Kỹ thuật nuôi cá trê lai 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:56
A. Ương cá conCá con mới nở gọi là cá bột, cá bột trê lai được sản xuất ở những cơ sở có chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm và các trang thiết bị, có thể mua cá bột 4- 5 ngày tuổi từ các cơ sở này về ương thành cá hương - cá giống theo quy trình sau:1. Ương cá bột lên hương (21 ngày)- Nơi ương: Cá trê bột hiện nay chưa sản xuất được nhiều và giá thành cao, việc ương nuôi phải quản lý tốt đúng quy trình kỹ thuật. Có thể dùng chậu, bể xây, thùng gỗ lót nilon giữ nước sâu 20- 30 cm đối với chậu, 40- 50 cm đối với bể.- Mật độ thả: Tuỳ thuộc diện tích bể ương, chế độ thay nước, chăm sóc. Thông thường cá bột 4- 5 ngày tuổi thả 1500- 2000 con/ m².- Cho ăn: Ba ngày đầu cho ăn thuỷ trần (bọ đỏ). Có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng gà, vịt bóp nhuyễn. Thuỷ trần vớt về được lọc lại bằng vợt để loại bỏ tạp chất, loại bỏ những con giáp xác cỡ to và những sinh vật khác có hại cho cá bột. Từ ngày thứ 6 trở đi, cho ăn giun đỏ (loại giun nuôi cá vàng- có bán ở các cửa hàng cá cảnh) đồng thời vẫn cho ăn cả thuỷ trần cá sẽ mau lớn, cho ăn 4 lần trong ngày đêm, cũng có thể cho cá ăn giun đỏ loại nhỏ từ sau 3 ngày tuổi. Lượng thức ăn trong 2 tuần đầu cho 50- 100 gam / 1 vạn cá/ ngày đêm. Sang tuần thứ 3, nâng cao mực nước bể và tăng thêm lượng thức ăn, có thể cho ăn giun quế, tôm cá luộc nghiền nhỏ nấu với bột ngũ cốc, trong đó tỷ lệ giun chiếm 1/3. Lượng thức ăn 200- 300 gam / 1 vạn cá/ ngày đêm. Sau 21 ngày cá hương đạt chiều dài 4- 5 cm, tỷ lệ sống 60- 80%.2.Ương cá hương lên cá giốngNếu có điều kiện thì tiếp tục ương lên cá giống cỡ to (5- 7cm). ương trong bể xây, bể lót nilon, giai chứa hoặc ao đất, Diện tích có thể từ vài mét vuông đến vài chục mét vuông , mực nước sâu 0,50 - 0,60 m. mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện diện tích nuôi, chế độ thay nước, chế độ ăn.Mật độ từ 1000- 1500 con/m² nếu thay nước chủ động và thức ăn đầy đủ. Mật độ 200- 500 con/m² nếu không thay nước thường xuyên và thức ăn kém chất lượng. Lượng thức ăn từ 30- 50g/ 1000 cá/ ngày đêm.3.Chăm sóc:Khi ương cá, nếu không chăm sóc tốt, để nước nhiễm bẩn, cá sẽ mắc bệnh chết hàng loạt, gây thất thu lớn. Phải thường xuyên quan sát sự hoạt động của cá, cọ rửa dụng cụ hàng ngày, vớt bỏ chất bẩn và những con cá yếu. khi thay nước phải nhẹ nhàng, không gây xáo động mạnh, mỗi lần thay 2/3 nước cũ. Hàng ngày điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ cho cá.4.Vận chuyển cá*Vận chuyển cá bột: Nếu thời gian vận chuyển dưới 1 giờ, số lượng cá bột ít thì dùng sọt lót nilon hoặc thùng tôn để hở, đổ nước sâu 20- 30 cm, nhiệt độ nước 25- 30ºC. Mật độ 600- 700 con/ lít. Nếu vận chuyển nhiều cá và thời gian lâu hơn thì chở túi nilon có bơm khí oxy,..

A. Ương cá con
Cá con mới nở gọi là cá bột, cá bột trê lai được sản xuất ở những cơ sở có chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm và các trang thiết bị, có thể mua cá bột 4- 5 ngày tuổi từ các cơ sở này về ương thành cá hương - cá giống theo quy trình sau:
1. Ương cá bột lên hương (21 ngày)
- Nơi ương: Cá trê bột hiện nay chưa sản xuất được nhiều và giá thành cao, việc ương nuôi phải quản lý tốt đúng quy trình kỹ thuật. Có thể dùng chậu, bể xây, thùng gỗ lót nilon giữ nước sâu 20- 30 cm đối với chậu, 40- 50 cm đối với bể.
- Mật độ thả: Tuỳ thuộc diện tích bể ương, chế độ thay nước, chăm sóc. Thông thường cá bột 4- 5 ngày tuổi thả 1500- 2000 con/ m².
- Cho ăn: Ba ngày đầu cho ăn thuỷ trần (bọ đỏ). Có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng gà, vịt bóp nhuyễn. Thuỷ trần vớt về được lọc lại bằng vợt để loại bỏ tạp chất, loại bỏ những con giáp xác cỡ to và những sinh vật khác có hại cho cá bột. Từ ngày thứ 6 trở đi, cho ăn giun đỏ (loại giun nuôi cá vàng- có bán ở các cửa hàng cá cảnh) đồng thời vẫn cho ăn cả thuỷ trần cá sẽ mau lớn, cho ăn 4 lần trong ngày đêm, cũng có thể cho cá ăn giun đỏ loại nhỏ từ sau 3 ngày tuổi. Lượng thức ăn trong 2 tuần đầu cho 50- 100 gam / 1 vạn cá/ ngày đêm. Sang tuần thứ 3, nâng cao mực nước bể và tăng thêm lượng thức ăn, có thể cho ăn giun quế, tôm cá luộc nghiền nhỏ nấu với bột ngũ cốc, trong đó tỷ lệ giun chiếm 1/3. Lượng thức ăn 200- 300 gam / 1 vạn cá/ ngày đêm. Sau 21 ngày cá hương đạt chiều dài 4- 5 cm, tỷ lệ sống 60- 80%.
2.Ương cá hương lên cá giống
Nếu có điều kiện thì tiếp tục ương lên cá giống cỡ to (5- 7cm). ương trong bể xây, bể lót nilon, giai chứa hoặc ao đất, Diện tích có thể từ vài mét vuông đến vài chục mét vuông , mực nước sâu 0,50 - 0,60 m. mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện diện tích nuôi, chế độ thay nước, chế độ ăn.
Mật độ từ 1000- 1500 con/m² nếu thay nước chủ động và thức ăn đầy đủ. Mật độ 200- 500 con/m² nếu không thay nước thường xuyên và thức ăn kém chất lượng. Lượng thức ăn từ 30- 50g/ 1000 cá/ ngày đêm.
3.Chăm sóc:
Khi ương cá, nếu không chăm sóc tốt, để nước nhiễm bẩn, cá sẽ mắc bệnh chết hàng loạt, gây thất thu lớn. Phải thường xuyên quan sát sự hoạt động của cá, cọ rửa dụng cụ hàng ngày, vớt bỏ chất bẩn và những con cá yếu. khi thay nước phải nhẹ nhàng, không gây xáo động mạnh, mỗi lần thay 2/3 nước cũ. Hàng ngày điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ cho cá.
4.Vận chuyển cá
*Vận chuyển cá bột: Nếu thời gian vận chuyển dưới 1 giờ, số lượng cá bột ít thì dùng sọt lót nilon hoặc thùng tôn để hở, đổ nước sâu 20- 30 cm, nhiệt độ nước 25- 30ºC. Mật độ 600- 700 con/ lít. Nếu vận chuyển nhiều cá và thời gian lâu hơn thì chở túi nilon có bơm khí oxy, mật độ chở 7000- 10.000 con/ lít nước. tỷ lệ dung dịch nước/ khí O² trong túi bằng 1/1, vận chuyển lúc mát trời.
Chú ý khi vận chuyển cá từ túi ra nơi ương, phải để túi trong nước bể ương 10- 15 phút dể cân bằng nhiệt độ giữa nước trong túi và nước bể ương, sau đó đổ cá ra từ từ.
* Vận chuyển cá giống: Nếu vận chuyển bằng thùng hay sọt lót nilon, thì mật độ chở từ 0,1- 0,2 kg/ lít nước, nhiệt độ nước 25- 30ºC. Hoà một chút muối ăn vào nước vận chuyển với hàm lượng 2- 3%. Chú ý: Cá trước khi vận chuyển phải cho nhịn ăn ít nhất 1 ngày để chúng thải hết phân, làm “dẻo” cá, tăng sức chịu đựng khi vận chuyển.
B. Nuôi cá thịt
1. Ao nuôi: Vì cá có khả năng thích ứng rộng nên các loại ao nuôi cá đều nuôi được trê lai, có thể nuôi đơn hoặc nuôi gép với các cá khác, song tốt nhất là nên nuôi đơn và tận dụng những ao nhỏ vài chục mét vuông hoặc hơn 100 m² trở lại, dễ quản lý chăm sóc. Mực nước ao sâu 0,8- 1,2 mét, đáy trơ, ít bùn , bờ cao vững chắc, nếu có vốn đầu tư nên xây kè quanh bờ ao. Ao được tát cạn, tẩy dọn sạch, tẩy 5kg vôi cho 100 m² ao. Bón lót phân hữu cơ 30 kg/100 m² . Cho nước ngập 30 cm ngâm 7 ngày sau, lấy thêm nước rồi thả giống.
2. Mật độ thả: Tuỳ theo điều kiện thay nước, nguồn thức ăn để xác định mật độ cá thả và quy mô nuôi khác nhau:
- Ao nhỏ (vài chục mét) cỡ giống 3- 5cm, thả 15- 20 con/ m²
- Ao trung bình (khoảng 100m²) cỡ giống 4- 6cm, thả 15- 20 con/ m²
- Ao lớn (vài trăm m²)cỡ giống 5- 7cm, thả 10- 15 con/ m²
3. Thức ăn:
Thức ăn là chất đạm động vật trộn với bột ngũ cốc (cám gạo, ngô xay...nấu chín) khi cá còn nhỏ cho ăn nhiều đạm động vật như giun quế, giun đất, moi khô, tôm tép, cua ốc ..băm nhỏ. Tỷ lệ chiếm khoảng 20-30% tổng số thức ăn. khi cá càng lớn càng ăn tạp, cho ăn các chất bột và phân nhiều hơn, giảm dần tỷ lệ đạm động vật
Công thức pha trộn thức ăn như sau:
- Tháng thứ nhất: 30% đạm động vật, 70% chất bột
- Tháng thứ 2: 20% đạm động vật, 80% chất bột
- Tháng thứ 3: 10- 15% đạm động vật, 85- 90% chất bột
Bột ngũ cốc được nấu chín, bắc ra lúc nóng, trộn với đạm động vật rồi để nguội, nắm thành từng nắm cho xuống từ từ, cá ăn hết lại thả tiếp.
Ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn chín đã phối trộn = 8-10% trọng lượng cá
Có thể làm chuồng nuôi gà trên mặt ao hoặc bờ ao cá, phân gà là thức ăn trực tiếp cho cá trê lai. Hàng ngày theo dõi thức ăn của cá để điều chỉnh thích hợp.
4. Quản lý:
Cá trê nói chung có sức chịu đựng cao với môi trường, tuy nhiên, nếu để nước nhiễm bẩn thiếu oxy, cá sẽ chậm lớn và dễ mắc bệnh, cần được thay nước.
Lúc cá mới thả còn nhỏ, phải chú ý diệt dịch hại như rắn nước, cá dữ. Về mùa hè chống nóng, mùa đông chống rét cho cá bằng cách thả bèo tây 2/3 mặt nước. Cá trê thường đi theo đàn, mùa mưa cần gia cố bờ, cống chắc chắn, nếu sơ hở, cá sẽ đi hết, phải rào dậu canh phòng trộm cắp.
Nếu nuôi tốt, cá có thể đạt quy cỡ như sau:
Nuôi 3- 4 tháng đạt 200- 300gam/ con
Nuôi 5- 6 tháng đạt 400- 500gam/ con
Nuôi 8- 10 tháng đạt 600- 800gam/ con. Tỷ lệ sống đạt 60- 90%
5. Cách thu bắt giun đỏ và thuỷ trần để ương cá:
Ương cá trê lai cũng như ương nòng nọc ếch, ba ba con đều cần đến những động vật phù du và giun đỏ là thức ăn của chúng
- Giun đỏ: còn gọi là giun rung, giun nước, trùn đất, giun cống rãnh...là loài giun ít tơ sống ở nước, xúa nay là nguồn thức ăn chủ yếu cho cá cảnh. Giun đỏ thuộc loại sinh vật có giá trị dinh dưỡng cao của cá, kích thước phù hợp với miệng cá bột, cá hương. Khi bắt giun, thường thấy giun đỏ nhô lên đông đặc trên mặt cống rãnh, nhưng khi bắt giun, chúng chui sâu xuống lớp bùn cát, do đó phải nhanh tay dùng dụng cụ sục sâu xuống bùn sau đó dùng nước té nhẹ lên mặt khối bùn để nước rủa trôi bùn cát, khi đó giun sẽ tự vo lại thành một búi. Để thu được nhiều giun, dùng dụng cụ xúc bùn mang về dàn mỏng ra để chỗ tối vài ba giờ giun sẽ ngoi lên mặt và kết thành búi, dùng tay móc các búi giun thả vào chậu nước, dùng que gạt nhẹ giun khỏi rác bùn còn sót lại để thu được giun sạch.
- Thuỷ trần: còn gọi là bọ đỏ là thức ăn tốt cho cá, những loài động vật phù du này thường phát triển ở những ao nước tĩnh có bón nhiều phân hữu cơ, hoặc nhiều nhất ở những ao có nước thải dẫn vào, muốn vớt được nhiều phải vớt vào sáng sớm. Khi vớt thì dùng vợt hình nón may bằng lưới phù du hay vải valide, khi vớt nên chao miệng hình số 8. Các sinh vật thức ăn này dễ chết, vì vậy chỉ nên vớt vừa đủ cho cá ăn hàng ngày.
C. Cách phòng trị bệnh cho cá:
Cá thường bị mắc bệnh ở thời kỳ cá bột lên cá hương, cá giống, vì cơ thể cá còn non, khả năng kháng bệnh kém, và sống trong điều kiện dầy đặc, bệnh dễ lây lan. Sang giai đoạn cá thịt vẫn có thể mắc bệnh do cá trê sống tầng đáy, nước ao bẩn và ăn động vật thối rữa.
Có thể phân biệt cá bệnh và cá khoẻ: Cá khoẻ thường tập trung ở đáy bể, ao thỉnh thoảng mới ngoi lên mặt nước đớp khí vài giây rồi lại lặn xuống đáy. Cá khoẻ thường có hình dạng cân đối, không bị thương tật, da trơn nhẵn có nhiều nhớt, ngược lại những con bị bệnh thường bơi rời rạc, lờ đờ trên mặt nước, ăn ít hoặc không ăn, da có màu không bình thường như mốc trắng, có vệt lở loét hoặc chấm đỏ trên thân.
1.Phòng bệnh cho cá:
Khi cho cá ăn giun đỏ nên khử trùng giun: ngâm giun vào nước muối 2%o trong 5- 10 phút hoặc ngâm giun đỏ trong thuốc tím pha loãng một vài phút trước khi cho cá ăn cũng có tác dụng tốt làm giun rời nhau ra, cá ăn mồi dễ hơn.
khi thay nước mới vào bể cần lấy hết phân cá và giun chết. Khi cá còn nhỏ thay nước mới 3- 4 lần/ ngày và không làm xây sát cá. hạn chế đánh bắt cá vào những ngày nóng.
Có thể định kỳ tắm cho cá hương bằng nước muối 3%o trong 5 phút. Cách tắm cá: hoà thuốc vào bể hay thùng tôn, thùng nhựa đúng nồng độ thuốc, xúc cá vào vợt nhúng vào thùng thuốc đúng thời gian quy định.
2. Chữa trị một số bệnh cá thường gặp
- Bệnh nổi đầu (do nước thối bẩn thiếu oxy)
Dấu hiệu của bệnh: Nước có mùi tanh, nhiều tăm bọt, cá ngạt thở nổi đầu hàng loạt, mệt "phờ râu trê" trên mặt nước.
Cách trị bệnh: Làm vệ sinh ao bể, thay nước sạch kịp thời
- Bệnh đốm đỏ(do vi khuẩn pseudomonas punsta gây ra)
Dấu hiệu của bệnh: Hai bên thân và bụng thường ứ máu xuất huyết, vây xơ xác, bụng phình to, mắt lồi, lấy tay ấn vào thân thấy mềm nhũn
Cách trị bệnh: Dùng kháng sinh tetracillin hoà vào nước với nồng độ 5-10mg/l tắm cho cá trong 30 phút
- Bệnh khoang thân, trắng da (do vi khuẩn pseudomonas demoanta gây ra)
Dấu hiệu của bệnh: Cuôí vây lưng xuất hiện màu trắng sau đó lan xuống cuối đuôi rồi lan toàn thân, vây đuôi bị rách ngang mặt nước, phe phẩy yếu ớt sau đó treo đuôi trên mặt nước đầu cắm xuống đáy, bệnh làm cá chết hàng loạt, thân thẳng đơ.
Cách trị bệnh: Dùng các loại kháng sinh Tetracillin
- Bệnh trùng bánh xe (do ký sinh trùng Trichodina gây ra)
Dấu hiệu của bệnh: Cá bị bệnh bỏ ăn, bơi ngoe nguẩy trên mặt nước, cảm giác chúng bị ngứa ngáy khó chịu
Cách trị bệnh: Dùng CuSO4 (phèn xanh) tắm cho cá với liều lượng 0,3- 0,4g/ m³ nước trong 3 phút
- Bệnh sán lá 16 móc (do ký sinh trùng Dactilogyrus gây ra)
Dấu hiệu của bệnh: Thân cá màu đen đầu to, đuôi thót nhỏ, bỏ ăn, nổi đứng trên mặt nước dựa vào thành dụng cụ
Cách trị bệnh: Tắm cá trong nước muối 3%o trong 3- 5 phút