Để biến phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên tái tạo, một trong những giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM
1. Lĩnh vực trồng trọt:
- Ngành sản xuất lúa gạo: sử dụng rơm rạ, vỏ trấu, cám thành các sản phẩm phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá thể trồng nấm, đệm lót sinh học,...;
- Ngành sản xuất cây ăn trái: sử dụng vỏ, cùi, hạt, phần thức ăn thừa trong chế biến, lá và thân cây làm phân bón, than sinh học, dược phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,...;
- Ngành sản xuất cà phê: sử dụng vỏ quả làm trà uống, thức ăn chăn nuôi, phân bón...; chiết xuất các hợp chất từ vỏ quả, hạt quả,...;
- Ngành sản xuất điều: trích ly dầu vỏ điều và cơ sở tinh chế dầu điều; ép bã vỏ điều sau khi ép dầu thành thanh nhiên liệu hoặc ủ làm phân bón;
- Ngành sản xuất sắn: tạo ra thực phẩm, nhiên liệu sinh học, chế phẩm dược; ủ vỏ sắn làm phân bón;
Sử dụng rơm rạ làm giá thể trồng nấm
- Ngành sản xuất mía đường: công nghệ lên men bã mía để sản xuất thức ăn cho gia súc và phục vụ xuất khẩu; công nghệ lên men mật rỉ để sản xuất men thực phẩm, ủ bã bùn và tro lò để sản xuất phân bón.
2. Lĩnh vực chăn nuôi: sử dụng phân thải, máu, xương, chất độn chuồng làm năng lượng tái tạo, phân bón, thức ăn cho trùn quế, ruồi lính đen.
3 Lĩnh vực thủy sản: sử dụng vỏ tôm, đầu tôm, nước thải, bùn thải thành dầu tôm, bột tôm, thức ăn chăn nuôi, phân bón.
4. Lĩnh vực lâm nghiệp: sử dụng phụ phẩm sản xuất gỗ, nhiên liệu sinh học (viên nén gỗ), pallet mùn cưa ép và tấm cách nhiệt, chống cháy sợi gỗ; chuyển giao các mô hình có hiệu quả về nâng cao chất lượng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, nông lâm kết hợp.
5. Lĩnh vực thực phẩm: Chuyển giao công nghệ xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng lạnh phục vụ bảo quản thực phẩm gắn với dịch vụ hậu cần tại các vùng sản xuất trọng điểm.
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI THỰC PHẨM
Nuôi ấu trùng ruồi lính đen để tạo ra các sản phẩm hữu ích như thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ.
Sản xuất bền vững, tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trường. Sản xuất liên kết và tuần hoàn.
Hiện nay, nhiều địa phương đã tận dụng rơm làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ, trồng nấm rơm thay vì đốt. Nhiều trang trại chăn nuôi áp dụng hệ thống biogas để chuyển hóa chất thải động vật thành khí đốt, phần bã thải sau khi sản xuất biogas dùng làm phân bón cho cây trồng, khép kín chu trình tuần hoàn. Tại Tây Nguyên, bã cà phê được sử dụng làm nguyên liệu đốt sinh khối, cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất. Tại Long An và Tây Ninh, bã mía được tái sử dụng để sản xuất điện năng, phục vụ nội bộ hoặc bán cho lưới điện quốc gia, giúp tiết kiệm chi phí.
Phương Loan