Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
1- Chế biến rơm bằng cách xử lý urê – vôiRơm lúa ở nước ta có khoảng 25 triệu tấn (tỷ lệ rơm/lúa quãng 0,8:1). Thành phần chủ yếu của rơm lúa là xơ (34%), tỷ lệ tiêu hoá thấp, nghèo dinh dưỡng (protein: 2 – 3%). Tuy nhiên rơm lúa chứa một năng lượng tiềm tàng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng rơm, người ta xử lý bằng nhiệt, áp suất cao hay các loại hoá chất (xút, axít, amoniac . . . ) nhưng các phương pháp này cần các thiết bị chuyên dùng nên khó áp dụng trong sản xuất. Hiện nay người ta thường xử lý rơm bằng urê.ở nước ta, Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất phư­ơng pháp xử lý rơm bằng urê có bổ sung vôi tôi. Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, rơm sau xử lý tăng tỷ lệ tiêu hoá 10 – 15% (tăng gần gấp đôi hàm lượng nitơ trong rơm). Mặt khác nhờ có vôi mà khả năng kiềm hoá được nâng cao và gia súc được bổ sung thêm canxi (loại khoáng thường thiếu trong rơm lúa).1.1- Phương pháp chế biến1.1.1- Tỷ lệ nguyên liệuRơm lúa (độ ẩm 12 – 14%): 100kg; urê: 2,5 - 4kg; vôi tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg; nước sạch: 70 – 80lít.1.1.2- Hố ủKhông nhất thiết phải ủ rơm theo nguyên tắc yếm khí như­ ủ chua, như­ vậy các phương tiện, dụng cụ cho ủ rơm cũng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền, như­:Lợi dụng các góc tường, bể xây, ô chuồng trống . . . ; hố đất hay hố xây nửa nổi nửa chìm; dùng bao nilon, bao phân đạm, bao xác rắn . . . ; đánh thành cây rơm xung quanh có nilon bao kín và dùng dây buộc chặt.1.1.3- Các bước tiến hành· Hoà tan urê, vôi tôi, muối trong nước theo tỷ lệ đã ghi ở trên;· Khối lượng rơm ủ tuỳ theo nhu cầu sử dụng cho gia súc và dụng cụ chứa đựng;· Dùng bình tưới nước và đảo đều rơm. Rơm sau khi tưới được cho vào túi nilon hay chất vào hố ủ;· Hoặc rải rơm thành lớp dày 20cm vào hố (bể) rồi dùng bình tư­ới dung dịch trên vào rơm. Lần lư­ợt tiến hành cho đến khi hết số rơm cần ủ. Sau đó buộc chặt miệng túi hay phủ kín bằng các vật liệu che phủ lên hố, có thể dùng gạch, ngói, củi cây chặn lên để đống rơm ủ luôn kín trong suốt thời gian ủ.L­ưu ý: Nơi ủ phải khô ráo, tránh n­ước m­ưa và nư­ớc từ nơi khác thấm vào.1.1.4- Cách sử dụngv Thời gian ủ tuỳ nhiệt độ bên ngoài, nếu nhiệt độ không khí cao thì quá trình amoniac hoá xảy ra nhanh hơn, nếu nhiệt độ thấp thì quá..

1- Chế biến rơm bằng cách xử lý urê – vôi
Rơm lúa ở nước ta có khoảng 25 triệu tấn (tỷ lệ rơm/lúa quãng 0,8:1). Thành phần chủ yếu của rơm lúa là xơ (34%), tỷ lệ tiêu hoá thấp, nghèo dinh dưỡng (protein: 2 – 3%). Tuy nhiên rơm lúa chứa một năng lượng tiềm tàng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng rơm, người ta xử lý bằng nhiệt, áp suất cao hay các loại hoá chất (xút, axít, amoniac . . . ) nhưng các phương pháp này cần các thiết bị chuyên dùng nên khó áp dụng trong sản xuất. Hiện nay người ta thường xử lý rơm bằng urê.
ở nước ta, Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất phư­ơng pháp xử lý rơm bằng urê có bổ sung vôi tôi. Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, rơm sau xử lý tăng tỷ lệ tiêu hoá 10 – 15% (tăng gần gấp đôi hàm lượng nitơ trong rơm). Mặt khác nhờ có vôi mà khả năng kiềm hoá được nâng cao và gia súc được bổ sung thêm canxi (loại khoáng thường thiếu trong rơm lúa).
1.1- Phương pháp chế biến
1.1.1- Tỷ lệ nguyên liệu
Rơm lúa (độ ẩm 12 – 14%): 100kg; urê: 2,5 - 4kg; vôi tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg; nước sạch: 70 – 80lít.
1.1.2- Hố ủ
Không nhất thiết phải ủ rơm theo nguyên tắc yếm khí như­ ủ chua, như­ vậy các phương tiện, dụng cụ cho ủ rơm cũng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền, như­:
Lợi dụng các góc tường, bể xây, ô chuồng trống . . . ; hố đất hay hố xây nửa nổi nửa chìm; dùng bao nilon, bao phân đạm, bao xác rắn . . . ; đánh thành cây rơm xung quanh có nilon bao kín và dùng dây buộc chặt.
1.1.3- Các bước tiến hành
· Hoà tan urê, vôi tôi, muối trong nước theo tỷ lệ đã ghi ở trên;
· Khối lượng rơm ủ tuỳ theo nhu cầu sử dụng cho gia súc và dụng cụ chứa đựng;
· Dùng bình tưới nước và đảo đều rơm. Rơm sau khi tưới được cho vào túi nilon hay chất vào hố ủ;
· Hoặc rải rơm thành lớp dày 20cm vào hố (bể) rồi dùng bình tư­ới dung dịch trên vào rơm. Lần lư­ợt tiến hành cho đến khi hết số rơm cần ủ. Sau đó buộc chặt miệng túi hay phủ kín bằng các vật liệu che phủ lên hố, có thể dùng gạch, ngói, củi cây chặn lên để đống rơm ủ luôn kín trong suốt thời gian ủ.
L­ưu ý: Nơi ủ phải khô ráo, tránh n­ước m­ưa và nư­ớc từ nơi khác thấm vào.
1.1.4- Cách sử dụng
v Thời gian ủ tuỳ nhiệt độ bên ngoài, nếu nhiệt độ không khí cao thì quá trình amoniac hoá xảy ra nhanh hơn, nếu nhiệt độ thấp thì quá trình đó ngược lại, thường là 10 – 20 ngày.
v Rơm ủ đạt chất lượng tốt: màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi nấm mốc, rơm ẩm và mềm;
v Lấy rơm ủ cho gia súc ăn: chỉ nên lấy ra ở một góc (không lật toàn bộ lớp đệm lót che phủ) lấy rơm xong lại đậy tấm che lên cho kín;
v Cho gia súc ăn tự do tuỳ khả năng của chúng. Lần đầu chưa quen nên có một vài con không ăn, ta nên phơi rơm đã chế biến trong bóng mát khoảng 30 – 40 phút để bay bớt mùi urê. Trước khi cho ăn: rắc một ít cỏ xanh lên trên để chúng ăn và dễ quen với múi urê trong rơm ủ;
v Bò đang vắt sữa: có thể thay thế cỏ xanh bằng rơm ủ đến 20% khẩu phần mà năng suất sữa vẫn được giữ nguyên;
Chú ý : Khi cho trâu bò ăn rơm ủ với urê, phải cho chúng đủ nư­ớc uống.
2- ủ chua thân lá lạc
Khi thu hoạch củ, thân lá lạc vẫn còn xanh và giàu chất dinh d­ưỡng (protein thô: 15- 16% trong chất khô, xấp xỉ hàm l­ượng protein thô của bột cỏ Alfalfa). Năng suất chất xanh tận dụng để chế biến làm thức ăn cho trâu bò đạt 8 – 10 tấn/ha.
2.1- Chuẩn bị thân lá lạc và các nguyên liệu khác
Cây lạc được băm nhỏ (5 – 6cm). Băm xong không nên để tấp đống, mà rải ra trong bóng mát (nên tập trung nhân lực để chế biến hoàn chỉnh trong 1 – 2 ngày sau khi thu hoạch củ). Ngoài ra còn chuẩn bị thêm muối ăn, cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai lang, cứ 100kg thân lá lạc cần thêm 6 – 7kg cám gạo (hoặc bột sắn, bột khoai) và 0,5 kg muối ăn.
2.2- Chuẩn bị hố ủ
Tốt nhất là hố nửa nổi nửa chìm, nơi cao ráo không có nước thấm vào. Kích thư­ớc hố tương đương với khối lượng thân lá lạc cần ủ (thường hố 1m3 ủ đư­ợc 400 – 500kg thân lá lạc).
2.3- Tiến hành ủ
Hỗn hợp các nguyên liệu theo tỷ lệ: cứ 100kg thân lá lạc đã băm cho thêm 6 – 7kg cám gạo (hoặc bột sắn, bột khoai) và 0,5kg muối ăn, trộn đều ở ngoài hố rồi bốc vào hố ủ theo từng lớp (mỗi lớp dày 15 – 20cm), dùng chân nén chặt (càng chặt càng tốt). Cũng có thể cân lá lạc rồi rải vào hố ủ thành từng lớp (cũng dày 15 – 20cm) rồi rắc đều cám và muối theo tỷ lệ nêu trên, sau đó cũng nén thật chặt. Cứ ủ lần l­ượt từng lớp như­ vậy cho tới khi hết thân lá lạc thì lấp hố.
2.4- Che phủ và lấp hố ủ
Sau khi nén hết thân lá lạc, dùng nilon, bao tải, lá . . . phủ kín rồi lấp đất lên (lớp đất dày cần thiết 30 – 40cm), đầm nén chặt lớp đất và tạo hình mu rùa. Sau khi ủ 3 – 5 ngày, để cho hố ủ ngót xuống, lại đầm nén lớp đất đã phủ và cho thêm đất lên bề mặt và nén chặt. Dùng các tấm che phủ lên đống ủ để tránh thấm nước mưa.
2.5- Cho gia súc ăn
Sau 50 –60 ngày mới bắt đầu cho gia súc ăn. Thân lá lạc ủ đúng kỹ thuật sẽ có chất lượng tốt, pH = 4,2 – 4,5; mùi thơm dưa muối, vàng nhạt, gia súc rất thích ăn.
Khi lấy thân lá lạc từ hố ủ nên lấy gọn gàng, lật lớp đất bên trên vừa đủ rộng, không được cùng một lúc bóc hết toàn bộ lớp đất phủ trên hố ủ. Sau khi lấy thức ăn thì che đậy lại ngay và tiếp tục không cho nước thấm vào. Loại thức ăn này có thể dùng cho gia súc ăn dần trong 4 – 5 tháng. Gia súc có thể ăn dây lá lạc ủ chua tự do, tuỳ khả năng của chúng.
3- Chế biến ngọn lá sắn
Sau khi thu hoạch củ, ngọn lá sắn chiếm một l­ượng rất đáng kể (4 – 5 tấn/ha). Gia súc rất thích ăn ngọn lá sắn tươi (protein trong lá sắn: 18 – 20% trong chất khô), nhưng rất nguy hiểm (có khi gây tử vong) do ngộ độc HCN vì chưa được chế biến. (lá t­ươi chứa 862,5mg HCN/kg chất khô, lá sắn ngâm rửa trong 3 ngày còn 467mg HCN, bột lá sắn khô chứa 90,2 mg HCN). Nếu lá sắn được ủ chua, HCN giảm xuống chỉ còn 32,5mg /kg chất khô.
Theo quy định của cộng đồng châu Âu, thức ăn hỗn hợp cho gia súc chỉ đư­ợc phép chứa < 60mg HCN/kg chất khô, như vậy dùng ngọn lá sắn ủ chua làm thức ăn chăn nuôi thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc.
Cách ủ chua ngọn lá sắn:
Băm 100kg ngọn lá sắn, bổ sung 6 – 7kg cám gạo (hoặc bột sắn, bột khoai), 0,5kg muối ăn. Cách ủ cũng giống như ủ thân lá lạc đã trình bày ở trên.
Với bò đang vắt sữa, cho ăn lá sắn ủ chua rất tốt, có thể thay thế 60 – 100% cỏ xanh bằng ngọn lá sắn ủ mà năng suất sữa không thay đổi.
4- Chế biến và sử dụng tảng ure – rỉ mật
Tảng ure rỉ mật (gồm nguồn đạm phi protein và nguồn năng lượng đễ tiêu) là thức ăn bổ sung có giá trị cao cho gia súc có sừng.
4.1- Cách sản xuất
4.1.1- Chuẩn bị nguyên liệu
Rỉ mật (hoặc mật), đạm urê, muối ăn, vôi bột, xi măng, cám gạo hoặc bột sắn, dây lang khô hay vỏ lạc khô. Nếu không có rỉ mật có thể thay bằng bột sắn nấu chín. Các chất nhiều xơ như dây lang, dây lạc khô phải được băm ngắn 1 – 2cm, vỏ lạc khô nghiền nhỏ. Chú ý: chỉ được dùng đạm urê.
4.1.2- Trộn nguyên liệu
Hỗn hợp nguyên liệu như các công thức trên, tiến hành trộn theo 3 b­ước:
B­ước 1: Trộn thật đều muối ăn vào rỉ mật (hỗn hợp I).
B­ước 2: Trộn các nguyên liệu còn lại (cám gạo /bột sắn, vôi bột, xi măng và chất độn nhiều xơ (hỗn hợp II).
B­ước 3: Trộn đều I và II, ta đư­ợc hỗn hợp hoàn chỉnh.
Sau khi trộn xong ủ thành đống và phủ lại trong 30 – 45 phút, sau đó mới đóng thành những bánh nhỏ.
Hỗn hợp trên đ­ợc đóng thành các bánh bằng khuôn đóng gạch thủ công hay khuôn gạch xỉ. Sau đó để tảng tự khô trong 5 – 7 ngày, luc đó mới dùng cho trâu bò ăn.
4.2- Cách sử dụng
· Tảng urê - rỉ mật chỉ được dùng cho gia súc có sừng (trâu, bò, dê, cừu), không dùng cho lợn và gia cầm vì urê gây ngộ độc cho chúng.
· L­ượng đạm phi protein chứa trong 1kg tảng urê - rỉ mật trên tương đương với lượng protein của 1kg khô dầu lạc ép cả vỏ (28,8%), nhưng giá thành rẻ hơn chỉ bằng một nửa.
· Khi cho ăn thêm tảng urê - rỉ mật, năng suất sữa của bò tăng thêm 10 – 15%, bò thịt tăng trọng hàng tháng 12 – 15kg./.