Chăn nuôi trang trại và những giải pháp cần quan tâm 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Trong những năm gần đây với các chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đầy quá trình phát triển ngành chăn nuôi theo hường hàng hoá. Muốn chăn nuôi trang trại phát triển bền vững trước mắt cần quan tâm đến một số giải pháp.a. Giải pháp quy hoạchGiải pháp tổng thể cho phát triển chăn nuôi bền vững đã được Chính Phủ và Bộ Nông Nghiệp định hường phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có quy hoạch lại ngành chăn nuôi.Với điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết khí hậu và kinh nghiệm thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại cho ngành chăn nuôi.Trước tiên, cần quan tâm đến các yếu tố thời tiết khí hậu và địa hình tự nhiên cho hai nhóm vật nuôi sau:+ Với chăn nuôi loại gia súc ăn cỏ, tuy nó không cạnh tranh với lương thực của con người, song nó đòi hỏi những vùng đất tương đối tốt và rộng. Do vậy cần kế hoạch có thời hạn để tập trung dầu tư cho thủy lợi phục vụ trồng cỏ thâm canh; ở những vùng có tiềm năng phát triển gia súc có sừng, cũng cần quan tâm đến các nguồn phụ phế phẩm từ ngành công nghiệp chế biến.+ Với chăn nuôi lợn, đặc điểm chính của loại vát nuôi này là không cạnh tranh với đất canh tác màu mỡ, nhưng phải tránh được ô nhiễm nguồn nước và môi trường.b. Giải pháp về thú yĐây là giải pháp cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp tổng thể đồng bộ và đầy đủ về thú y, nó sẽ phủ định tất cả các kết quả về giống và sản xuất như chúng ta đã và đang chứng kiến trong thời gian qua. Nhà nước cần đầu tư chiều sâu cho lĩnh..

Trong những năm gần đây với các chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đầy quá trình phát triển ngành chăn nuôi theo hường hàng hoá. Muốn chăn nuôi trang trại phát triển bền vững trước mắt cần quan tâm đến một số giải pháp.
a. Giải pháp quy hoạch
Giải pháp tổng thể cho phát triển chăn nuôi bền vững đã được Chính Phủ và Bộ Nông Nghiệp định hường phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có quy hoạch lại ngành chăn nuôi.
Với điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết khí hậu và kinh nghiệm thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại cho ngành chăn nuôi.
Trước tiên, cần quan tâm đến các yếu tố thời tiết khí hậu và địa hình tự nhiên cho hai nhóm vật nuôi sau:
+ Với chăn nuôi loại gia súc ăn cỏ, tuy nó không cạnh tranh với lương thực của con người, song nó đòi hỏi những vùng đất tương đối tốt và rộng. Do vậy cần kế hoạch có thời hạn để tập trung dầu tư cho thủy lợi phục vụ trồng cỏ thâm canh; ở những vùng có tiềm năng phát triển gia súc có sừng, cũng cần quan tâm đến các nguồn phụ phế phẩm từ ngành công nghiệp chế biến.
+ Với chăn nuôi lợn, đặc điểm chính của loại vát nuôi này là không cạnh tranh với đất canh tác màu mỡ, nhưng phải tránh được ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
b. Giải pháp về thú y
Đây là giải pháp cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp tổng thể đồng bộ và đầy đủ về thú y, nó sẽ phủ định tất cả các kết quả về giống và sản xuất như chúng ta đã và đang chứng kiến trong thời gian qua. Nhà nước cần đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực thú y mang tính lâu dài cả về đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao với các phòng thí nghiệm trọng điểm đồng bộ kết hợp với các chương trình hợp tác quốc tế về các bệnh liên quan đến viêm gây bệnh, nhằm giải mã được chúng trên cơ sở đó nghiên cứu sản xuất được các loại vác xin để chủ động trong phòng chống có hiệu quả cho các bệnh đã có và sẽ có trong tương lai ở nước ta.
c. Giải pháp huấn luyện kỹ thuật cho người nông dân
Cần hỗ trợ và thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn trang trại do các hộ chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ và vừa đã đạt kết quả cao và những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm thục tế về: kỹ thuật ghép phối giống trong sản suất lợn thương phẩm qua gieo tinh nhân tạo, đạt năng suất và tỷ lệ nạc cao; an toàn dịch bệnh; kỹ thuật nuôi dưỡng các loại lợn; kỹ thuật chuồng trại: vệ sinh môi trường và giết mổ sạch, giúp người nông dân vươn lên trong sản xuất trang trại theo từng giai đoạn.
Thành lập nhóm - tổ kỹ thuật nòng cốt (nông dân chăn nuôi giỏi) ở từng HTX chăn nuôi lợn trang trại kiểu mới để hỗ trợ các hộ mới bắt đầu phát triển chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa.
Đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho các HTX mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa hình thành bằng chính nội lực của bản thân và gia đình họ. Qua hệ thống thông tin nhà nước và các địa phương tuyên truyền phát triển chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ thành một chương trình thường xuyên và sâu rộng để thúc đẩy mọi người dân tham gia chương trình một trăm ngàn trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và vừa khi chính thức được khả thi.
d. Giải pháp về giống
Trong ngành chăn nuôi lợn hiện tại chúng ta đã có đàn lợn tốt với nhiều nguồn gien quý. Hơn 20 năm qua nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển giống lợn của nhà nước, có thể khẳng định được nguồn giống hiện có cho đến nay có thể cơ bản ổn về chết lượng, còn số lượng thuộc vào giải pháp nhân giống của chúng, nhất là các đàn giống trong chương trình hỗ trợ giống của nhà nước. Song muốn đàn giống ngày càng được cải thiện về di truyền, nâng cao năng suất của các tính trạng sản xuất cần tổ chức và hình thành hệ thống đăng ký và quản lý giống Quốc gia mang tầm chiến lược. Hiện nay không một nước chăn nuôi tiên tiến nào trên thế giới lại không có hệ thống đăng ký và quản lý giống Quốc gia (head book) nhờ đó đàn lợn của họ luôn được cải thiện về năng suất và chất lượng sản phẩm do nhu cẩu thị hiếu người tiêu dùng theo từng giai đoạn.
e. Giải pháp về kỹ thuật
Ngày nay nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn trên thế giới và trong nước đã được áp dựng ở Việt Nam như. Chọn lọc và lai tạo ra những đàn lợn thịt có mỡ dắt trong thịt từ 2 - 4% giúp thịt lợn có vị thơm, độ mềm và ngon. Nâng cao tỷ lệ nạc, giảm mỡ, giảm chi phí thức ăn. Tăng khả năng tăng trọng; giảm thời gian nuôi thịt; tăng số con sống trong một lứa...
Sử dụng các sản phẩm từ dược thảo thay kháng sinh, tăng sức đề kháng và thức ăn tăng chất lượng thịt (hương thảo). Loại thức ăn hỗ trợ để lợn nái đồng loạt lên giống đạt 80% sau cai sữa lợn con 7 - 10 ngày và tăng số con bình quân 0,5 con/1ứa. Thức ăn cho lợn con đạt 31 kg/con lúc 70 ngày tuổi; thức ăn cho lợn con theo mẹ và tập ăn giúp cai sữa sớm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi để tăng 2,5 lứa đẻ/nái/năm. Những tiến bộ kỹ thuật này đã giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển cả về số và chất lượng.
g. Giải pháp về chuồng trại
Để tiết kiệm đất cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất nông nghiệp cần áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới. Ví dụ: với diện tích 195m2 có thể nuôi dược 10 lợn nái và 180 lợn thịt năm, an toàn dịch bệnh cao, chăm sóc và quản lý nhẹ nhàng; giảm tỷ lệ hao hụt; tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Xin giới thiệu mô hình chăn nuôi 10 nái và 180 lợn thịt/năm ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
h. Giải pháp về tổ chức sản xuất ngành hàng trong chăn nuôi lợn hàng hóa
Khi tổ chức chăn nuôi lợn hàng hóa cần có đầu ra ổn định, các địa phương cần tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng dọc "Từ chăn nuôi -> giết mổ sạch - > thị trường” theo chuỗi dọc này người chăn nuôi, các cơ sở giết mồ, người phân phối đều yên tâm về số và chất lượng sản phẩm kể cả giá cả mua bán khi họ liên kết lại với nhau. Từng loại công việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang giữa các nhà chăn nuôi; giữa các nhà giết mổ và giữa các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm trong các hợp tác xã kiểu mới thông qua sự phát triển các hiệp hội chuyên môn nhằm ổn định sản xuất, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.