Nghề nuôi ong lấy mật ở nước ta đang trong thời kỳ phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế nhưng chi phí đầu tư thấp, thích hợp với nguồn hoa rải rác và quy mô nuôi trong hộ gia đình. Ở mỗi vùng và địa phương đều có những mô hình nuôi ong phù hợp với điều kiện nuôi và quản lý trong đó có nuôi ong trong các thùng cải tiến ở phạm vi hộ gia đình cho năng suất mật nuôi đạt từ 10 -15 kg mật trên một đàn trong một năm. Để nuôi ong mật cho hiệu quả cao, người chăn nuôi cần chú trọng đến kỹ thuật nuôi từ khâu chọn giống, chọn địa điểm, tạo chúa….cho đến thu hoạch mật.
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi vịt trời hữu cơ đang là mô hình nuôi đặc sản mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bà con nông dân xây dựng mô hình nuôi cần nắm được các kinh nghiệm và kỹ thuật để mang lại hiệu quả và hạn chế được các rủi ro trong quá trình nuôi
Chồn hương không chỉ được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm mà còn được biết đến là một món ăn đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, đặc biệt là dòng chồn hương mặt trắng, giống lớn. Với giá thương phẩm chồn hương thịt 1,9 – 2,1 triệu đồng/kg, giá chồn hương giống 2 – 3 tháng tuổi là 8 triệu đồng/cặp, hiện nay chồn hương là loài vật nuôi mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần giúp nhiều bà con trên cả nước phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Anh Trần Đình Toại ở thôn Cầu xã Hồng Minh huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội là một trong những người đi đầu trong việc nhân giống chăn nuôi và bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này ở miền Bắc nước ta
Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm. Trong khuôn khổ bài viết, xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăn nuôi bồ câu theo hướng công nghiệp với bà con.