Cách phòng trị kiến hại thanh long 

Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi: Vườn Thanh long của gia đình tôi mới trồng được khoảng hai năm, gần đây không rõ tại sao có rất nhiều kiến ( kiến lửa và kiến đen), làm cho cành non, nụ hoa và trái bị hư hại nhiều. Xin cho biết có cách nào để phòng trị loại kiến này? Phùng Ngọc Lương Xã Đăng Hưng Phước - Chợ Gạo -Tiền Giang Và một vài bạn ở Long Thành, Đồng NaiTrả lời: Trên vườn cây thanh long sau khi trồng một thời gian có lẽ do có nguồn thức ăn dẫn dụ nên kiến thường xuất hiện và gây hại. Với cây thanh long thường có hai loài kiến: Một loài có mầu nâu đỏ, thân mình dài khoảng 3 ly, bà con ta thường gọi là kiến Lửa, con trưởng thành của loài kiến này thường cắn..

Câu hỏi: Vườn Thanh long của gia đình tôi mới trồng được khoảng hai năm, gần đây không rõ tại sao có rất nhiều kiến ( kiến lửa và kiến đen), làm cho cành non, nụ hoa và trái bị hư hại nhiều. Xin cho biết có cách nào để phòng trị loại kiến này?
Phùng Ngọc Lương
Xã Đăng Hưng Phước - Chợ Gạo -Tiền Giang
Và một vài bạn ở Long Thành, Đồng Nai
Trả lời: Trên vườn cây thanh long sau khi trồng một thời gian có lẽ do có nguồn thức ăn dẫn dụ nên kiến thường xuất hiện và gây hại. Với cây thanh long thường có hai loài kiến: Một loài có mầu nâu đỏ, thân mình dài khoảng 3 ly, bà con ta thường gọi là kiến Lửa, con trưởng thành của loài kiến này thường cắn phá (đục khoét) làm hư hỏng hom giống và các cành thanh long non (thường là ở chóp của cành), còn con ấu trùng không gây hại mà nằm trong tổ ở các đống rơm, rác, cỏ mục được tủ ở dưới gốc. Chúng thường gây hại nhiều trong mùa mưa, vì thế những vết thương do chúng gây ra là tiền đề cho nước mưa, vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây thối cành non. Một loài cơ thể mầu nâu đen, có kích thước nhỏ hơn (bà con quen gọi là kiến Riện). Cũng giống như kiến lửa con ấu trùng của loài kiến này không gây hại cho cây, còn con trưởng thành thì gây hại cho cây bằng cách đục phá nụ hoa và trái, làm cho nụ non bị hư hỏng và trái bị xấu xí mất giá trị thương phẩm, loài kiến này thường trú ngụ và sinh sản ở các cành cây khô và vỏ của những cây làm trụ cho thanh long leo.
Để hạn chế tác hại do kiến gây ra các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
-Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, thu gom nhửng tàn dư thực vật như cành cây khô, rơm rạ, lá cây, cỏ rác... đặc biệt là những cỏ rác... mục được tủ dưới gốc cây thanh long để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.
-Có thể dùng thuốc Basudin 10H (hoặc Vibasu 10H, Basutigi 10H, Diazan 10H),Padan 4G/10G (hoặc Tigidan 4G,Vicarp 4H...) trộn với cát ( theo tỷ lệ cát/ thuốc = 2/1.000 ) rồi rải xung quanh gốc để diệt kiến .
-Khi phát hiện có nhiều kiến, có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu thông thường để phun diệt kiến. Riêng thời kỳ cây ra hoa kết trái, để bảo đảm an toàn cho trái chỉ nên xịt một trong các loại thuốc như: Sumicidin 10EC/20EC (Cantocidin 20EC, Fenkill 20EC, Vifenva 20ND...),Sherpa 10EC/25EC (hoặc Sherbush 25ND, Visher 25ND, Cyperan 5EC/10EC/25EC...). Chú ý ngưng phun xịt thuốc lên trái trước khi thu hoạch khoảng hai tuần.
-Có thể dùng mật rỉ, mật, đường...rải xuống gốc dụ cho kiến tập trung đến rồi dùng thuốc để phun xịt.