Kỹ thuật trồng Đậu Cô ve và Đậu đũa 

Được đăng : 13-12-2016 12:38:37
Lượng giống cần gieo cho 1000m2: đậu cô ve: 1,5-2 kg, đậu đũa: 0,8-1kg. Thời gian sinh trưởng: 90 ngày, chia làm 3 thời kỳ sinh trưởng chính:1. Thời kỳ nảy mầm: thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp nhất cho nảy mầm: 18-20oC, ẩm độ thích hợp 65-75%.2. Thời kỳ tăng trưởng và ra hoa: Từ khi cây có một vài lá thật đầu tiên cho đến khi cây ra hoa rộ (khoảng 50 ngày sau gieo).Thời kỳ này rễ chính phát triển mạnh, các rễ phụ hình thành nhiều cùng với sự xuất hiện các nốt sần, trong nốt sần chứa nhiều vi khuẩn Rhiobium cố định đạm trong không khí giúp cho thân và bộ lá phát triển nhanh đáp ứng với yêu cầu quang hợp, các chùm hoa phát sinh một cách nhanh chóng. Trong thời gian ra hoa nhiệt độ nhỏ hơn 25oC hay lớn 30oC có thể làm rụng hoa, rụng nụ nhiều. Khả năng chịu nóng,..

Lượng giống cần gieo cho 1000m2: đậu cô ve: 1,5-2 kg, đậu đũa: 0,8-1kg. Thời gian sinh trưởng: 90 ngày, chia làm 3 thời kỳ sinh trưởng chính:
1. Thời kỳ nảy mầm: thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp nhất cho nảy mầm: 18-20oC, ẩm độ thích hợp 65-75%.
2. Thời kỳ tăng trưởng và ra hoa: Từ khi cây có một vài lá thật đầu tiên cho đến khi cây ra hoa rộ (khoảng 50 ngày sau gieo).
Thời kỳ này rễ chính phát triển mạnh, các rễ phụ hình thành nhiều cùng với sự xuất hiện các nốt sần, trong nốt sần chứa nhiều vi khuẩn Rhiobium cố định đạm trong không khí giúp cho thân và bộ lá phát triển nhanh đáp ứng với yêu cầu quang hợp, các chùm hoa phát sinh một cách nhanh chóng. Trong thời gian ra hoa nhiệt độ nhỏ hơn 25oC hay lớn 30oC có thể làm rụng hoa, rụng nụ nhiều. Khả năng chịu nóng, đậu cô ve kém hơn đậu đũa.
3. Thời kỳ đậu quả: Từ khi chùm quả đầu tiên hình thành (khoảng 42 ngày sau gieo) cho đến khi kết quả rộ, thời kỳ này yêu cầu nước và dinh dưỡng cao. Phần lớn nhu cầu đạm cho cây được lấy từ khí trời qua vi khuẩn nốt sần ở bộ rễ cây đậu.
Thời vụ:
- Đậu đũa có thể trồng quanh năm.
- Đậu cô ve có thể bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4-5 dương lịch) đến hết vụ đông xuân.
Thích hợp nhất là vụ đông xuân (tháng 11 dương lịch).
Làm đất - gieo hạt:
- Đất được cày bừa kỹ làm sạch cỏ và bón vôi 200 kg/1000m2.
- Lên liếp với kích thước: Rộng 1m, cao 0,2m, rãnh luống 0,2-0,4m.
- Gieo 2 hàng trên liếp; khoảng cách hàng 60cm, khoảng cách hạt: đậu cô ve: 20-35cm (tùy đất tốt hay xấu); đậu đũa 50-60cm.
Gieo xong phủ một lớp đất bột dày 1-2cm.
Phân bón và cách bón:
(áp dụng cho 1000m2).
Phân bón:
- Phân chuồng: 2-3m2.
- Bánh dầu: 40kg.
Urê: 25kg.
Super lân: 30kg.
Clorur kali: 20kg.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + bánh dầu lúc làm đất, nhớ lấp đất che kín phân trước khi gieo hạt.
Thúc lần 1: 8 ngày sau khi gieo - Urê: 1/5 khối lượng, Kali: 1/2 khối lượng.
Thúc lần 2: 15-20 ngày sau khi gieo - Urê: 2/5 khối lượng, Kali: 1/2 khối lượng.
Thúc lần 3: 30-35 ngày sau khi gieo - Urê: 1/5 khối lượng.
Còn lại 1/5 lượng urê chia ra bón tưới sau mỗi lần thu hoạch trái để kéo dài thời gian thu hoạch.
Chăm sóc - tưới nước:
Tưới nước: Tưới ngày 2 lần sáng + chiều. Cần tưới nhiều lúc mới gieo hạt cũng như lúc ra hoa kết trái rộ. Thời kỳ này thiếu nước trái không lớn, nhiều xơ. Nếu có điều kiện nên áp dụng biện pháp tưới ngấm khi cây lớn + ra hoa rộ.
Làm cỏ, vun xới: kết hợp với các lần bón thúc.
Cắm chà: Sau khi bón thúc lần 2, cắm chà chữ X hay hình mái nhà.
Phòng trừ sâu bệnh:
Phun định kỳ 1 tuần/lần kết hợp cả thuốc sâu và bệnh, khi cây lớn phun ướt đều cây để giảm tối đa số lần phun.
+ Sâu đục quả là đối tượng phòng trừ chính. Cần kiểm tra thường xuyên nhất là thời điểm 40 ngày sau trồng, phun ngừa Atabron + Cyper.
Bệnh lở cổ rễ, rỉ sắt, phấn trắng: phun thuốc bệnh Validacin, Ridomil, Alvil, Bumper.
Các loại thuốc sâu, nhện thường dùng cho cây đậu: Shersol, Sherpa, Pegasus, Comite, Atabron, Cyper....