Cách xử lý nền đáy ao bị chai 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:57
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng ao bị lão hóa. Nguyên nhân của hiện tượng lão hóa là do môi trường xung quanh và môi trường trong ao nuôi bị tích lũy dần vật chất hữu cơ, chất độc, hóa chất xử lý ao và phòng trị bệnh làm cho đáy ngày một xấu đi. Sự tích lũy mầm bệnh cũng tăng dần trong quá trình nuôi, đặc biệt là những vùng nuôi liên tục (2 vụ trong năm).Nuôi 2 vụ trong năm nên thời gian..

Hiện tượng này được gọi là hiện tượng ao bị lão hóa. Nguyên nhân của hiện tượng lão hóa là do môi trường xung quanh và môi trường trong ao nuôi bị tích lũy dần vật chất hữu cơ, chất độc, hóa chất xử lý ao và phòng trị bệnh làm cho đáy ngày một xấu đi. Sự tích lũy mầm bệnh cũng tăng dần trong quá trình nuôi, đặc biệt là những vùng nuôi liên tục (2 vụ trong năm).
Nuôi 2 vụ trong năm nên thời gian xử lý chất thải quá ngắn nên không thể cải tạo được nền đáy ao, hơn nữa nuôi 2 vụ trong năm sẽ không cắt được sự phát triển của mầm bệnh nên chúng có điều kiện để tồn tại và lan truyền bệnh. Việc bơm bùn ra môi trường cũng làm tăng nhanh quá trình lão hóa ao nuôi trong vùng. Hiện tượng lão hóa ao nuôi sẽ diễn ra nhanh hơn đối với mô hình nuôi thâm canh hay bán thâm canh so với mô hình quảng canh cải tiến hay tôm-lúa, tôm rừng.
Mật độ nuôi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Để làm chậm quá trình lão hóa thì cần áp dụng biện pháp hạn chế tích lũy chất hữu cơ và cắt đứt chu kỳ phát triển của mầm bệnh: Xử lý chất thải và nước thải trước khi thải ra môi trường; chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm, thời gian còn lại thì tiến hành xử lý chất thải; áp dụng các mô hình nuôi ít thay nước, nuôi kết hợp (kết hợp với các loài cá ăn hữu cơ) hoặc nuôi luân canh (tôm-lúa, tôm-cá rô phi...) nhằm xử lý hoàn toàn chất thải; áp dụng các biện pháp sinh học để xử lý chất thải, hạn chế xử lý bằng biện pháp hóa học.