Kỹ thuật trồng và chăm bón cây thanh hao hoa vàng 

Được đăng : 13-12-2016 12:38:37
I. Kỹ thuật gieo trồng1.Chọn vườn ươmChọn đất thịt nhẹ, cát pha, tưới tiêu thuận lợi, nên bố trí vườn ươm gần nhà để tiện chăm sóc (Cần có biện pháp chống gà bới và các gia cầm khác).2. Làm đấtCày bừa kỹ 2-3 lần, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng từ 0,8-1m, cao khoảng từ 15-20cm.3. Bón lót phân cho vườn ươm100 kg phân chuồng hoai ủ mục cộng 10 kg phân lân Lâm Thao, rải đều phân lên mặt luống, xoa cho phân lẫn trong đất.4. Xử lý hạt và gieo hạt4.1 Xử lý: Lấy hạt thu hái trong năm (hạt để lâu tỷ lệ nảy mầm rất thấp khoảng từ 1-2%), đem ngâm với nước ấm 40-500 trong thời gian từ 3-4 giờ, sau đó đem trộn với cát ẩm hoặc tro khô ủ 1 ngày 1 đêm (24 giờ).4.2. Gieo hạt: Lấy 30kg đất bột khô trộn với 0,8 kg hạt đã xử lý rồi chia đều cho số luống. Gieo xong, phủ một lớp rơm rạ mỏng, ngày tưới 2 lần, sáng và chiều bằng ô doa. Hạt tốt sẽ nảy mầm trong vòng từ 5-7 ngày. Lưu ý: khi đó bóc ngay rơm hoặc rạ ra.Nếu hạt không được xử lý sẽ nảy mầm rải rác, tỷ lệ nảy mầm thấp, cây không đồng đều.Chú ý: Trước khi xử lý, hạt cần phơi lại từ 1-2 nắng.Lấy một ít hạt cho..

I. Kỹ thuật gieo trồng
1.Chọn vườn ươm
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, tưới tiêu thuận lợi, nên bố trí vườn ươm gần nhà để tiện chăm sóc (Cần có biện pháp chống gà bới và các gia cầm khác).
2. Làm đất
Cày bừa kỹ 2-3 lần, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng từ 0,8-1m, cao khoảng từ 15-20cm.
3. Bón lót phân cho vườn ươm
100 kg phân chuồng hoai ủ mục cộng 10 kg phân lân Lâm Thao, rải đều phân lên mặt luống, xoa cho phân lẫn trong đất.
4. Xử lý hạt và gieo hạt
4.1 Xử lý: Lấy hạt thu hái trong năm (hạt để lâu tỷ lệ nảy mầm rất thấp khoảng từ 1-2%), đem ngâm với nước ấm 40-500 trong thời gian từ 3-4 giờ, sau đó đem trộn với cát ẩm hoặc tro khô ủ 1 ngày 1 đêm (24 giờ).
4.2. Gieo hạt: Lấy 30kg đất bột khô trộn với 0,8 kg hạt đã xử lý rồi chia đều cho số luống. Gieo xong, phủ một lớp rơm rạ mỏng, ngày tưới 2 lần, sáng và chiều bằng ô doa. Hạt tốt sẽ nảy mầm trong vòng từ 5-7 ngày. Lưu ý: khi đó bóc ngay rơm hoặc rạ ra.
Nếu hạt không được xử lý sẽ nảy mầm rải rác, tỷ lệ nảy mầm thấp, cây không đồng đều.
Chú ý: Trước khi xử lý, hạt cần phơi lại từ 1-2 nắng.
Lấy một ít hạt cho vào cốc ủ với 1 ít bông ẩm để tiện theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Cây non được khoảng 20-30 ngày tuổi có khoảng 2-3 lá, ta bắt đầu bón thúc. Lấy 1 kg đạm +2 kg lân hoà với nước lã tưới đều cho một xào con giống. Sau khi tưới, ta phải tưới rửa ngay bằng nước lã đề phòng làm cháy cây non. Nếu có điều kiện bơm nước vào ruộng, cây sẽ phát triển nhanh hơn. Nếu cây phát triển tốt, từ 40-50 ngày tuổi ta có thể nhổ cây giống đem trồng đại trà (Cây giống cao khoảng từ 10-20cm).
Chú ý: Nhớ tưới nước trước khi nhổ cây giống, nên bó cây giống từ 100-200 cây/bó.
II. Kỹ thuật trồng
1.Chọn đất và làm đất
Có thể trồng trên tất cả các loại ruộng đất nhưng với điều kiện thoát nước kịp thời, đất đã cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng khoảng 0,8-1m, cao khoảng 20cm.
2. Thời vụ trồng
2.1 Vụ xuân:
Gieo trồng từ 10/1 đến 25/2 dương lịch (mưa phùn mùa xuân) để thu hoạch khoảng tháng 6-7 ( mùa hè là tốt nhất)
Có thể trồng trên tất cả các loại đất nhưng với điều kiện thoát nước kịp thời, đất đã được cày bừa kỹ, nhặt cỏ sạch, lên luống rộng từ 0,8-1m cao khoảng 20 cm.
2.2 Vụ hè thu:
Từ tháng 4 bắt đầu trồng đến tháng 11 dương lịch là thu hoạch, phải đảm bảo từ 6 tháng trở lên.
3. Cách trồng
Luống không mổ hàng đôi mà mổ hốc nanh sấu hay còn gọi là hàng đinh. Mật độ trồng trên đất tốt là 40-50 cm/1 cây; khoảng 4 vạn cây/1ha; 900-1000 cây/1 sào. Trồng xong phải tưới từ 3-4 ngày để cây non phục hồi nhanh.
Sau khi trồng phun 1 đợt Mônito 0,1% để tránh sâu xám cắn cây.
Sau chừng 20-25 ngày bón thúc lần 1, bơm nước cho ẩm luống.
Sau chừng 40-50 ngày bón thúc lần 2,đánh mé vun gốc, bơm nước tiếp lần 2.
Sau khi bón thúc lần 2 từ 5-7 ngày ta bấm ngọn cho cây ra đều nhánh.
4. Chăm bón
- Bón lót theo hốc (Phân mục 100 kg + 2 kg phân đạm + 5 kg NPK) trên 1 sào Bắc Bộ. Trộn đều cả 3 loại phân trên rồi bốc theo hốc trước khi trồng.
- Bón thúc lần 1: Sau 20 ngày trồng, bón từ 1-2 kg đạm/1 sào Bắc Bộ (có thể tưới hoặc bón tuỳ theo độ ẩm của đất, tưới là tốt nhất).
- Bón thúc lần 2: Cây trồng từ 40-50 ngày, lượng bón 10 kg NPK + 100 kg phân chuồng ủ hoai trên 1 sào Bắc Bộ. Nếu những ruộng cây phát triển kém có thể tưới thêm 1-2 kg đạm.
III. Kỹ thuật thu hoạch
Thu hoạch lá nên thu làm 2 lần, khi cây được khoảng 6 tháng chọn ngày nắng ta thu hoạch cành từ mặt đất trở lên khoảng từ 40-50 cm (Phần lá vàng) phần còn lại chọn những ngày nắng, sáng chặt cây phơi ngoài ruộng, chặt đến đâu phơi ngay đến đó, chiều thu cây về dựng xung quanh nhà, không chất đống, sáng mai phơi tiếp nắng thứ 2 khoảng 15-17 giờ rồi lấy cây nọ đập vào cây kia, thu lấy lá phơi thêm 1 nắng, sàng, xảo để loại bỏ cọng to, dồn vào bao tải dứa để nơi thoáng mát, khô ráo.
Đầu tư phân bón trên 1 sào Bắc Bộ
-100 kg phân chuồng ủ hoai.
-15 kg phân lân Lâm Thao.
-10 kg NPK.
- 4 kg đạm.
- Phun 1 đợt Mônitơ 0,1%.
Năng suất lá sẽ đạt được:
-110-150kg lá khô/ sào.
- 3000- 4000kg lá khô/ha.