Bệnh hoa cúc hại lúa 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi:Trên Báo NNVN số 227 (ra ngày 13-11-03) trong bài “Cơ cấu giống lúa lai mới D. ưu 527 như thế nào?” Có một đọan trích đăng lời nói của ông chủ tịch UBND huyện Mỹ Lôc: “...Lúa còn bị nhiễm bệnh Hoa cúc, một lọai bệnh lây lan mạnh, làm chúng tôi rất lo lắng” và trong một vài đọan khác trong bài cũng có nhắc đi nhắc lại đến mấy lần căn bệnh Lúa von. Là những người chưa có nhiều thâm niên trong nghề trồng lúa, đây là lần đầu tiên chúng tôi được nghe nói đến 2 căn bệnh này. Xin được nói rõ về 2 căn bệnh và cách phòng trị chúng? (Nguyễn Thị Hưởng, Long Thành, Đồng Nai) Trả lời:Để bạn dễ tiếp thu chúng tôi xin lần lượt trả lời bạn từng lọai bệnh. Bài này chúng tôi trả lời bạn về BỆNH HOA CÚC.Bệnh Hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens gây ra. Nấm gây bệnh phát triển trong hạt lúa, làm cho hạt lúa phồng lên và tách vỏ..

Câu hỏi:
Trên Báo NNVN số 227 (ra ngày 13-11-03) trong bài “Cơ cấu giống lúa lai mới D. ưu 527 như thế nào?” Có một đọan trích đăng lời nói của ông chủ tịch UBND huyện Mỹ Lôc: “...Lúa còn bị nhiễm bệnh Hoa cúc, một lọai bệnh lây lan mạnh, làm chúng tôi rất lo lắng” và trong một vài đọan khác trong bài cũng có nhắc đi nhắc lại đến mấy lần căn bệnh Lúa von. Là những người chưa có nhiều thâm niên trong nghề trồng lúa, đây là lần đầu tiên chúng tôi được nghe nói đến 2 căn bệnh này. Xin được nói rõ về 2 căn bệnh và cách phòng trị chúng?
(Nguyễn Thị Hưởng, Long Thành, Đồng Nai)


Trả lời:
Để bạn dễ tiếp thu chúng tôi xin lần lượt trả lời bạn từng lọai bệnh. Bài này chúng tôi trả lời bạn về BỆNH HOA CÚC.
Bệnh Hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens gây ra. Nấm gây bệnh phát triển trong hạt lúa, làm cho hạt lúa phồng lên và tách vỏ ra, đồng thời biến tòan bộ hạt lúa thành một khối bột phấn, lúc đầu mầu xanh hay vàng hồng, sau biến thành mầu vàng nhạt rồi vàng đậm (ảnh ). Khi chín hạt gạo bị bệnh không còn nữa mà thay vào đó bằng một khối nấm, hình dáng bất kỳ, có thể có hình tròn hay bầu dục, chiều dài 6-10 mm, đường kính 4-8mm. Mặt ngòai khối nấm có thể trơn nhẵn. Khối bột phấn này chính là bào tử của nấm bệnh. Trời khô khối bào tử này sẽ bung ra và phát tán trên đồng ruộng.
Bệnh không xâm nhiễm ở lá và thân, mà xâm nhập vào hạt ngay từ khi cây lúa ôm đòng, sau khi trỗ mới thấy rõ triệu chứng trên hạt.
Bệnh phát triển nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, nếu trời trong, nắng nhẹ liên tiếp sẽ thích hợp cho bệnh phát triển. Thực tế cho thấy những ruộng bón phân đạm qúa nhiều sau khi lúa trỗ bông cũng dễ làm cho bệnh phát triển.
Trong một vụ mùa cách nay vài năm bệnh Hoa cúc đã phát sinh, phát triển và gây hại rất phổ biến ở một số vùng trồng lúa thuộc các tỉnh Nam Hà (như Bình Lục, Vụ Bản...), Hà Tây (như Thanh Oai, Ứng Hòa...), Hà Bắc (như Yên Phong, Tân Yên...)...Trên một số giống lúa TQ nhập nội như 9308, Chăm Coong Dáu, Q4...tỷ lệ hạt bị bệnh có chỗ lên đến năm, sáu chục phần trăm, gây thất thu rất lớn cho người sản xuất.
Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
-Thông qua lý lịch giống hoặc qua kinh nghiệm thực tế ở những vụ trước nên chọn những giống lúa ít bị nhiễm bệnh để gieo cấy.
-Sau mỗi vụ thu họach dọn sạch rơm rạ, cỏ rác trên ruộng. Trước khi xuống giống cày bừa kỹ ruộng để chôn vùi bớt nguồn bệnh.
-Bón phân cân đối giữa đam, lân và kaly. Không nên bón tập trung nhiều phân đạm vào thời kỳ sau khi lúa đã trỗ cũng có tác dụng hạn chế bớt bệnh.
-Hiện tại chưa có lọai thuốc đặc hiệu để trị lọai bệnh này. Tuy nhiên qua kinh nghiệm của một số nông dâh và cán bộ kỹ thuật ở huyện Hòai Đức (Hà Tây) thì nếu dùng thuốc Score 250ND phun 2 lần (lần 1 trước khi lúa trỗ) và lần 2 (khi lúa vào chắc) thì tỷ lệ hạt bị hại chỉ còn chưa đến 10% so với những ruộng không phun thuốc. Nếu ruộng của bạn bị nhiễm bệnh bạn có thể tham khảo và áp dụng thử kinh nghiệm này./.