Làm cách nào để phòng trị sâu đục trái ổi? 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:22
Câu hỏi: Gia đình tôi trồng chuyên canh cây ổi ruột đỏ được vài ngàn m2. Có lẽ do đất mới nên cây ổi phát triển rất tốt, cho nhiều trái, thế nhưng không rõ tại sao trái ổi lại thường bị một lọai sâu có đầu mầu nâu, thân mầu hồng tím đục vào bên trong gây hại rồi đùn phân ra bên ngòai, làm cho trái ổi bị méo mó, rỗng ruột, không bán được. Có những cây tỷ lệ trái bị sâu hại lên đến vài chục phần trăm, nhất là những trái dính chung trong một chùm hoặc những trái nằm khuất trong tán lá. Xin cho biết có cách nào phòng trị con sâu này? Nguyễn Văn Bường (Thống Nhất, Đồng Nai) Và một vài bạn ở Bắc Bình (Bình Thuận) Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại cho trái ổi nhà các bạn là con Sâu đục trái (Conoghethes punctiferalis) chúng thuộc Họ ngài đêm (Noctuidae), bộ Cánh phấn (Lepidoptera). Chúng là một đối tượng gây hại khá phổ biến và thường rất nặng trên cây ổi, nhất là trong mùa khô. Cách nay vài năm nhân một chuyến đi quan sát vùng cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre... chúng tôi đã chứng kiến có những vườn..

Câu hỏi: Gia đình tôi trồng chuyên canh cây ổi ruột đỏ được vài ngàn m2. Có lẽ do đất mới nên cây ổi phát triển rất tốt, cho nhiều trái, thế nhưng không rõ tại sao trái ổi lại thường bị một lọai sâu có đầu mầu nâu, thân mầu hồng tím đục vào bên trong gây hại rồi đùn phân ra bên ngòai, làm cho trái ổi bị méo mó, rỗng ruột, không bán được. Có những cây tỷ lệ trái bị sâu hại lên đến vài chục phần trăm, nhất là những trái dính chung trong một chùm hoặc những trái nằm khuất trong tán lá. Xin cho biết có cách nào phòng trị con sâu này?
Nguyễn Văn Bường (Thống Nhất, Đồng Nai)
Và một vài bạn ở Bắc Bình (Bình Thuận)


Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại cho trái ổi nhà các bạn là con Sâu đục trái (Conoghethes punctiferalis) chúng thuộc Họ ngài đêm (Noctuidae), bộ Cánh phấn (Lepidoptera). Chúng là một đối tượng gây hại khá phổ biến và thường rất nặng trên cây ổi, nhất là trong mùa khô. Cách nay vài năm nhân một chuyến đi quan sát vùng cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre... chúng tôi đã chứng kiến có những vườn ổi tỷ lệ trái bị sâu gây hại lên đến gần 100%, gần như gây thất trắng cho chủ vườn.
Con trưởng thành của sâu là một lọai bướm nhỏ, sải cánh rộng khỏang 2,5cm, mầu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Con cái thường đẻ trứng ở những vị trí tương đối kín đáo như giữa chỗ tiếp xúc nhau của hai trái (trong cùng một chùm), chỗ vỏ trái bị lá che khuất...
Đúng như các bạn đã mô tả, sâu non có thân mầu hồng tím, đầu mầu nâu đen (ảnh III-17d). Sau khi nở sâu non đục vào trong trái một “đường hầm” rồi nằm ngay trong đó cắn phá phần mềm của ruột trái, sau đó chúng khóet rộng dần ruột trái thành một “căn hầm” trú ẩn rồi tiếp tục ăn phá bên trong ảnh III-17a). Trong một trái có từ 1, 2 hoặc 3 con sâu cùng chung sống và gây hại. Nếu bị tấn công từ khi trái còn nhỏ thì thường trái bị sâu ăn hết phần ruột (kể cả hạt) làm cho trái bị khô rụng (cũng có những trái tuy khô nhưng vẫn đeo dính trên cây). Nếu trong trái đã bị sâu ăn hết thức ăn chúng sẽ chui ra ngòai đục vào phá trái khác. Những trái bị hại nhẹ hoặc khi lớn mới bị sâu tấn công tuy không bị chết khô nhưng thường có hình dạng méo mó. Chỗ vết đục nếu gặp nước dễ bị thối, nếu không sẽ bị chai cứng không ăn được. Khi gây hại chúng thải phân (là những cục nhỏ li ti mầu nâu đen) ra bên ngòai lỗ đục rồi kết dính lại với nhau

Đẫy sức sâu chui ra ngòai để hóa nhộng trong các đám lá khô.
Ngòai cây ổi lòai sâu này còn gây hại trên nhiều trái cây khác như Sầu riêng, Chôm chôm, Mãng cầu xiêm...nên việc phòng trừ lòai sâu này đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do thức ăn của chúng khá phong phú.
Để hạn chế tác hại của sâu các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý. Sau đây là một số biện pháp chính:
-Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vườn ổi, thu gom trái rụng, trái bị sâu đem tiêu hủy để tiêu diệt sâu đang nằm bên trong.
-Tỉa bỏ những cành già, cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất bên trong tán không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thóang, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành. Nên tỉa bỏ bớt một trái trong những chùm có hai trái, vừa tập trung dinh dưỡng cho trái còn lại, vừa có tác dụng hạn chế bớt sâu.
-Ỡ những vườn thường bị sâu gây hại nặng khi trái lớn cỡ ngón tay thì dùng một trong các lọai thuốc như: Sevin, Padan,…để phun xịt định kỳ khỏang 10-15 ngày một lần. Chú ý phải ngưng xịt thuốc khi trái đã già sắp chín để không gây ngộ độc cho người ăn.
-Có thể dùng bao nilon, bao giấy hay bao chuyên dùng (có bán sẵn trên thị trường) để bao trái lại với cách thức như sau: khi trái lớn cỡ ngón tay thì tiến hành phun xịt một đợt thuốc trừ sâu (bằng những lọai thuốc trừ sâu thông thường) sâu khi phun xịt vài ngày thì dùng các lọai bao đã nêu trên (có đục lỗ trên bao) để bao trái lại. Biện pháp này tuy có tốn công một chút nhưng qua kết qủa của những thí nghiệm (chính quy cũng như trên diện rộng) của chúng tôi thì biện pháp này mang lại hiệu qủa phòng ngừa sâu rất cao.