất nhanh.
Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước sạch, hạn chế sự phát triển của tảo, cá sẽ có thịt trắng và hạn chế được mùi bùn.
4. Nuôi thâm canh cá rô phi đạt năng suất 20 tấn/ha/vụ
Nuôi thâm canh cá rô phi trong ao đất đạt năng suất 20 tấn/ha/vụ là hình thức nuôi đạt năng suất cao, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, áp dụng quạt khí và các biện pháp quản lý chất lượng nước cho ao. Hình thức nuôi này phù hợp với các trang trại, các nông hộ tiên tiến am hiểu về kỹ thuật nuôi cá rô phi và có khả năng đầu tư cao. Sản phẩm cá rô phi nuôi theo hình thức này đạt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm cho chế biến xuất khẩu.
4. 1. Điều kiện ao nuôi và máy quạt khí
Yêu cầu của ao nuôi thâm canh cá rô phi sạch: diện tích ao từ 1.000 – 10.000 m2, tốt nhất là 4.000 – 6.000 m2, độ sâu trung bình 1,5 -2 m nước, đáy ao được vét bùn tạo điều kiện tốt cho cá sinh trưởng. Ao nuôi chủ động được nguồn nước sạch và dễ thay nước, không bị cớm rợp đảm bảo mặt ao được thông thoáng nhằm tăng cường khả năng hoà tan oxy từ không khí vào nước. Bờ ao chắc chắn, cao hơn đỉnh lũ để tránh thất thoát khi mưa lớn. Nếu có điều kiện nên kè bờ bằng bê tông hoặc xây gạch để hạn chế xói lỏ khi vận hành máy quạt nước.
Máy quạt khí sử dụng nhằm tăng cường oxy cho ao nuôi khi ao thiếu dưỡng khí. Mô hình nuôi đạt năng suất 20 tân/ha/vụ cần bố trí 3-4 máy quạt khí (mỗi máy 6-10 guồng cánh quạt). Có thể sử dụng động cơ điện hoặc động cơ diezen để vận hành máy quạt khí.
Tẩy dọn ao nuôi: Ao nuôi được vét bùn, bón vôi với mức 8 – 10 kg vôi bột/100 m2. Nếu ao nhiễm phèn hoặc chua thì bón tăng thêm 2 – 3 kg/100 m2. Phơi đáy ao 2-3 ngày sau đó lọc nước sạch vào ao. Dùng phân vô cơ bón cho ao nhằm gây dựng cơ sở thức ăn tự nhiên, khi ao có màu xanh nõn chuối là có thể thả cá. Thông thường sau khi lấy nước 3 – 5 ngày có thể thả giống.
4.2. Cá giống, mùa vụ và mật độ nuôi
- Giống cá thả: là giống cá rô phi chọn giống dòng GIFT đơn tính hoặc giống cá rô phi vằn được các cơ sở sản xuất giống có uy tín cung cấp, có bảo hành về chất lượng giống. Giống phải khoẻ mạnh, không bị dị hình, không mắc bệnh, cỡ cá đồng đều.
- Mùa vụ thả nuôi: miền Bắc thả giống từ tháng 3- tháng 6, nếu thả muộn khi mùa đông tới cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm (> 500 g/con). Miền Nam có thể thả giống quanh năm. Trong điều kiện nuôi ở miền Bắc nên áp dụng các hình thức lưu giữ giống qua đông nhằm chủ động nguồn giống sớm vào tháng 3-4 phục vụ sản xuất.
- Mật độ nuôi, kích cỡ cá giống: mật độ nuôi phụ thuộc vào kích cỡ dự kiến lúc thu và năng suất nuôi. Với mô hình 20 tấn/ha thả 6 - 7 con/m2 ao. Khi cá đạt bình quân 400-500 g/con năng suất nuôi sẽ đạt 20 tấn/ha. Nên thả cá giống có kích cỡ lớn để hạn chế tỉ lệ hao hụt. Cỡ cá giống nên từ 5-10 gam/con.
4.3. Cho ăn và chăm sóc
Cho ăn:
Cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nén nổi được chế biến riêng cho cá rô phi. Lượng thức ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng cá (bảng 2). Thức ăn được chia đều thành 2 phần, buổi sáng cho ăn lúc 8h30 – 9h00, chiều cho ăn lúc 16 h. áp dụng biện pháp nghỉ cho ăn để kích thích tính thèm ăn của cá: cứ 10 ngày thì cho cá nghỉ ăn 1 ngày. Trong ngày nghỉ cho ăn, cá vẫn sinh trưởng bình thường do cá tăng cường ăn thêm các thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi.
Chăm sóc:
- Quạt khí: Do nuôi cá ở mật độ cao, lượng oxy hoà tan từ không khí vào nước do sóng gió tự nhiên và lượng oxy do tảo quang hợp tạo ra không đủ cho cá hô hấp, đặc biệt là vào ban đêm. Máy sục khí được sử dụng nhằm tăng cường thêm sự hoà tan oxy từ không khí vào nước. Chế độ vận hành máy quạt khí trong ao nuôi thâm canh được điều chỉnh theo thời gian nuôi như sau:
- Tháng nuôi 1-2: không quạt khí.
- Tháng nuôi 3-4: quạt khí 4-5 h/ngày, từ 2 h -5 h sáng.
- Tháng nuôi 5-6: quạt khí 6-7 h/ngày, từ 0h – 7 h sáng.
- Chú ý quạt khí vào những ngày thay đổi thời tiết, không có nắng. Những ngày trời mưa to, nhiều gió giảm thời gian quạt khí.
- Chế độ thay nước: Trong quá trình nuôi chất thải của cá làm cho nước ao bẩn nhanh chóng, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học hoặc thay nước tích cực nhằm cải thiện môi trường ao nuôi. chế độ thay nước tích cực bắt đầu từ tháng nuôi thứ 3 đến hết chu kỳ nuôi
4.4. Thu hoạch
Sau khi cá nuôi được 5-6 tháng, trọng lượng cá đạt trung bình trên 500 g/con có thể thu hoạch. Đánh hết những cá thể đạt trọng lượng thương phẩm (>500 g/co), những con nhỏ có thể nuôi tiếp 1 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng thương phẩm vì nuôi ở mật độ thưa cá lớn rất nhanh.
Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước sạch, hạn chế sự phát triển của tảo, cá sẽ có thịt trắng và hạn chế được mùi bùn.
Cá rô phi trước khi xuất cho các cơ sở chế biến có thể được đánh bắt, phân rõ và cho vào các hệ thống bể nước chảy liên tục để cá thải hết chất thải trong bụng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho chế biến.
5. Nuôi cá rô phi trong lồng bè đạt tiêu chuẩn sạch
5.1.Địa điểm và môi trường nuôi lồng bè
Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa phải có nguồn nước trong sạch, không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải của các nhà máy hoá chất. Môi trường nuôi phải đảm bảo pH từ 6,5 – 8,5, oxy hoà tan trên 5 mg/l. Nuôi cá trong bè trên sông phải chọn những nơi có lưu tốc dòng chảy 0,2 0,3 m/giây. Không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc các eo ngách. Nuôi trên hồ chứa chọn các điểm khuất gió, nước sâu > 5 m, lưu thông nước tốt.
Lồng bè bố trí trên sông thành các cụm, mỗi cụm không quá 20 lồng cá, khoảng cách mỗi cụm lồng nên cách nhau 200 – 300 m.
Ở hồ chứa nên làm các lồng cỡ vừa và nhỏ bố trí mỗi cụm lồng 10 – 15 chiếc, mỗi cụm lồng cách nhau 200-300 m. Tổng diện tích lồng bè không chiếm quá 0,2% diện tích khu vực.
5.2. Cấu tạo và kích thước lồng bè
Bè nuôi cá rô phi được thiết kế tương tự như bè nuôi cá tra, basa song vì cá rô phi không có khả năng hô hấp bằng bóng khí như cá những loài cá này nên lồng bè phải thiết kế để đảm bảo độ lưu thông của nước.
Hai mặt bền của bè cá nuôi trên sông được thưng bằng ván gỗ hoặc tấm nhựa để đảm bảo phẳng khít hạn chế thức ăn thả xuống bị trôi lọt giắt vào khe. Cũng có thể dùng lồng lưới căng trong khung gỗ, tre hoặc nhựa composite.
Lưới làm lồng nuôi cá tốt nhất là loại làm bằng polyetylen dệt không co gút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả. Lồng được buộc vào khung lồng và làm nổi bằng hệ thống phao nhựa hoặc thùng phuy đính vào khung lồng. Các góc lồng được cố định bằng các cọc hoặc gỗ buộc thẳng góc với khung lồng.
Đối với bè nuôi cá trên sông không nên làm bè quá lớn, thể tích phù hợp cho nuôi cá rô phi không nên quá 200m3. Đối với cá nuôi trong lồng trên hồ chứa, thể tích lồng có thể bố trí được như sau:
1,5m x 1,5m x 2m = 4,5m2
2m x 2m x 2m = 8m2
3m x 3m x 2m = 18m2
Vật liệu làm khung có thể làm bằng gỗ, nhựa composite hoặc tre được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các bu lông.
Mặt đáy lồng nên thưng bằng ván khít để giữ được thức ăn, đồng thời chứa được nhiều cá.
5.3 Cá giống và mật độ thả
Giống: Thả cá giống rô phi dòng GIFT đơn tính, đảm bảo chất lượng và kích cỡ tiêu chuẩn.
Ngoại hình: Không dị hình, kích cỡ đồng đều, được sản xuất tại các cơ sở có uy tín.
Trạng thái hoạt động: Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm và theo đàn.
Kích cỡ cá giống: nuôi lồng bè nên thả cá giống lớn: 5-6cm, trọng lượng 10-15g/con.
Mật độ thả: Đối với cá nuôi bè trên sông, thể tích bè lớn nên thả mật độ thưa: 100-200con/m2, nếu lồng bè nhỏ trên sông hoặc trên hồ chứa có thể thả mau hơn: 120-200con/m2.
5.4 Cho cá ăn và chăm sóc
Thức ăn để nuôi cá rô phi lồng bè là thức ăn tự chế biến, giai đoạn cá nhỏ dưới 300g có thể cho cá ăn thức ăn tự chế có hàm lượng đạm 22-26% hoặc thức ăn cộng nghiệp. Giai đoạn cá trên 300g nên cho ăn thức ăn công nghiệp vì cá yêu cầu dinh dưỡng cân bằng. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng cá như nuôi thâm canh cá rô phi trong ao. Chế độ cho ăn như đối với ao nuôi thâm canh.
Đối với thức ăn tự chế phải chế biến có độ kết dính cao, tránh thất thoát khi cho cá ăn bằng cách cho ăn từ từ. Thành phần dinh dưỡng cân đối do các chuyên gia dinh dưỡng thiết kế.
Quản lý chăm sóc: thường xuyên làm vệ sinh lồng bè để đảm bảo nước lưu thông tốt, cung cấp đủ oxy hoà tan cho cá. Khi nước chảy mạnh phải có biện pháp che chắn làm giảm lưu tốc của nước qua bè. Khi nước chảy yếu phải có biện pháp quạt làm tăng cường lượng nước lưu thông cho bè nuôi.
Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá, nhất là khi cho cá ăn để phát hiện bệnh dịch kịp thời. Thời điểm cá hay bệnh là đầu màu lũ và cuối mùa lũ (ở ĐBSCL) và tháng 9-10 ở miền bắc.
Vào mùa lũ bão cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển lồng bè đến nơi an toàn.
Năng suất đối với nuôi cá bè có thể đạt 400 – 600 kg/m3, nuôi lồng nhỏ có thể đạt 80-100 kg/m3.
5 .5. Thu hoạch
Khi cá đạt trọng lượng trên 500 g/con có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu cá, dừng cho ăn 1-2 ngày để cá dễ vận chuyển sống tới nhà máy hoặc tiêu thụ tươi sống.
6.Lưu giữ giống qua đông
Cá rô phi chịu lạnh kém, khi nhiệt độ thấp dưới 120C kéo dài trong vài ngày cá sẽ bị chết rét. Mùa sinh sản tập trung của cá rô phi ở miền Bắc từ tháng 4-6 và 9-10. Do đó khu vực phía Bắc muốn chủ động được nguồn giống thả vụ xuân cần phải có biện pháp lưu giữ giống cá qua đông.
6.1. Ao nuôi cá rô phi qua đông
Ao phải ở nơi khuất gió mùa đông bắc, có độ chiếu sáng trong ngày. Diện tích ao trú động 200-1000 m2. Độ sâu 1,5-2 m nước. Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không dùng nước lạnh từ các khe suối chảy ra, nếu sử dụng nguồn nước làm mát máy hay nguồn nước ngầm nóng càng tốt nhưng phải đảm bảo nhiệt độ không quá nóng và nước không chứa các chất độc hại cho cá.
Xử lý ao và thả cá:
- Nếu là ao nuôi cũ phải tát cạn, vét bớt bùn (vét càng sạch bùn càng tốt). Dùng vôi bột bón lót đáy ao 8 – 10 kg/100 m2 đáy ao. Lọc nước sạch vào ao đến 1,5 m.
- Thời điểm đưa cá vào ao trú đông từ 15/11 – 15/12 hàng năm. Chọn những ngày thời tiết nắng ấm để đưa cá vào ao trú động. Không đánh bắt chuyển cá vào những ngày gió mùa đông bắc.
- Mật độ thả: với cá giống cỡ 100 – 300 con/kg có thể thả với mật độ 20-30 con/m2.
Cho ăn chăm sóc: Trong thời gian trú đông cho cá ăn 1 – 1,5% trọng lượng cá trong ao/ngày. Thức ăn được cho ăn vào lúc thời tiết ấm áp 10-14h hàng ngày. Thức ăn cho cá là loại thức ăn viên nổi giầu đạm (22-26% đạm), hoặc thức ăn tự chế (10% bột cá, 30% khô đỗ, 60% cám gạo). Những ngày gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh dưới 170C không cho cá ăn. Cần tranh thủ những ngày nắng ấm sau mỗi đợt gió mùa cho cá ăn để tăng cường khả năng chịu đựng của cá. Tuyệt đối không dùng phân hữu cơ bón cho ao để đảm bảo môi trường ao trong sạch, tránh hiện tượng nấm thủy mi phát triển gây hại cho cá.
Thường xuyên theo dõi mực nước ao, nếu thấy cạn nước phải bơm nước sạch bổ sung vào ngay. Trong suốt thời gian trú đông không dùng lưới đánh bắt cá để tránh xây xát dẫn đến cá bị nhiễm bệnh và chết.
Sau khi trú đông cần cho cá ăn tích cực 10-15 ngày. Lượng cho ăn 3-5% trọng lượng cá trong ao. Cần luyện cá bằng cách kéo cá dồn vào 1 góc ao rồi thả ra 1-2 lần trước khi vận chuyển cá sang nuôi thương phẩm.