Xác định sản xuất xanh, sạch, gắn với bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Nghệ An đã triển khai nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất dựa vào tự nhiên; qua đó, giảm chi phí “đầu vào”. tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho con người, tăng thu nhập cho người sản xuất hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.
Ngày 16/01/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Quyết định 296/QĐ-BNN-KHCN và có hiệu lực từ ngày 16/01/2023 về việc phê duyệt chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 17/3/2023, tại Mộc Châu - Sơn La, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn: Chủ đề 2: Chuyển giao công nghệ - Dịch vụ xã hội – Đào tạo nhân lực nông nghiệp trong thời kỳ 4.0.
Là người con quê hương Hưng Yên truyền thống Văn hiến, từ nhỏ ông Nguyễn Xuân Đình ở xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động đã luôn ước mong lớn lên sẽ được đóng góp một phần công sức nhỏ bé xây dựng quê hương mình, làm cho cuộc sống của bà con trong xã ngày càng no ấm, sung túc và hạnh phúc. Từ năm 2003, sau khi nghỉ hưu, ông đã trở về quê hương hăng hái tham gia các phong trào của thôn, xã, tự nguyện đóng góp công sức xây dựng quê hương, giàu đẹp văn minh.
Từ việc sửa chữa các loại máy nông cụ trong quá trình sản xuất đến việc cải tiến, lai tạo ra các loại máy có nhiều công năng giúp cho người nông dân giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất cung như tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra thường gặp trong sản xuất. Với anh Nguyễn Vũ Linh – nông dân ấp Phú Quới, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cũng không là ngoại lệ.
Ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với giải pháp: Sản xuất giống cá chép lai, nâng cao khả năng sinh sản và tỷ lệ ấp nở trong sinh sản nhân tạo cho cá chép.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 05/5/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015. Hội Nông dân và Sở Khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh Quảng Ninh đã ký Chương trình phối hợp số 280/CTPH/SKHCN-HND.
Món thịt thỏ chế biến ngày càng phổ biến tại các siêu thị, nhà hàng, cùng với sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc lựa chọn loại thực phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe đã khiến nuôi thỏ đã và đang là xu hướng được nhiều nông dân lựa chọn nuôi. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi lợn, bò… sang nuôi thỏ, anh Nguyễn Đức Thung (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) cho thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.
Đến thăm mô hình trồng bưởi của anh Lầu Sy Nịp ở thôn 5, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, nhìn cơ ngơi khang trang rộng lớn với vườn bưởi da xanh có quy mô mấy chục ha trải dài xanh ngút tầm mắt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi biết anh là người dân tộc mà có những hướng đi táo bạo trong sản xuất kinh doanh để vươn lên làm giàu.