Về thôn Thuận Hòa, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định hỏi anh Nguyễn Thanh Lâm ai cũng biết, anh nông dân đã sáng chế, sáng tạo ra nhiều dụng cụ, thiết bị kỹ thuật máy nông cụ có tính ứng dụng cao, hỗ trợ giảm nhẹ sức lao động, nâng cao hiệu quả canh tác, được nhiều hộ dân học tập.
Là một nông dân thứ thiệt, sinh ra và lớn lên ở vùng đất giáp biên đầy khó khăn, từ nhỏ, Đoàn Văn Thành, sinh năm 1975, ngụ ấp Hiệp Bình, xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã gắn với ruộng đồng, nên bản thân anh hiểu rõ những vất vả của người nông dân, phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều với hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Anh Ngô Hùng Thắng (sinh năm 1977) một nông dân ở Đồng Tháp (ấp Tân Bình, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò) chưa từng qua một lớp đào tạo về cơ khí chế tạo, chỉ từ thực tế cuộc sống, với niềm đam mê sáng tạo, anh Thắng đã nghiên cứu và sáng chế ra các sản phẩm máy móc ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả. Anh đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm tối ưu hóa việc tưới tiêu nước cho vườn cây ăn trái như: hệ thống máy tưới vườn; hệ thống tưới vườn lan; hệ thống tưới vườn rau cải xoan; Trạm bơm tự động và máy điều khiển 3 trong 1.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ven biển miền Trung, với niềm đam mê, ông Huỳnh Tiễn (thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã sáng chế và cải tiến thành công nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, được áp dụng có hiệu quả, góp phần giải phóng sức lao động của con người và nhiều lần đạt giải cao tại hội thi “sáng tạo nhà nông” do Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
Từ việc sửa chữa các loại máy nông cụ trong quá trình sản xuất đến việc cải tiến, lai tạo ra các loại máy có nhiều công năng giúp cho người nông dân giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất cung như tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra thường gặp trong sản xuất. Với anh Nguyễn Vũ Linh – nông dân ấp Phú Quới, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cũng không là ngoại lệ.
Ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với giải pháp: Sản xuất giống cá chép lai, nâng cao khả năng sinh sản và tỷ lệ ấp nở trong sinh sản nhân tạo cho cá chép.
Đam mê cơ khí và máy móc từ thời còn học phổ thông. Để thực hiện niềm đam mê đó, ông Lê Thanh Trị(sinh năm 1957), Giám đốc Công ty TNHH Khoa học và công nghệ Thanh Trị (Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) từng theo học Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, sau đó là Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, nhưng rồi đều bỏ dở công việc học tập.
Sinh năm 1993, với dáng vóc người nhỏ con, chàng thanh niên trẻ người dân tộc Tày Hoàng Văn Duẩn (thôn Nà Duồng, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) ngồi như lọt thỏm trong buồng chiếc đầu máy kéo nhãn hiệu Kobuta điều khiển tiến, lùi, xoay ngang dọc để vươn chiếc tay sắt khéo léo bốc 4 khúc gỗ lớn cùng một lúc dồn thành khối, nâng lên cao, xoay lên xoay xuống mọi vị trí, bốc thả một cách thuần thục.
Ngay từ khi còn ngồi ghế giảng đường đại học, chàng sinh viên 9x Nguyễn Văn Thiên Vũ( quê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã có đam mê về công nghệ. Năm 2015, Vũ cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án khởi nghiệp, thành lập công ty nghiên cứu và phát triển (R&D) về công nghệ máy bay không người lái. Tuy nhiên, khi đó so sánh với sản phẩm cùng loại của các hãng sản xuất trên thế giới thì sản phẩm của anh Vũ không cạnh tranh được về giá, nên dự án phải tạm dừng. Anh đã đi làm việc cho một công ty công nghệ với mức lương cao, nhưng vẫn trăn trở với Drone, nên lại nghỉ việc quay về tiếp tục nghiên cứu.